Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.41 KB, 4 trang )
Ôn thi đại học môn văn –phần 19
HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN THI ĐẠI HỌC MÔN VĂN
Thí sinh cần ghi nhớ điều đầu tiên khi học Văn là bám sát sách
giáo khoa, sau đó hãy bắt đầu bằng việc học văn bản, cảm thụ
tác phẩm; sau nữa mới là bài giảng, sách tham khảo. Tuy nhiên,
sách tham khảo cũng không là thuốc bổ, vì văn chương mỗi tác
giả một cảm nhận, tùy cảm thụ, khía cạnh
Thí sinh cần đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề có liên quan
xuyên suốt từ lớp 10, 11, 12. (Ví dụ như nội dung văn học yêu
nước sau Cách mạng tháng Tám thì có liên quan tới cả văn học
yêu nước đầu thế kỷ, thậm chí cả ở thời phong kin ). Đó là
những tinh thần cơ bản khi ôn tập để chuẩn bị cho môn Văn trong
kỳ thi tuyển sinh sắp tới.
Những đề thi vào ĐH, CĐ gần đây bắt đầu có xu hướng yêu cầu
thí sinh phân tích và so sánh giữa các tác phẩm. Loại đề này yêu
cầu thí sinh phải chỉ ra nét giống và khác nhau của tác phẩm. Sự
so sánh không phải để loại trừ như suy nghĩ thông thường của thí
sinh lâu nay mà là để thấy được sự phong phú của các tác phẩm.
Một điểm nữa là đề thi đã chú ý nhiều đến sự đặc sắc về nghệ
thuật của tác phẩm, chứ không đơn thuần đòi hỏi nêu những vấn
đề về nội dung. Đây là điều thí sinh cần đặc biệt lưu ý.
Để làm được điều này, thí sinh cần biết cách học thi:
Nên học kỹ từng tác phẩm, từng văn bản trong sách giáo khoa
(thơ thuộc lòng, văn xuôi thì nắm chắc cốt truyện). Thông thường
các sĩ tử bắt đầu bằng bài giảng của các thày cô, rồi học đến các