Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ôn thi đại học môn văn – Hướng dẫn ôn tập bài thơ "Tây Tiến" (Phần 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.33 KB, 7 trang )

Ôn thi đại học môn văn –phần 82
Hướng dẫn ôn tập bài thơ "Tây Tiến"

Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
…Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)


DÀN BÀI:

I. Mở bài:

- Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong
kháng chiến chống Pháp.

- “Tây tiến” là sự hồi tưởng của nhà thơ về đoàn quân Tây Tiến,
về cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gian khổ và oai hùng.
Tất cả được thể hiện qua một hồn thơ lãng mạn, một bút pháp tài
hoa và độc đáo.

- Ngòi bút tài hoa của QD bộc lộ rõ nét trong khổ thơ thứ hai. Ở
đó hồn thơ lãng mạn của QD bị hấp dẫn trước vẻ đẹp của con
người và cảnh vật Tây Bắc.

- Trích dẫn thơ.

II. Thân bài:

1. Khái quát:



- Giới thiệu ngắn gọn: về đoàn quân Tây Tiến và hoàn cảnh ra
đời của bài thơ (đề 1).

- Đoạn thơ này mở ra một thế giới khác của Tây Bắc. Cảnh núi
rừng hoang vu hiểm trở ở đoạn đầu lùi dần và khuất hẳn để bất
ngờ hiện ra vẻ mĩ lệ, thơ mộng của cảnh và người Tây Bắc. Cảnh
và người hiện lên trong một thời gian làm nổi lên rõ nhất vẻ lung
linh, huyền ảo của nó: Cảnh một đêm liên hoan lửa đuốc bập
bùng và cảnh một buổi chiều sương phủ trên sông nước mênh
mang.

2. Phân tích:

a. Bốn câu thơ đầu:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Kèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

- Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây
Tiến có sự góp mặt của đồng bào địa phương được miêu tả bằng
những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng. Người đọc như lạc vào
thế giới của ánh sáng, vũ điệu và âm thanh.

- Hồn thơ QD lãng mạn, say mê:

+ Trong ánh sáng lung linh của lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt
của tiếng khèn, cảnh vật và con người ngả nghiêng, ngất ngây,

rạo rực.

+ Hai chữ “Kìa em” thể hiện cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên,
vừa mê say, vui sướng. Nhân vật trung tâm của đêm liên hoan là
những cô gái Tây Bắc bất ngờ hiện ra với vẻ đẹp vừa kì lạ, vừa
lộng lẫy với xiêm áo rực rỡ, vừa tình tứ “e ấp” trong một vũ điệu
mang đậm màu sắc xứ lạ “man điệu” đã thu hút hồn vía của các
chàng trai thị thành.

- Những chữ “xiêm áo – man điệu – khèn – hồn thơ” gợi lên một
vẻ đẹp vừa mới lạ, vừa xa xôi, vừa bí ẩn.

b. Bốn câu thơ cuối:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- Bốn câu thơ giàu chất thơ, chất họa. Sông nước Tây Bắc gợi ra
cảm giác mênh mang, mờ ảo.

- Bút pháp chấm phá tài hoa, tinh tế. Không gian sông nước rộng
lớn, cảnh thưa thớt, thấp thoáng bóng người, bóng hoa. Cảnh
không rõ nét mà mờ nhòa, tất cả phủ trong màn sương huyền
thoại: chiều mông lung sương, hồn lau phảng phất.

- Không gian dòng sông trong buổi chiều mang đậm màu sắc cổ
tích, nổi bật trên dòng sông là dáng hình mềm mại, uyển chuyển
của cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc.


- Cảnh vật qua ngòi bút QD như có hồn phảng phất trong gió,
trong cây. Nhà thơ không chỉ làm hiển hiện trước mắt người đọc
vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cái phần linh thiêng của
cảnh vật: “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”

Hùng vĩ gắn với thơ mộng là cái nhìn riêng của hồn thơ QD trước
núi rừng Tây Bắc. Xuyên qua cảnh vật là một hoài niệm tinh tế
mà sâu nặng, bâng khuâng, da diết của tác giả với vùng đất gắn
bó một thời với binh đoàn Tây Tiến.

III. Kết bài:

- Hồn thơ lãng mạn của QD như được chắp cánh bởi vẻ đẹp của
thiên nhiên và con người Tây Bắc.

- Đoạn thơ khiến người đọc như lạc vào thế giới của cái đẹp, thế
giới của cõi mơ, của âm nhạc. Tám câu thơ đã hội tụ tất cả nét tài
hoa của người nghệ sĩ đa tài, đa tình này: thơ – nhạc
***
*****



×