Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tư duy sáng tạo – nguồn tài nguyên vô tận doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.34 KB, 5 trang )

Tư duy sáng tạo –
nguồn tài nguyên
vô tận.
Trong thế giới chúng ta, mọi loại tài nguyên dù nhiều đến mấy, dùng dần
cũng hết ( dầu, than,… nước sạch đều dần cạn kiệt). Vậy mà có một thứ
tài nguyên ai cũng có nhưng càng dùng, càng có nhiều hơn. Đó là tư duy
sáng tạo.

Thật vậy, tất cả chúng ta khi sinh ra đều có một cái đầu như nhau (đây là
thứ tạo hóa ban cho nhân loại công bằng nhất). Và khi càng tư duy (suy
nghĩ) nhiều thì chúng ta càng trở nên sáng suốt hơn. Thế tại sao chúng ta
không khai thác nó nhỉ?

Xin giới thiệu cùng bạn Quy trình tư duy sáng tạo với hy vọng, tất cả
chúng ta đều trở thành những người sáng tạo.

Theo quy trình trên, bạn biết, mọi hành động của chúng ta đều nhằm
thỏa mãn những nhu cầu cá nhân và đều xuất phát từ nhu cầu cá nhân.
Khi nhu cầu phát sinh, nó sẽ tác động lên xúc cảm, thôi thúc bạn thực
hiện hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu. Hành động đầu tiên bạn thực
hiện là những hành động theo thói quen. Khi hành động theo thói quen
không làm thỏa mãn nhu cầu, bạn bắt đầu tư duy, tìm cách hiệu quả hơn.
Càng tư duy, bạn càng đạt hiệu quả cao hơn và dần thành thói quen, khi
có nhu cầu, bạn bắt đầu tư duy, có xúc cảm, bạn cũng sẽ tư duy,… để
tìm hành động hiệu quả nhất hoặc ngăn cản những nhu cầu không cần
thiết, những xúc cảm nguy hiểm cho bản thân, cộng đồng và chọn những
hành động thỏa mãn tốt nhất tất cả những nhu cầu chính đáng của mình.

Tùy vào cường độ và mức độ cấp thiết của nhu cầu, bạn càng bị thúc đẩy
hành động. Có những nhu cầu cấp thiết đến mức không cần trải qua xúc
cảm mà bạn hành động ngay ( đói - ăn, khát - uống). Có những xúc cảm


mãnh liệt đến mức thôi thúc bạn hành động ngay mà không kịp suy tính
thiệt - hơn. ( Lao mình xuống dòng nước để cứu một đứa trẻ; lên tiếng
bênh vực người thế cô, ….). Đó là xúc cảm, nhu cầu bảo vệ người khác,
mong muốn một xã hội công bằng,… Nếu những hành động trên đã
thành thói quen thì bạn sẽ hành động một cách vô thức, không thông qua
nhu cầu, xúc cảm nữa. Thực ra, những nhu cầu, xúc cảm này đã thành
tiềm thức của bạn. Vì vậy, để rèn luyện mình trở thành người tốt, người
có ích, người sáng tạo, bạn cần rèn luyện cho mình có những nhu cầu,
xúc cảm cao thượng, nhu cầu tìm cái mới, hiệu quả hơn đến mức
tiềm thức. Hãy để những câu hỏi: “Tại sao? Có cách nào tốt hơn
không?” luôn sống trong tiềm thức bạn. Khi ấy, bạn đã trở thành người
sáng tạo mà chính mình cũng chưa kịp nhận ra.

Vì vậy, những doanh nghiệp muốn nhân viên mình sáng tạo hơn, ngoài
việc xây dựng các chính sách khen thưởng, thăng chức, tăng lương nhằm
thỏa mãn nhu cầu: tiền, địa vị, được tôn trọng,… như hiện nay, điều cần
thiết hơn là hãy tập cho nhân viên mình có nhu cầu sáng tạo và tạo mọi
điều kiện để cái mới được tiếp nhận một cách thuận tiện nhất. Đừng hô
hào sáng tạo trong khi cái gì khác với sếp cũng sai, cái gì mới cũng bị
dập.
Chúc bạn thành công.
Kim Thủy

×