Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Tư duy sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 116 trang )

Các phương pháp sáng tạo
Mục lục
1
Các phương pháp sáng tạo
Mục lục..............................................................................1
Sáng tạo là gì?...................................................................3
Lô gích Và Ngôn Ngữ...........................................................8
Nạn lạm phát lý thuyết......................................................19
Lý thuyết sáng tạo TRIZ.....................................................27
Từ Phát Minh Đến Nhận Bằng Phát Minh: "Con đường đau khổ
tập ...".............................................................................36
Thực Tập Phân Tích Phát Minh............................................46
Nhà bác học, thiên tài và trí tưởng tượng............................54
Bài I: Tập Kích Não..........................................................57
Bài II: Thâu Thập Ngẫu Nhiên............................................61
Bài III: Nới Rộng Khái Niệm..............................................63
Hiệu ứng Hall và vài suy nghĩ về tính sáng tạo của sinh viên
Ðại học............................................................................67
Bài IV: Kích Hoạt..............................................................69
Bài V: Six Thinking Hats (Tạm Dịch: Lục Mạo Tư Duy)..........71
Bài VI: DOIT....................................................................75
Bài VII: Simplex (Tạm Dịch: Đơn Vận)...............................79
Bài VIII: Khái Quát Hoá và Khái Niệm Hoá.........................82
Bài IX: Giản Đồ Ý.............................................................86
Bài Χ. Tương Tự Hoá và Cưỡng Bức Tương tự Hoá.................90
Bài XI: Tư Duy Tổng Hợp (Synectics)...................................94
Bài XII: Đảo Lộn Vấn Đề....................................................98
Bài XIII: Cụ Thể Hoá và Tổng Quát Hoá............................100
2
Các phương pháp sáng tạo
Đâu là Hành trang cuả Người Làm Khoa Học?.....................108


Kích hoạt........................................................................113
Sáng tạo là gì?
Bài 1:
Là dám nghĩ khác và dám làm khác. Vậy thôi!
1. Ðùa với não bạn một chút!
Bạn hãy trả lời trước khi nhìn giải đáp: "Jack được trả 5 đôla cho một lần cưa khúc gỗ ra làm
đôi. Vậy Jack được trả bao nhiêu tiền để cưa khúc gỗ ra làm bốn?".

"Có 2 người ngồi trước cửa siêu thị và chơi cờ tướng. Họ chơi 5 ván. Mỗi người đều thắng 3
ván. Sao lại thế?".

Ðây là giải đáp:
Câu 1: 15 đôla, vì để cưa khúc gỗ ra làm đôi thì chỉ cần một lần cưa, nhưng để cưa một khúc gỗ
ra làm 4 thì cần 3 lần.

Câu 2: Bởi vì 2 người này chơi với 2 người khác nhau.

Ðây là 2 trong số nhiều câu "đố mẹo" đơn giản nhất. Chúng đánh lừa não bạn vì não bạn có xu
hướng suy nghĩ theo kiểu "mặc định": 2 người chơi cờ thì "mặc định" là họ chơi với nhau, cưa
khúc gỗ làm đôi được 5 đôla thì cưa làm 4 (2x2) thì "mặc định" là được trả 5x2=10 đôla...
Trong khi đề bài không hề có những dữ kiện như vậy. Tại sao bạn lại "mặc định" như thế? Ðó
chính là sức ỳ tâm lý làm cho não bạn bị mắc lừa ở những câu đố đòi hỏi nghĩ sáng tạo.

Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi... theo những cách khác với thông thường. Tức
là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, "nhìn" theo những cách không bị hạn chế
bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn...
2. Nghĩ sáng tạo xa hơn
Những câu chuyện về nghĩ sáng tạo không phải chờ đến thời kỹ thuật hiện đại. Từ những năm
1400, Nữ hoàng Isabella của Tây Ban Nha có lần yêu cầu mọi người tìm cách để quả trứng
đứng thẳng trên một đầu của nó, mà không được dùng cái đế gì kê ở dưới.


Tất cả các vị quan trong triều đình đều vò đầu bứt tóc chịu thua. Nhưng rồi một thuỷ thủ trẻ
bước đến, đập vỡ một đầu của quả trứng và dựng nó lên bằng đầu đó. Tất nhiên, ruột trứng
chảy hết ra và các quan thì vô cùng tức giận. Nhưng Nữ hoàng thì không. Nữ hoàng chưa bao
giờ nói rằng không được đập vỡ trứng, còn các quan đã nghĩ "mặc định" là như thế.

3
Các phương pháp sáng tạo
Và Christopher Columbus - một thuỷ thủ - bằng cách nghĩ ra bên ngoài chiếc hộp (lần này có lẽ
là bên ngoài cái vỏ trứng!), đã giải quyết được vấn đề. Ông được Nữ hoàng cung cấp tàu và tiền
để bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình.

Thực ra, đây là một ví dụ rõ ràng về một con người không chấp nhận bị giới hạn bởi những suy
nghĩ thông thường. Columbus lên tàu đi vòng quanh thế giới, trong khi tất cả mọi người lúc đó
còn khẳng định là thế nào rồi ông cũng đi đến "rìa" thế giới và rơi tõm ra ngoài.
3. Ứng dụng của nghĩ sáng tạo
Nếu sức ỳ tâm lý của bạn vẫn còn lớn, e rằng đến bây giờ bạn lại "mặc định" rằng vậy ra "nghĩ
sáng tạo", nói vòng vo mãi, cuối cùng cũng chỉ để... giải các câu đố!!!

Bạn hãy nghe câu chuyện này. Có 2 người làm bánh quế, với chất lượng và giá cả như nhau.
Khi mọi người chán ăn bánh quế và không mua nữa, một người bán chẳng biết làm sao và bỏ
nghề. Trong khi đó, người còn lại đã "thiết kế" bánh quế kiểu mới bằng cách cuộn tròn nó lại
theo hình nón và tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn: ốc quế cho kem.

Như vậy, người bán hàng thứ nhất đã không thể đi tiếp được, còn người thứ hai đã chuyển dịch
ra ngoài giới hạn và những mặc định thông thường.

Nếu không có sự "nghĩ sáng tạo" của người thứ hai, hẳn bây giờ chúng ta vẫn chỉ biết ăn kem
que hoặc dùng thìa múc từ cốc (hoặc nếu không có ai nghĩ sáng tạo từ ban đầu thì có thể chúng
ta thậm chí còn chẳng có kem mà ăn!).


Khả năng nghĩ sáng tạo càng trở nên cực kỳ quan trọng trong thế giới kinh doanh thay đổi
nhanh chóng như hiện nay.
4. Những phẩm chất của một người nghĩ sáng tạo
- Ðộc lập.
- Tự tin.
- Chấp nhận rủi ro.
- Nhiều năng lượng.
- Nồng nhiệt.
- Không gò bó.
- Thích phiêu lưu.
- Tò mò, hiếu kỳ.
- Nhiều sở thích.
- Hài hước.
- Trẻ con, hiếu động.
- Biết nghi ngờ.

Thực tế cuộc sống không phải là một cái hộp, nên bạn đừng tự tạo ra rồi chui vào đó!
5. Bạn có thể học để nghĩ sáng tạo
Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo, và tin tốt là nếu bạn thấy mình "chưa" (chứ không phải
là "không") sáng tạo, bạn có thể học. Công việc càng khó thì não bạn hoạt động càng tích cực.
Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của mình! Cho nên,
4
Các phương pháp sáng tạo
học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Thậm chí, có rất nhiều gợi ý cho
cách học nghĩ sáng tạo.
a. Phương pháp SAEDI - "SAEDI"

không phải là từ gì quái dị, nó là từ "IDEAS" viết lộn ngược. Ðôi khi, nghĩ sáng tạo chỉ cần bạn
nhìn mọi thứ theo chiều khác đi.


S = State of mind (cách suy nghĩ): Tự nói rằng "Tôi chẳng sáng tạo chút nào" hoặc "Tôi chẳng
bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu" sẽ huỷ hoại sức sáng tạo của bạn. Nghĩ sáng tạo đòi hỏi nghĩ
tích cực.

A = Atmosphere (không khí). Có những người thích ở nơi đông người mới nghĩ ra nhiều thứ.
Có những người lại phải ngồi một mình yên tĩnh mới sáng suốt được. Bạn hãy tạo cho căn
phòng mình có không khí tuỳ theo sở thích. Nếu bạn có nhiều ý tưởng khi đang... đi, hãy chăm
đi dạo ở công viên, bờ hồ... Trang trí phòng bạn bằng những bức ảnh, ánh sáng... mà bạn thích.

E = Effective thinking (Nghĩ hiệu quả). Nghĩ hiệu quả tức là hướng suy nghĩ của bạn đến
những mục đích cụ thể. Không có mục đích thì bạn sẽ làm rối hết mọi việc lên.

D = Determination (Quyết tâm). Sự sáng tạo đòi hỏi có luyện tập. Bạn nên tạo thói quen tưởng
tượng. Những ý tưởng ban đầu của bạn có vẻ hết sức buồn cười và không ai chấp nhận, nhưng
đừng bỏ cuộc.

I = Ink (viết). Khi bạn nhìn vào những thứ bạn viết ra, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn là chỉ nghĩ
đến nó.
b. TILS:

T = Think it: Suy nghĩ.
I = Ink it: Viết ra.
L = Link it: Nối, liên tưởng.
S = Sync it: Ðồng nhất.
6. Luyện tập
Có những bài tập suy nghĩ sáng tạo mà bạn có thể thử:

- Nếu bạn cần giao tiếp nhưng bạn không thể sử dụng từ ngữ, dù viết hay nói, thì bạn làm cách
nào? Một người đã đưa ra những ý sau: ngôn ngữ cử chỉ, dùng trống, dùng đồ vật, dùng đèn

nhấp nháy, vẽ...

- Bạn hãy đặt ra những câu hỏi cho những đồ vật thường ngày, ví dụ: "nếu thang máy không chỉ
đi lên và xuống mà còn từ đầu này sang đầu kia thì sẽ thế nào?", "nếu mỗi cơ quan yêu cầu mỗi
ngày mỗi người phải cười ít nhất 30 phút thì sao?"...

- Vấn đề của một công ty bán khoai tây chiên: khoai tây chiên thường rất dễ vỡ vụn khi đóng
gói, vận chuyển..., vậy làm thế nào? Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghĩ ra cách đóng gói và vận
chuyển mà không làm khoai tây bị vỡ. Sau đó, suy luận: về bản chất thì cái gì giống miếng
khoai tây chiên, chúng có dễ vỡ không?...

5
Các phương pháp sáng tạo
- Một cuốn sổ tay thì bạn có thể sáng tạo theo cách nào? "Sức ỳ tâm lý" rất dễ làm cho đa số
mọi người nghĩ rằng "sổ tay thì còn gì để sáng tạo nữa!". Nó rõ ràng đến phát bực mình! Nhưng
vẫn có những ý tưởng của những người không chịu thua: Sổ tay đổi màu; Sổ biết đọc những
thứ mình viết lên; Sổ sửa lỗi chính tả; Sổ hình tròn; Sổ có thể dán giấy lên mà không cần hồ
dán; Sổ có thể dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh...
7. Kết
Có một người cha giàu có với 3 người con trai. Ông muốn trao lại tài sản cho người con thông
minh nhất. Thế là ông nghĩ ra một cách: đưa cho mỗi người một khoản tiền nhỏ và bảo những
người con hãy mua thứ gì có thể làm đầy được nhà kho, càng đầy càng tốt.

Ba người con cầm tiền và đi tìm thứ vừa rẻ vừa dễ làm đầy nhà kho. Người con cả nhìn thấy
một cái cây rất to trên đường, và nghĩ rằng cành và lá cây rất cồng kềnh, sẽ tỏa ra được mọi
ngóc ngách của phòng. Thế là anh ta mua hết cành cây và thuê người đem về nhà.

Người con thứ hai thì mừng húm khi nhìn thấy đống cỏ khô. Cỏ vừa rẻ vừa nhẹ, lại nhỏ, dễ
dàng làm đầy nhà kho. Thế là anh ta mua hết cỏ và thuê người đem về nhà.


Người con út nghĩ đi nghĩ lại về cách làm đầy nhà kho sao cho vừa hiệu quả, vừa không tốn
kém. Cuối cùng, anh ta chỉ mua một ngọn nến. Khi thắp ngọn nến lên, cả nhà kho đầy tràn ánh
sáng. Người cha rất hài lòng và để lại tài sản cho người con út.
Hàm ý của câu chuyện này là gì? Ðể thắp sáng được ngọn nến sáng tạo bên trong mỗi người,
trước hết, đầu óc chúng ta phải đầy đã.

Bài 2:
Theo Bộ Lao động Mỹ, người lao động ở thế kỷ 21 cần có 13 kỹ năng, mà theo họ, kỹ
năng tư duy sáng tạo là quan trọng nhất. Vậy sáng tạo và tư duy sáng tạo đang được
hiểu như thế nào?
Sự chiến thắng của "kỹ năng số 1"
Có một chuyện vui thế này: Trong một chuyến đi dự hội nghị tin học, 3 kỹ sư của hãng
Apple và 3 kỹ sư của hãng Microsoft gặp nhau tại ga tàu. Các kỹ sư của Microsoft rất
ngạc nhiên khi các kỹ sư của Apple chỉ mua 1 vé duy nhất, làm sao họ có thể qua mắt
được đội kiểm soát vé gắt gao của tàu?
Khi người soát vé bước vào toa tàu, ba kỹ sư của Apple đồng loạt đứng lên đi vào toalet.
Hành động của họ không thoát khỏi 3 cặp mắt tò mò của các kỹ sư Microsoft. Sau khi
kiểm tra xong trong toa, người soát vé tiến về phía toalét và gõ cửa: "Cho kiểm tra vé!".
Một giọng nói ở trong vọng ra: "Thưa đây!" Và một chiếc vé được luồn qua khe cửa.
Người soát vé kiểm tra xong và bỏ đi. Các kỹ sư Microsoft ồ lên ngạc nhiên trước "công
nghệ" của Apple.
Và khi hội nghị kết thúc, 6 kỹ sư lại gặp nhau ở nhà ga. Như lần trước, các kỹ sư Apple
chỉ mua 1 vé, trong khi các kỹ sư Microsoft lại chẳng mua vé nào. Đến lượt các kỹ sư
6
Các phương pháp sáng tạo
Apple ngạc nhiên không hiểu làm sao ba người kia có thể thoát được. Tương tự, 3 kỹ sư
Apple lại chui vào toalét đóng cửa lại. Ngay lập tức, 1 trong 3 kỹ sư Microsoft bước
theo và giả giọng người soát vé, rút luôn chiếc vé vừa thò qua khe cửa và cả 3 bọn họ
chui tọt vào toalét bên cạnh. Thật tuyệt vời vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người thành
công luôn là người biết tiếp thu những ý tưởng của người khác và áp dụng một cách thật

sáng tạo. Thực chất thì sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá
trị vật chất, tinh thần mới về chất. Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con
người tạo ra sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau:
- Có tính mới (mới về chất)
- Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)
Vì sáng tạo có thể là sản phẩm vật chất (như bóng đèn điện, bóng bán dẫn, tivi...) hay
sản phẩm tinh thần (như tác phẩm hội họa, văn học...) nên có thể nói sáng tạo có mặt
trong mọi họat động của con người. Trước hết, chúng ta hãy gạt bỏ tư tưởng cho rằng
sáng tạo chỉ có trong khoa học, kỹ thuật hay nghệ thuật. Người ta vẫn nghĩ sáng tạo phải
thể hiện trong việc phát minh ra điện, ra vaccine phòng bệnh, hoặc viết một cuốn tiểu
thuyết... Tất nhiên, những việc kể trên đúng là sáng tạo, mỗi bước tiến để chinh phục vũ
trụ của loài người đều là kết quả của sự sáng tạo. Nhưng sáng tạo không chỉ tồn tại
trong một số nghề nhất định hay trong bộ óc của những người thông minh tuyệt đỉnh.
Vậy thì sáng tạo là gì?
Một bạn sinh viên học giỏi, mà nghèo đã đặt quyết tâm đi du học và thành công vì tìm
được nguồn học bổng phù hợp. Bạn đó đã sáng tạo trong phương pháp học.
Một SV biết sắp xếp thời gian để có thể vừa học tốt ở trường lại vẫn có thời gian đi làm
để có tiền ăn học và còn giúp đỡ thêm cho gia đình. Bạn đó đã rất sáng tạo.
Một nhân viên phải làm công việc tiếp thị sản phẩm trên đường phố. Anh ta đã có gắng
tránh sự nhàm chán bằng cách mỗi ngày thay đổi một lộ trình, sau 1 tuần mới đi lặp lại.
Anh ta đã biết sáng tạo trong công việc.
Sáng tạo đơn giản chỉ là tìm ra một cách mới để làm việc hoặc làm cho công việc đó trôi
chảy hơn, làm nên thành công. Trong câu chuyện vui về 6 chàng kỹ sư trên, chúng ta
đều nhận ra rằng các kỹ sư Apple đã có một giải pháp sáng tạo để trốn vé tàu, trong khi
các kỹ sư Microsoft lại có môt giải pháp sáng tạo nữ trên nền giải pháp cũ của Apple.
Sáng tạo vì thế cứ nối sáng tạo như một cuộc đua tiếp sức để đời sống loài người ngày
một văn minh, tiện lợi hơn. Khi đã hiểu sáng tạo là gì và sáng tạo có tầm quan trọng như
thế nào thì rõ rằng, tư duy sáng tạo luôn là phẩm chất số 1 của người lao động trong bất
cứ xã hội nào.
13 kỹ năng cần có của người lao động trong thế kỷ 21 (theo Ủy ban Đào tạo và

phát triển Mỹ)
1. Tư duy sáng tạo
2. Đặt mục tiêu, tạo động cơ
7
Các phương pháp sáng tạo
3. Quan hệ (giao tiếp, ứng xử)
4. Lãnh đạo
5. Học hỏi
6. Lắng nghe
7. Thương lượng
8. Thuyết trình và diễn giải ý tưởng
9. Đảm bảo tính hiệu quả
10. Phát triển cá nhân trong công việc
11. Giải quyết nhanh vấn đề, tìm giải pháp
12. Lòng tự tôn về bản thân
13. Làm việc theo nhóm
Lô gích Và Ngôn Ngữ
Có thể khẳng định rằng: mọi người ai nấy đều thích Logic. Từ nhà Toán Học, nhà Triết học đến
ông thầu khoán, bác đạp xích lô, chị bán bánh xèo đều thích. Vì sao vậy? Cũng đơn giản thôi,
bởi vì Logic có gì đó rất gần gũi với đời thường. Hay nói đúng hơn Logic cũng đi từ những
Ngôn ngữ hàng ngày mà chúng ta thường nói. Tôi cam chắc với các bạn khi bạn giải thích một
bài toán về Logic thì mọi người đều dễ hiểu hơn là bài toán có những con số hoặc hình vẽ rắc
rối nào đó. Bởi vậy, trong đời sống của chúng ta những câu: “Anh nói có logic lắm”, hoặc “Chị
suy luận chả có tý logic nào cả” đều là những câu khen và chê đầy trọng lượng.
Vậy mà,… Tôi xin bắt đầu bài viết của mình bằng câu chuyện sau: Có một anh bạn trẻ
kể một câu chuyện tiếu lâm, tôi chỉ xin dẫn ra đây:
Hai nguyên thủ cùng phu nhân gặp nhau.
Nguyên thủ A giới thiệu vợ mình với nguyên thủ B: “This is my wife”.
Nguyên thủ B cũng muốn trổ tài bằng tiếng Anh liền trả lời: “Me, too”.
Bản thân câu chuyện hoàn toàn vô hại, nhưng ngôn ngữ dùng có vẻ lủng củng. Vì vậy, tôi cho

rằng câu “Me, too” ở đây là tối nghĩa, phải dùng câu “My, too” hoặc “Mine, too” mới được.
Anh bạn cứ khăng khăng nguyên mẫu như thế. Để công bằng tôi có thư hỏi một người bạn khác
bên Mỹ. Anh ấy trả lời tôi (khi đã tham khảo ý kiến các bạn đồng nghiệp Mỹ): “Câu “Me, too”
có thể dùng để chỉ sự đồng tình với người đã nói trước và Me ở đây đuợc dùng như chủ ngữ. Ví
dụ trong những trường hợp sau: 1. Trong Headway, Elementary, bài 7 có đoạn: A. …I hate
Monday. B. Me, too. (tôi cũng ghét vậy). 2. A. I like that movie. B. Me, too. Cách dùng phải
thận trọng khi vị ngữ là người thì tránh không nên dùng. Ví dụ như trường hợp: A: She loves
me. B: Me, too. Câu “Me, too” có nghĩa như “Cô ấy cũng yêu tôi” hoặc “Tôi cũng yêu bạn
vậy”, thành ra tối nghĩa. Trường hợp A. This is my wife. B. Me, too. là quá tối nghĩa, phải dùng
Mine, too mới đúng.” Để kết luận anh lưu ý tôi rằng: “Language” và “Logic” nhiều khi mâu
thuẫn nhau.
8
Các phương pháp sáng tạo
Lại lấy một ví dụ đơn giản nếu một người hỏi bạn : Đây là con mèo của bạn phải
không? Đối với tất cả các ngôn ngữ, câu trả lời hoàn toàn giống nhau Vâng nếu mèo của bạn,
hay trường hợp ngược lại thì Không! Như vậy đối với câu hỏi khẳng định (khẳng định nghi
vấn) mọi chuyện có vẻ “xuôi chèo mát mái”. Cái mâu thuẫn kịch liệt bắt đầu nảy sinh khi ta bắt
gặp câu hỏi phủ định (phủ định nghi vấn). Ví dụ khi nhận được câu hỏi “Đây không phải là
mèo của bạn phải không?”. Nhà logic học mong đợi người ta trả lời theo đúng khuôn mẫu
logic (boolean question) của câu hỏi. Đó sẽ là “Vâng” nếu không phải mèo của mình (hay
chính xác hơn là “Vâng, đây không phải mèo của tôi”. Còn nếu mèo của tôi, tôi sẽ nói “Không,
mèo của tôi đấy chứ của ai nữa” (Phải nhấn mạnh hai chữ “Vâng” và “Không” với ý nghĩa
“đồng ý với điều kiện câu hỏi đề ra” hay “phủ định với điều kiện câu hỏi đề ra”). Vậy
nhưng, theo ngôn ngữ thông thường đó, ta lại nhận được rất nhiều câu mà cái “Vâng” và cái
“Không” được sử dụng hầu như ngẫu hứng. Dưới đây là một số câu thông dụng:
Trong trường hợp nếu không phải mèo của người được hỏi, người ấy sẽ trả lời:
“Không! đây không phải mèo của tôi !” hoặc “Không ạ.”, theo nghĩa đồng tình với từ
“Không” của người hỏi.
“Vâng! Không phải mèo của cháu ạ.”, “Đúng vậy! Không phải mèo của tôi.”, theo nghĩa đồng
tình với toàn bộ ý tứ của câu hỏi đặt ra.

Còn nếu mèo của người được hỏi (người được hỏi phải phủ định điều kiện hỏi), thì câu trả lời
cũng tuỳ tiện không kém:
“Vâng, mèo của tôi!” hoặc “Đúng là mèo của em đấy ạ”, theo nghĩa phủ định từ “Không” của
người hỏi.
“Không, mèo của tôi đấy chứ của ai nữa” hoặc “Không đúng vậy, ai nói với anh vậy cà. Nó là
mèo của tôi”, theo nghĩa phủ định toàn bộ ý tứ câu hỏi.
“Sao lại không?! mèo của tôi đấy chứ”, theo nghĩa ngờ vực sự đứng đắn của câu hỏi và đặt câu
hỏi ẩn dụ ngược lại để xem trên cơ sở nào mà người hỏi có thể đặt câu hỏi “vô lý” vậy.
Nhưng trong trường hợp sau này, các bạn sẽ thấy câu hỏi “Không, mèo của tôi đấy chứ của ai
nữa” nghe không thuận tai cho lắm. Thế mà nó là câu hợp logic toán học nhất đấy!!! Như vậy,
nhà logic sẽ chọn câu nào đây? Thực sự, sự tuỳ tiện của ngôn ngữ đã làm bất kỳ ai trong chúng
ta khó luận đoán ra người trả lời muốn nói cái gì. Và tôi tin chắc tất cả chúng ta đã gặp những
trường hợp này rồi. Ngay như người viết đã nhận không biết bao nhiêu câu trả lời stereo trong
cuộc sống hằng ngày, đến nỗi phải dùng đến những câu hỏi phụ để luận giải.
Vâng, thưa các bạn! Nhiều khi chúng ta nói đúng theo Ngôn ngữ thì không hợp Logic.
Và nói cho có Logic thì lại không được trau chuốt về Ngôn ngữ cho lắm. ấy thế mà, các nhà
Toán học nhiều khi sáng tác ra những bài Toán Logic, người ta cố gò ép cho nó một công thức
giải cứng nhắc kiểu “Nếu 1 thì suy ra 2”. Đây là một trong những bài Toán đó.
“Một người muốn đi về một cái làng đang đứng ở chỗ rẽ. Một đường về làng, một
đường ra rừng. Dân ở vùng này có hai loại người: hoặc chuyên nói dối hoặc chuyên nói
thật. Hỏi: người nọ chỉ hỏi một câu hỏi gì cho một người dân vùng đó mà biết được đường
9
Các phương pháp sáng tạo
đi về làng ở đâu?” Câu trả lời thật sự không có gì uyên thâm và phức tạp cho lắm mà nhiều
người trong chúng ta đây đều biết. Ông nọ chỉ cần chỉ vào một đường bất kỳ và hỏi: “Nếu tôi
hỏi ông con đường này đi về làng thì ông trả lời Đúng phải không?” Nếu trả lời Đúng thì
con đường đấy dẫn về làng, còn nếu Sai thì con đường còn lại sẽ ra rừng. Câu trả lời này gây rất
nhiều tranh cãi. Ngay cả người viết bài này khi trả lời về bài toán trên cũng nhận không ít phản
đối. Các ý kiến phản đối tôi hầu hết nằm vào những câu sau: “Ông hỏi một câu mà đến tôi cũng
không thể phân biệt rõ cần phải phủ định ở đâu huống hồ gì anh thổ dân mắt toét chuyên nói

dối ở cái xứ khỉ ho cò gáy nào đó.”; “Người nói dối cho ông bịp họ chắc. Nếu anh chàng nói
dối đủ intellect để nhận ra câu hỏi phức thì cũng thừa sức biết ông cần gì và chính cái biết này
làm anh ta phủ định thêm lần nữa.”; “Về logic mà nói anh ta đã phủ định hai thành phần câu hỏi
của bạn đưa ra. Nhưng nếu như thế anh ta lại đưa ra câu trả lời đúng. Đã vậy thì anh ta có là
“anh chàng nói dối” nữa không? Và vẫn hợp logic khi anh ta đã phủ định hai lần, nhưng đó chỉ
là hai lần phủ định cho hai thành phần của câu. Vậy anh ta vẫn phải phủ định cho câu trả lời
tổng thể nữa.”; “Nói gì thì nói, người kia gặp phải một trong bốn loại người sau: người nói thật,
người nói dối ngu ngốc (không hiểu câu phức), người nói dối thông minh và trung thực trong
cách trả lời và người nói dối siêu đẳng. Vậy câu Đúng và Sai để luận là 2-2. Tức fifty-fifty. Thì
nó cũng ngang với việc anh ta chả cần tốn hơi hỏi mà đi đại vào con đường nào đó. Vấn đề đặt
ra lúc này là người cần về làng phải hỏi câu nào đó có xác suất luận ra sự thật lớn nhất.”.
Thật vậy, nếu xét về Logic mà nói thì người nói thật sẽ nói thật trong mọi câu hỏi,
nhưng người nói dối không việc gì phải lọt vào cái bẫy của người hỏi đã giăng ra. Nếu hiểu anh
ta là người nói dối thượng hạng thì chiến thuật của anh ta là “làm cho người hỏi không có
đường nào suy luận càng nhiều càng tốt”. Lúc đó anh ta sẽ trả lời khác đi, người hỏi sẽ rơi vào
cái bẫy của anh ta và đi vào hướng khác. Không chỉ các bạn nước ta phản đối câu trả lời này mà
các bạn khắp nơi trên thế giới cũng phàn nàn không kém. Các bạn hãy cùng tôi đọc bức thư của
hai bạn Mỹ Krichton và Lampier gởi cho tạp chí Scientific American.
“…. Khi đặt câu hỏi “Nếu tôi hỏi ông con đường này đi về làng thì ông trả lời Đúng
phải không?”, người hỏi hy vọng người dân vùng đó có thể nhận thấy được những góc cạnh
của câu hỏi cả về hình thức lẫn nội dung (tức là hy vọng họ nhận ra đó là một câu hỏi logic
phức và hy vọng họ cũng trả lời theo trình tự của câu hỏi-NV) và người hỏi hoàn toàn trao phó
số phận mình cho sự tinh tế của người trả lời. Mặt khác, nếu người hỏi muốn nhấn mạnh tầm
quan trọng của câu hỏi logic, nhìn chăm chú vào người trả lời, người trả lời-nếu anh ta là người
nói dối-sẽ cảnh giác và cảm thấy người ta giăng bẫy gì cho mình đây. Liền sau đó anh ta sẽ bắt
đầu phản pháo và đưa người hỏi vào thế bí.
….. Trong logic học, người nói dối được chấp nhận gọi là người nói điều gì đó không
đúng với sự thật (cái sự thật cuối cùng mà người hỏi cần biết-NV). Liệu người nói dối có khả
năng tính toán hết những giá trị (Boolean) của các thành phần câu hỏi, sau đó xác định giá trị
cuối cùng của câu trả lời và khi trả lời lại đưa phủ định của giá trị cuối cùng đó hay không? Hay

là anh ta sẽ dựa trên phong cách tự tiện hơn và nói dối không chỉ người khác mà còn nói dối
chính mình. (Như thế ta sẽ thấy phủ định ba lần). Ở đây chúng ta cần phân biệt rõ “người nói
dối thuần tuý”, là người chuyên nói sai sự thật và “người nói dối trung thực”, là người luôn phủ
định giá trị của sự thật. Trả lời cho câu hỏi trên, “người nói dối trung thực” sẽ trả lời Đúng nếu
con đường đó dẫn về làng, Sai nếu con đường đó ra rừng. Còn “người nói dối thuần tuý” sẽ nói
Sai cho cả hai trường hợp…..
10
Các phương pháp sáng tạo
Một mặt, ta khó lòng hy vọng người nông dân nào có thể nắm bắt sâu sắc Đại số logic
và ông ta theo đúng trình tự tính toán những giá trị của Boolean Function. Mặt khác, không có
một anh chàng nói dối điêu luyện nào có thể cho phép người khác dẫn dắt mình trên ngón tay
như thế. Bởi vậy, không thể có một câu hỏi logic nào bảo đảm thành công. Trong trường hợp
này, chiến thuật được chọn sẽ dựa trên những cơ sở tâm lý và làm sao xác suất nhận ra chân lý
lớn nhất….”
Sau đó, hai bạn trên đã đề xuất một câu hỏi mà tôi thấy hoàn toàn là phù hợp cả về logic
lẫn về tâm lý.
“Kết hợp những điều đã nói trên, chúng tôi xin đưa ra câu hỏi sau (hoặc những câu hỏi
tương tự phù hợp với đạo đức (của người dân ở đó): “Ông biết chăng ở làng này người ta đang
đãi bia miễn phí”. Người nói thật sẽ trả lời Không (bởi vì ông ta không biết) và ngay lập tức đi
về làng, người hỏi chỉ cần lập tức bước theo ông ta. “Người nói dối thuần tuý” và “người nói
dối trung thực” sẽ trả lời Không và cũng nhanh chân về làng. Cũng có trương hợp anh chàng
“nói dối thuần tuý”-chuyên lừa người nói chuyện vào những suy luận sai-muốn một mũi tên
bắn trúng hai thỏ có thể có những câu trả lời như sau: “Tôi chịu không nổi bia” và chạy ngay về
làng. Cái đó không thể nào lừa được người có đôi mắt tinh tường. Còn anh chàng nói dối cực
kỳ siêu hạng sẽ nhận ra tính ít thuyết phục của câu trả lời, vì tình yêu với nghệ thuật nói dối sẽ
từ bỏ quyền lợi của mình (uống bia) và đi vào con đường dẫn ra rừng (xác suất cực kỳ nhỏ).
Trong trường hợp này, anh chàng nói dối thắng điểm, nhưng người hỏi cũng cười thầm trong
bụng, bởi vì anh chàng kia luôn cắn rứt là đã bỏ dở dịp uống bia miễn phí. (Nghĩa là 1-1.-NV)”
Rõ ràng, những lập luận trên của hai anh bạn người Mỹ hoàn toàn có cơ sở. Và thật là
nghịch lý, lập luận này hoàn toàn đúng đắn về logic và phù hợp về ngôn ngữ lẫn tâm lý. Còn

câu trả lời mà các nhà ra bài toán muốn ta trả lời thì đúng đắn về logic chỉ một phần và hoàn
toàn sai về mặt ngôn ngữ và tâm lý.
Có lẽ vì những nhận xét trên, nên người ta lại muốn hạn chế câu phức cùng một người.
Vì thế đã từ lâu người ta đã sáng tác ra những bài logic mang tính “bắt một người nhận xét về
câu trả lời của người khác. Nếu gặp anh chàng nói dối thì anh ta chỉ có thể phủ định một lần
của kết quả người nói thật. Và hẳn nhiên, anh ta chẳng phải đau đầu nhận ra sự phức tạp của
câu hỏi. Một trong những bài toán đó như sau: “Có một người tử tù được quyền chọn một
trong hai cửa Sinh hoặc Tử cho số phận của mình . Trước hai cửa có hai tên lính, một chỉ
nói thật và một chỉ nói dối đứng gác, nhưng không biết tên nói Thật đúng cửa nào, nói Dối
đúng của nào. (Tên nói thật sẽ biết tên kia chỉ nói dối và ngược lại tên nói dối cũng biết
tên kia chỉ nói thật). Câu hỏi cũng như bài toán trên, chỉ được hỏi một câu cho một trong
hai tên lính để tìm đường Sinh.”. Câu trả lời hầu như tương tự như trên: “Nếu tôi hỏi người
kia “Đây là cửa Sinh phải không?”, người ấy sẽ trả lời Đúng phải không?”. Nếu câu trả lời
là Vâng (hoặc Gật) thì cửa Sinh là cửa ngược lại. Nếu câu trả lời Không (hoặc Lắc) thì người tử
tù cứ ung dung đi vào cửa mình vừa chỉ. Ta hãy bỏ qua các phân tích như phần ở câu “Đây là
con mèo của bạn phải không?” (Trên thực tế câu hỏi của nhà tử tù vẫn là câu hỏi phủ định). Ta
cứ suy luận theo logic Toán học. Ngay cả đối với bài toán này, những thắc mắc vẫn cứ nhiều.
Hầu hết các thắc mắc đều dựa trên bản tính của anh chàng nói dối. Sau đây là phân tích mà theo
tôi rất hợp lý. Hai bài toán hoàn toàn giống nhau về cách suy luận logic. Vậy bài toán đầu đã có
mâu thuẫn thì bài toán sau cũng phải có mâu thuẫn và có cùng cơ chế sai. Bài toán thứ hai cho
phép người nói dối nói sai sự thật và trên cơ sở của hai đối tác Dối-Thật. Một mặt khi ta ra câu
hỏi với mục đích ép người trả lời, dù anh ta là ai cũng đưa ra câu trả lời đồng nhất. Nhưng khi
11
Các phương pháp sáng tạo
gặp đúng chàng nói dối tại sao anh ta không thể nói dối cả toàn cảnh vấn đề, đó là suy luận theo
mô hình Dối-Dối hay Thật-Thật. Chính sự đồng nhất của câu trả lời mà người trả lời giao phó
số phận mình cho sự thủ đoạn của chàng nói dối nếu gặp. Cái này phụ thuộc vào chuyện anh
chàng nói dối thấy cách trả lời nào “dối hơn”. Như đã phân tích trên, người nói dối siêu hạng sẽ
trả lời sao đó để phá vỡ mối đồng nhất mà người hỏi mong chờ. Mặt khác, liệu câu hỏi rất hay
đó đã tạo ra quy tắc chuẩn cho phép trả lời chưa. Vẫn chưa, đối với việc gặp chàng nói thật thì

câu trả lời luôn luôn là phủ định của kết quả. Còn chàng nói dối thì sao? Cái lý luận dẫn dắt nào
để cho anh ta trả lời. Anh ta phủ định câu trả lời của anh chàng nói thật. Nhưng đã hết cách
chưa? Anh ta còn cách gì để biện minh cho việc nói không theo nguyên tắc “dối cứng nhắc”
không? Vẫn có. Anh ta nghĩ ““Nếu tôi hỏi người kia”… à hà, người kia là chàng nói thật, vậy
phủ định cho người hỏi tưởng là người nói dối (tức là ta) sau đó lại phủ định của cái kết quả
“người nói dối ảo” đó”. Suy ra người tử tù vẫn không có một cơ sở chắc chắn (100%) cho cách
lý luận đúng.
Dưới đây là một bài logic được đăng ở nhiều nơi, và được Martin Gardner tổng hợp và
dẫn ra trong quyển Mathematical Puzzles and Diversions: “…Bài toán nói về người lữ khách
lạc vào một đất nước mà dân chúng nơi đó được hợp thành bởi hai bộ lạc. Tất cả thành
viên của một bộ lạc chuyên nói thật và tất cả thành viên của bộ lạc còn lại luôn nói dối. Lữ
khách gặp hai người thổ dân. “Anh luôn nói thật à”- ông ta hỏi người thổ dân cao. Người
này trả lời bằng tiếng địa phương: “Tarabara”. “Hắn ta bảo “đúng”-người thấp hơn biết
tiếng Anh giải thích-nhưng hắn ta là một người nói dối kinh khủng”. Thế người nào thuộc
bộ lạc nào?”. Tiếp theo, M. Gardner giải thích như sau: Dù người nói dối hay nói thật thì anh
ta đều trả lời “Đúng” cho câu hỏi “Anh luôn nói thật à?”. Như vậy anh chàng thấp nói thật, suy
ra anh ta thuộc bộ lạc nói thật và vì anh ta nói “hắn ta là người nói dối…” nên anh chàng cao
thuộc bộ lạc nói dối. Thế nhưng, ngay sau đấy M.Gardner nhận được bức thư một độc giả.
Người này giải thích như sau: người cao chả hiểu một tí gì cả về câu hỏi bằng tiếng Anh mà
người lữ khách hỏi, nên anh ta trả lời “Tarabara”, có nghĩa là: “Tôi không hiểu” hoặc “Hoan
nghênh quý khách đến Bongo-Bongo”. Mà người thấp là anh chàng nói dối nên anh ta bảo
chàng cao trả lời “Đúng” và anh chàng cao là người nói dối kinh khủng. Suy ra điều ngược với
cách giải thích của ông M.Gardner. Sau đó, M.Gardner đính chính thêm điều kiện : “chữ
tarabara có nghĩa là “Đúng” hoặc “Sai”, nhưng người lữ khách không hiểu nó là gì trong
hai nghĩa đấy.”. Chưa có ai trả lời về lời đính chính này của M.Gardner. Thế nhưng…, tôi
nhận ra ngay cả với những đính chính này thì bài toán đưa ra cũng thiếu dữ kiện. Người cao
không biết tiếng Anh hoặc tiếng Anh của anh ta rất kém (chính thế anh ta trả lời bằng tiếng địa
phương cho câu hỏi bằng tiếng Anh), nên anh ta tưởng câu hỏi “Anh luôn nói thật à?” là câu đại
loại như “Anh luôn nói dối à?” hoặc “Ở đây không bao giờ có mưa à?”. Và rất tự nhiên, vì anh
ta luôn nói thật nên anh ta trả lời “Sai”. Còn anh chàng thấp là người chuyên nói dối nên anh ta

đã xuyên tạc và gọi anh cao là người nói dối. Thật trớ trêu, lời giải này tôi thấy hoàn toàn hợp
logic và tâm lý. Anh chàng cao không hiểu người ta hỏi cái gì thì câu trả lời cho câu thứ nhất có
thể nhận được là “Đúng” hoặc “Sai”, cho dù anh ta thuộc bộ lạc gì đi chăng nữa. Lời giải thích
thì hoàn toàn phụ thuộc vào câu trả lời của anh thấp trên cơ sở dữ liệu của câu trả lời thứ nhất.
Vậy thì câu trả lời của anh thấp cũng có hai khả năng “Đúng” hoặc “Sai”. Về tâm lý, ta cũng có
thể nghĩ cái anh chàng không biết tiếng Anh thì lừa thế nào, còn anh chàng biết tiếng Anh chắc
ranh mãnh hơn anh kia nhiều chứ.
Tôi không khẳng định 4 bài toán ra trên sai hoàn toàn. Nhưng muốn bài toán ra để cho
tất cả hiểu theo đúng một cách và cách giải thích chặt chẽ (không phải vô cớ mà có nhiều người
phản đối cách giải thích như thế) như những gì các nhà ra đề mong muốn, thì người ta cần thêm
những câu dài dòng nữa. Dẫn đến, bài toán không còn vẻ đẹp ngôn ngữ theo ý muốn của các
12
Các phương pháp sáng tạo
nhà ra đề. Hơn nữa, các nhà ra Toán cũng thường vi phạm về tính logic đó thôi. Tôi xin dẫn ra
ví dụ nhỏ: Nhiều bài toán thường có dạng như sau “Cho mệnh đề A. Chứng minh rằng mệnh
đề B đúng.” hầu hết bằng tất cả ngôn ngữ trên thế giới. Những bài toán này thường có hai cách
giải chung. Cách thứ nhất “trực diện”: Vì có A nên C. Từ C ta suy ra B. Cách thứ hai “phủ định
phản hồi”: Nếu như không B nên C. Từ C suy ra không A. Vậy vô lý, suy ra phải B. Nhiều
người ít chú ý đến cách giải thứ ba như sau: Nếu trên thực tế là không B, thì đề toán ra bị sai.
Mà đã sai thì không ai đem ra để làm đề toán cả. Như vậy B đúng. Hoặc chúng ta có thể trả lời:
phải là B thì các ông mới bảo chúng tôi chứng minh. Hoàn toàn đúng logic!!! Ở đây, người giải
bài toán theo cách ba chỉ có xác suất sai rất nhỏ là bài toán ra bị sai. Nhưng nếu bài toán đã ra
sai rồi thì tất cả đều không được điểm chớ đâu phải riêng anh ta. Tôi không có ý khuyên các
bạn chứng minh theo cách thứ ba, tôi chỉ muốn chỉ ra câu “CMR B” là không logic theo nghĩa
muốn người ta chứng minh B. Đúng đắn nhất về logic là những câu loại này: “B đúng hay sai?”
hoặc đơn giản là “B đúng không?”. Thế nhưng, những câu này lại không được lọt tai cho lắm,
nói cách khác chúng không hợp với ngôn ngữ. Trên thực tế câu “CMR B” ngụ ý rằng (chỉ trên
phương diện ngôn ngữ, chứ hoàn toàn không logic) chúng tôi bật mí cho các bạn biết là B đúng
rồi, để các bạn dễ chọn lựa cách chứng minh sao cho phù hợp. Còn những câu trên không cho
biết B đúng hay sai, thì người giải sẽ dễ nhầm, khó chọn hướng giải, vì thế chúng có vẻ mang

tính đánh đố. Trường hợp này ta thấy nếu đúng logic thì lại không hợp ngôn ngữ cho lắm.
Còn những chuyện nói hợp ngôn ngữ nhưng không có logic thì nhiều vô kể. Ngay như
những câu bộc bạch một cách vô hại kiểu như: “Tôi nói dối” hoặc “Tôi là người nói dối” lại
là những câu sai lầm về logic tai hại. Theo lý luận logic thì hai câu trên dẫn tới “tôi nói sai sự
thật”, nhưng nếu thế thì tôi lại nói đúng ở hai câu trên. Suy ra vô lý. Năm 1913, nhà toán học
Anh Jordan đưa ra tình huống như sau: “Trên một mặt của thiếp giấy có viết dòng “Câu
khẳng định của mặt kia là đúng.”. Vậy thì câu ở mặt kia là gì?. Khi lật mặt kia ra, ta lại
đọc được dòng chữ “Câu khẳng định của mặt kia là sai.”. Hai câu có vẻ hiền lành kia lại là
hai câu không thể phân biệt được đúng-sai! Những nghịch lý kiểu này có thể được phong cách
hoá, đa dạng hoá lên, trở thành những câu chuyện hấp dẫn hơn làm cho chúng ta không nhận ra
sự thật được. Chẳng hạn, có một người kể với các bạn- Tất cả đàn ông quê tôi đều phải cạo
râu, thế mà ở làng chỉ có một người thợ cạo. Ông ta chỉ cạo cho những người không tự
cạo và không cạo cho những người tự cạo.”. Đầu tiên chắc các bạn có tâm lý cảm thông với
người kia-tội nghiệp các anh quá, vậy là các anh sẽ có người mang cái mặt đầy râu đi dạo để
chờ tới lượt. Nhưng có người tinh tường sẽ nhận ra anh chàng kia nói láo. Bởi vì làng anh ta
không thể nào có anh chàng thợ cạo nào như thế. Rõ ràng, anh thợ cạo phải tự cạo cho mình.
Mà theo câu nói của anh kia thì anh thợ cạo lại không cạo cho những người tự cạo. Suy ra vô lý.
Và cũng không thể có anh chàng thợ cạo nào như thế. Hoặc khi bạn đến một cộng đồng, ông
chủ tịch kể: “Các thành viên của cộng đồng thành lập ra một số câu lạc bộ. Mỗi người
trong cộng đồng có thể là thành viên của một hay hơn câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ được
mang tên một người trong cộng đồng. Không có hai câu lạc bộ nào được mang tên cùng
một người và một người bất kỳ trong cộng đồng đều được đặt tên cho câu lạc bộ nào đó.
Một người trong cộng đồng không nhất quyết là thành viên của câu lạc bộ mang tên anh
ta. Người nào là thành viên của câu lạc bộ mang tên mình được gọi là “đúng CLB”. Còn
người nào không là thành viên của câu lạc bộ mang tên mình được gọi là “sai CLB”. Lạ
lùng một chỗ là tất cả những người “sai CLB” đều cùng là thành viên của một câu lạc bộ.
Và không có một người “đúng CLB” nào ở trong câu lạc bộ này.”. Quan sát kỹ, các bạn dễ
thấy câu chuyện này là một dạng chuyển thể của câu chuyện anh thợ cạo và người chủ tịch cộng
đồng hoàn toàn không logic. Giả sử CLB toàn những người “sai CLB” mang tên Văn Lang.
Nếu anh chàng Văn Lang không ở CLB này thì anh ta thuộc loại “sai CLB”, nhưng nếu anh ta

thuộc loại này thì anh ta phải ở trong CLB này, mà anh ta ở trong CLB mang tên anh ta thì anh
13
Các phương pháp sáng tạo
ta phải là loại “đúng CLB” nhưng như vậy lại ngược với lời nói của ông chủ tịch. Suy ra hoàn
toàn không có CLB “sai CLB” như ông chủ tịch nói được.
Hồi học phổ thông, tôi có đọc được trên tạp chí nào đó một bài logic như sau: “Nhà
vua gọi người tử tù đến và nói: Ta cho ngươi nói một câu cuối cùng. Nếu câu đấy đúng thì
ngươi sẽ bị treo cổ, còn nếu sai thì ngươi sẽ bị chém đầu. Và chỉ có hai cách chết đó cho
ngươi thôi. Hỏi: người tù phải nói câu gì để thoát chết.” Câu trả lời nhiều bạn và cả trong
sách đề xuất là: “Hãy đem tôi đi chém đầu”. Câu giải thích cũng rất rõ ràng. Nếu như nhà vua
đem tử tù đi chém đầu thì câu nói đó đúng. Nếu đã là đúng thì phải đem đi treo cổ. Vậy câu nói
sai. Như vậy dù là chém đầu hay treo cổ gì thì câu đấy cũng trái ngược với điều kiện nhà vua
nêu ra. Do đó nhà vua không thể thực hiện việc xử tử tội nhân như đã nói được đành phải thả
anh ta ra. Thời đó, tôi rất thán phục cách giải này. Thật là bác học, thật là hoàn hảo!!! Nhưng
càng về sau này tôi thấy lời giải trên có cái gì đó không ổn. Dựa trên logic, bạn có thể nhận thấy
câu trả lời trên đúng về hình thức nhưng sai về cách giải thích. Bởi vì người ta không thể
phân biệt được đúng hay sai của câu mệnh lệnh thức. Khi tử tù nói “Hãy đem tôi đi chém
đầu”, thì nhà vua không thể phân tích được câu đấy đúng hay sai, bởi vì nó là câu mệnh lệnh
thức. Đã như thế mà tiếp tục giải thích “Nếu như nhà vua đem tử tù đi chém đầu thì câu nói đó
đúng….” thì câu giải thích này sai. Người ta chỉ phân biệt được đúng, sai của những câu
khẳng hoặc phủ định. Nếu ta sửa câu trên thành câu khẳng hoặc phủ định, thì câu đó chỉ là
một câu trong hằng hà những câu đúng đắn. Tử tù chỉ việc nói những câu thuộc những nhóm
như sau:
1. Những câu không phải là khẳng hay phủ định như câu hỏi hoặc mệnh lệnh thức.
2. Những câu khẳng hay phủ định mà khi kết hợp nó với điều kiện của nhà vua thì sẽ nảy
sinh đối kháng và không cách nào luận được đúng hay sai. Ví dụ như câu: “Tôi sẽ bị
chém đầu.”.
3. Những câu khẳng hay phủ định không thể nào kiểm chứng được tính đúng sai. Ví dụ lúc
đấy người tử tù nhìn thấy đàn chim sẻ bay qua, ông ta sẽ nói: “Trong đàn chim kia, có
năm con đực.” Tôi cam chắc, dù nhà vua quyền uy đến đâu cũng không thể bắt hết đàn

chim để kiểm chứng được.
4. Những câu khẳng hay phủ định không thể nào kiểm chứng được tính đúng sai trong
tương lai xa với hiện tại. Ví dụ tử tù biết nhà vua có rất nhiều con, ông ta có thể tin
tưởng là mình không thể bị tử hình ít nhất trong vòng 50 năm nữa. Ông ta chỉ cần trả
lời: “Nhà vua chỉ có 3 chắt nội trai.”. Hoặc đơn giản hơn, ông ta chỉ nói: “Sẽ có mưa
vào ngày này của trăm năm sau.”. Chờ đến khi người ta có thể kiểm nghiệm được hai
câu trên, thì nhà vua đã xuống cửu tuyền còn người tử tù cũng đã ra người thiên cổ.
Trong bốn nhóm này, thật nghịch lý những câu thuộc nhóm 4 là những câu cứu anh tù thoát
chết nhất. Đề bài ra chỉ cho chúng ta thấy, nhà vua không hề hứa thả người tù khi anh ta nói
một câu không luận được đúng sai. Các câu không luận được đúng sai chỉ cứu anh ta tại thời
điểm đó mà thôi. Vì vậy, các câu thuộc các nhóm 1, 2, 3 sẽ bị vua luận ngay ra không thể kiểm
chứng đúng sai. Lúc đó, nhà vua bảo “ngươi nói câu không thể luận đúng sai, bây giờ ta cho
ngươi nói câu…điều kiện thế này…” thì người tử tù lấy gì bác bẻ lại. Thay vì thế, người tử tù
cần nhận thấy rõ tầm quan trọng của cái ân huệ này và nghĩ ngay ra chiến thuật tối ưu để nhà
vua không thể lật lọng được. Anh ta nhận thấy anh ta phải trả lời sao cho nhà vua không thể
luận đúng sai ngay trong hiện tại. Nhưng cũng không thể chứng minh được nó không luận
được đúng sai nói chung (vì lúc đó nhà vua lật lọng ra câu khác). Câu trả lời phải luận được
đúng sai ở tương lai. Và cái tương lai cách bao nhiêu năm đối với hiện tại thì tuỳ anh ta nghĩ
14
Các phương pháp sáng tạo
ra. Những câu nhóm 4 nhà vua hết cách lật lọng. Đề nghị nhà vua chờ đến lúc đó rồi kiểm
nghiệm đúng sai!!!
Câu hỏi là câu không thể kiểm chứng đúng sai. Chỉ có câu hỏi không hợp lý và câu hỏi hợp lý
mà thôi. Thời sinh viên, thầy dạy toán chúng tôi có ra một bài logic sau làm xôn xao trong đám
sinh viên không ít: “Có hai con sông A và B. Mỗi sông có một con cá sấu sống. Con cá sấu
sông A dài 10m. Con cá sấu sông B hay ăn thịt người. Hỏi: con cá sấu nào dài hơn?”. Có
người nói: cá sấu sông B phải dài hơn, bởi vì cá sấu sông B hay ăn người như vậy nó tiếp được
nhiều chất dinh dưỡng hơn cá sấu sông A. Có người vặc lại: vì cá sấu sông B hay ăn thịt người,
mà người là giống động vật tinh khôn nhất nên chỉ khi một vài người bị ăn thịt thì người ta đã
cảnh giác không lai vãng đến gần sông B. Vì thế, cá sấu B thiếu thức ăn nên nó phải ngắn hơn

cá sấu sông A. Đấy là một trong những câu trả lời mang tính suy luận từ tính cách của cá sấu.
Sau đấy, một số bạn bắt đầu lý luận logic. Có bạn cho rằng: khi một câu hỏi không phù hợp thì
ta được quyền không trả lời. Một số khác cứ khăng khăng: khi một câu hỏi không phù hợp thì ta
phải trả lời những câu chả ăn nhập gì với đầu đề.
Hãy để ý vào bản chất của cụm từ “câu hỏi”. Một dạng của “Câu hỏi” là câu đòi hỏi
người khác trả lời sao cho nó phù hợp với những điều kiện (nếu như có) cho trước đó. Câu hỏi
hợp lý là câu mà khi trả lời nó thì câu trả lời hợp với những điều kiện thành một thể nhất thống.
Còn những câu hỏi không hợp lý tức là những câu hỏi không có sự ràng buộc nào với điều kiện
và tự chúng không thành câu hỏi hợp lý. Các bạn hãy cùng tôi xét hai ví dụ sau: “Con vịt nhà
bạn mỗi ngày đẻ được bao nhiêu trứng gà?”. Câu này không hợp lý. Lại xét câu: “Nhà bạn
A có 3 con vịt cái và 4 con gà mái. Giả sử vịt cái của nhà bạn A đẻ ra trứng gà. Mỗi ngày
mỗi con vịt đẻ được 2 trứng gà, còn mỗi con gà đẻ được 1 trứng gà. Hỏi mỗi ngày nhà bạn
A thu hoạch được mấy quả trứng gà?”. Câu hỏi này hoàn toàn hợp lý. Ta hãy xét xem câu hỏi
“con cá sấu nào dài hơn?” có hợp lý hay không. Nếu xét về tính ràng buộc của câu hỏi với điều
kiện thì câu hỏi chẳng ăn nhập gì với điều kiện. Nhưng liệu nó có không hợp lý không? Nếu
ngữ cảnh là người ra đề khăng khăng bắt ta trả lời thì câu này bất hợp lý. Chuỗi Điều kiện-Câu
hỏi-Câu trả lời bị phá vỡ đúng vào mắt xích Điều kiện-Câu hỏi (những phần thuộc trách nhiệm
của người hỏi), như vậy Câu trả lời (thuộc trách nhiệm của người được hỏi) là bất cứ câu nói
nào- ngay cả khi im lặng-tại vì câu trả lời không cần tạo sự nhất thống nữa. Nhưng như thế ta
đã xét hết các trường hợp chưa? Bây giờ các bạn hãy cùng tôi hình dung ra ngữ cảnh sau: ông
thầy chúng tôi kể chuyện cho sinh viên “Có hai con sông A và B. Mỗi sông có một con cá sấu
sống. Con cá sấu sông A dài 10m. Con cá sấu sông B hay ăn thịt người. Đến đây ông dừng lại
và hỏi: Các bạn có biết con cá sấu nào dài hơn?”. Các bạn có thể thấy câu hỏi đặt ra ở đây hoàn
toàn hợp lý. Về hình thức thì hai câu hỏi giống nhau, nhưng về ngữ cảnh, câu hỏi sau mang tính
tham khảo, mang tính thu thập thông tin, nó cũng tương tự như câu “bạn đã ăn cơm chưa?”. Đối
với những câu hỏi này, người trả lời có thể trả lời thẳng nếu đủ điều kiện (mà chính anh ta có
chớ không phải của điều kiện của ông thầy), có thể im lặng, có thể trả lời đánh trống lảng. Nói
chung, người trả lời cũng được quyền nói bất kỳ câu nào mình thích. Như vậy, đối với câu hỏi
trên cả hai trường hợp, người trả lời được quyền nói bất kỳ câu nào mình thích hoặc im lặng.
Từ những năm 50 đến năm 70 của thế kỷ 20, có một câu chuyện về logic làm xáo động

giới logic học cũng như những nhà triết học. Năm 1951, trong tạp chí triết học Mind ở Anh có
đăng một bài báo của Michel Scriven nói về một nghịch lý tuyệt vời. Dưới đây là một trong
những hình thức của nghịch lý đó.
15
Các phương pháp sáng tạo
“Nhà vua gọi người tử tù đến trước bảy căn phòng được đóng kín cửa và bảo: “ở
một trong bảy căn phòng này có một con hổ. Ngươi phải đi một vòng tất cả các phòng. Ta
bảo đảm ngươi sẽ bị con hổ vồ và chết một cách bất ngờ.” Người tử tù lý luận: Giả sử con
hổ ở phòng thứ bẩy, vậy ta đi hết tất cả các phòng 1,2,…,6 bình yên, đến phòng thứ bẩy ta
đã biết có con hổ trong đấy. Suy ra cái chết của ta không thể gọi là bất ngờ được. Vậy suy
ra con hổ không có trong phòng thứ bẩy. Tiếp tục như thế, giả sử con hổ có trong phòng
thứ 6…… Cuối cùng suy ra không có con hổ trong phòng nào cả. Khi lý luận vậy xong,
người tử tù lần lượt mở cửa đi vào các phòng. Và thật bất ngờ, con hổ đã vồ chết anh ta ở
căn phòng thứ tư (hoặc một căn phòng nào đó).”
Tại sao lại như thế? Thực tế là người tử tù bị hổ vồ một cách bất ngờ. Có phải đây là
một nghịch lý không? Và ta phải giải như thế nào đây, có nghĩa là điểm vô lý trong lý luận của
người tử tù ở đâu? Bài toán logic này, theo U.V. Quin, nhà logic học trường tổng hợp Harvard,
đã xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 40 của thế kỷ 20. Đã có nhiều bài báo viết về nghịch
lý này. Mà những người viết- đều là các nhà triết học, logic học nổi tiếng- lại có những ý kiến
hoàn toàn đối nghịch nhau về cách giải. Nhưng hầu hết đều thống nhất với nhau: anh tử tù sai
ngay từ đầu khi giả sử con hổ ở phòng thứ bẩy. Mời các bạn hãy cùng tôi làm sáng tỏ nghịch lý
này từng bước một.
Bước 1: Có phải chăng anh tử tù sai ngay từ đầu khi giả sử con hổ ở phòng thứ bẩy?
Anh tử tù đã bị hổ vồ chết một cách bất ngờ, như vậy anh ta lý luận sai. Lý luận đầu tiên nhất
của anh ta “giả sử con hổ ở phòng thứ bẩy, vậy ta đi hết tất cả các phòng 1,2,…,6 bình yên, đến
phòng thứ bẩy ta đã biết có con hổ trong đấy. Suy ra cái chết của ta không thể gọi là bất ngờ
được. Vậy suy ra con hổ không có trong phòng thứ bẩy.” hoàn toàn tương đương với lý luận:
“giả sử con hổ ở phòng thứ i, vậy ta đi hết tất cả các phòng 1,2,…,7 trừ i ra bình yên, đến phòng
thứ i ta đã biết có con hổ trong đấy. Suy ra cái chết của ta không thể gọi là bất ngờ được. Vậy
suy ra con hổ không có trong phòng thứ i.”. Sau khi giả sử cho cả 7 phòng theo lý luận của anh

ta thì có thể suy ra ngay không có con hổ trong phòng nào cả (không cần gì phải lý luận thấp
dần như anh tử tù đã làm). Bẩy lý luận tương đương nhau, suy ra lý luận nào cũng sai. Vậy
đúng anh tử tù đã sai ngay từ đầu.
Bước 2: Vậy cơ chế nào tạo thành điểm sai của anh ta? Hãy xét xem lúc nào “giả sử”
cho phép và lúc nào không thể cho phép “giả sử”. Để trả lời câu này tôi phải mượn một câu
chuyện có thật sau: Trên Site của CLB Toán-Lý-Hoá do các giáo viên trường Lê Hồng Phong
phụ trách, có một bạn đố bài toán: “Có 12 đồng tiền, trong đó chỉ có một đồng giả. Đồng giả
hoặc nặng hơn, hoặc nhẹ hơn đồng thật. Bạn hãy cân ba lần để tìm ra đồng giả”. Bài toán này
không lạ đối với chúng ta, nên cho phép tôi không đề cập đến câu trả lời. Tôi chỉ dẫn ra đây lời
giải của một bạn. Bạn đó lý luận như thế này: Giả sử đồng tiền giả nặng, thì ta sẽ cân như thế
này, thế này…. Và phát hiện ra đồng giả. Giả sử đồng tiền giả nhẹ hơn, thì ta sẽ cân như thế này,
thế này…. Và phát hiện ra đồng giả. Rõ ràng lý luận như vậy là sai. Nhưng nếu các bạn quan sát
kỹ thì sẽ thấy điểm lý luận sai của hai bài giống nhau. Bài logic của ta tính chất “có hổ hay
không” giống tính chất “nặng nhẹ” của đồng tiền giả. Còn thời điểm loại đồng giả ra lại giống
thời điểm anh tử tù bị hổ vồ bất ngờ. Chỉ khi nào ta đi đến thời điểm này thì ta mới luận được
tính chất kia (thậm chí không luận ra). Có nghĩa, chỉ khi nào ta tìm ra được đồng tiền giả ta mới
biết đồng tiền đó nặng hay nhẹ (thậm chí không biết như trường hợp 13 đồng) và chỉ khi nào
người tử tù bị hổ vồ chết mới biết phòng nào đó có hổ (thậm chí không biết phòng đó có hổ hay
không). Như vậy ta không thể nào giả sử con hổ ở phòng thứ bẩy được hoặc giả sử đồng tiền
giả là đồng tiền nặng được. Nhà toán học Scốt-len Thomas G. O’Beirn trong tạp chí The New
Scientist, 5-1961 có viết chìa khoá để giải bài nghịch lý này nằm trong sự nhận biết tình huống
16
Các phương pháp sáng tạo
khá đơn giản như sau: một người có những thông tin để tiên đoán chính xác một hiện tượng sẽ
xảy ra trong tương lai. Người này nói người khác điều đó thì người kia không bao giờ có thể
nói về tính đúng đắn của nó khi nó chưa xảy ra. Những trường hợp này thì xảy ra hằng ngày
trong cuộc sống chúng ta. Đài báo thông báo hôm nay sẽ có mưa, mọi người đều lo đề phòng,
nhưng không ai chắc chắn có mưa đến khi trời mưa thật.
Bước 3: Để làm rõ hơn cơ chế điểm sai của hai giả sử trên, ta xét xem quá trình các
hiện tượng xảy ra như sau:

Trường hợp Bước 1 Bước 2 Bước 3 Kết luận
nghịch lý
Giả sử phòng
7 có hổ
Đi qua các phòng khác bình
yên
Phòng 7 có
hổ
Không bất ngờ
phép cân
Giả sử đồng
tiền giả nặng
Phép cân một, hai, ba
(Theo đúng đồng tiền giả là
nặng)

Tìm thấy đồng tiền
giả
Rõ ràng, ở trường hợp đầu muốn kết luận phòng bẩy có hổ suy ra chết không bất ngờ,
ta phải cần qua bước hai “Đi qua các phòng bình yên”. Trên thực tế điều này xảy ra thì phải
đúng là phòng 7 có hổ. Nhưng giả sử không có nghĩa chắc đúng, vẫn xảy ra trường hợp phòng
bẩy không có hổ, hay nói cách khác một trong các phòng khác có hổ-mà với xác suất 6/7- như
vậy không thể đi qua các phòng khác bình yên được. Ngay trong bước hai, nếu một trong các
phòng còn lại có hổ thì người tử tù đã bị hổ vồ và chết bất ngờ.
Còn trường hợp hai muốn tìm thấy đồng tiền giả thì bước hai các phép cân phải đúng theo kịch
bản đồng tiền giả là nặng. Điều này xảy ra khi đồng tiền đấy đúng là nặng thật. Nhưng cũng
như trên giả sử không có nghĩa là nặng thật vẫn còn trường hợp nhẹ. Mà khi xảy ra nhẹ thì ở
bước hai các phép cân không thể theo đúng kịch bản nặng được.
Theo ngôn ngữ logic, muốn rút kết luận “chết vì hổ vồ ở phòng thứ bẩy nên không bất ngờ” ta
phải biết kết quả của các lần mở cửa của các phòng khác. Mà các phòng khác, không phụ thuộc

vào việc giả sử phòng bẩy có hổ hay không, đều có khả năng nằm vào một trong hai trường hợp
khác nhau. Như vậy, dù có giả sử như thế nào ta cũng không thể rút ra kết luận nào được.
Bước 4: Ngoài ra đối với bài logic, anh tử tù còn một sai lầm kinh khủng nữa là không
nhận rõ bản chất của “cái chết bất ngờ”. Mà cái chết- thậm chí bị hổ vồ-cũng có muôn vàn dạng
bất ngờ: mở một cửa bất kỳ, bất thình lình con hổ nhảy ra vồ chết (bất ngờ vì chính sự hiện diện
bất chợt của hổ); đã suy luận là không có con hổ trong phòng thứ ba thế mà khi mở ra vẫn thấy
con hổ nhảy ra vồ chết-quá bất ngờ (bất ngờ vì sai với dự đoán); đã đi hết sáu phòng bình yên,
đoán ra chắc chắn không thể có con hổ ở phòng bẩy thế mà vừa mở cửa, con hổ đã nhảy ra vồ
chết-bất ngờ (bất ngờ vì sai với tính toán), đã đoán chắc phòng i không có hổ, thế mà mở cửa
thấy con hổ bằng giấy, bất ngờ vỡ tim mà chết (bất ngờ vì sự xuất hiện bằng dạng khác thường
của con hổ); hoặc đã đến phòng cuối cùng tin tưởng hoàn toàn không có hổ, mở cửa ra không
có hổ thật, mừng một cách đột ngột vỡ tim mà chết (không ngờ dự đoán thế mà đúng thật)….Ý
tôi muốn nói dù anh tử tù có gặp may qua các phòng 1,2,…,6 an toàn thì anh ta vẫn chết một
cách bất ngờ vì hổ vồ như thường. Trong bài báo của mình, Scriven có đưa ra tình huống lý thú
như sau: “Người chồng nói với vợ-Anh sẽ tặng cho em một món quà sinh nhật bất ngờ. Em
không thể nào biết được là món quà gì đâu. Đó là cái vòng vàng mà hôm qua em đã thấy ở
17
Các phương pháp sáng tạo
tủ kính trưng bày của cửa hiệu vàng bạc”. Người vợ “đáng thương” sẽ nghĩ gì. Một mặt, cô
ta sẽ tin vào lời hứa của chồng là tặng cho cô cái vòng vàng mà cô hằng mong đợi, nhưng lại
không có gì bất ngờ nữa. Như vậy, người chồng lại nói sai về việc tặng vợ một món quà bất
ngờ. Mặt khác, người chồng sẽ giữ lời hứa tặng cho vợ một món quà bất ngờ nhưng thay vì
vòng vàng lại tặng một máy hút bụi. Anh ta lại không giữ lời hứa của mình. Như vậy, người vợ
không thể có cơ sở để nghĩ tới vòng vàng. Thế cái gì sẽ xảy ra hôm sinh nhật. Hôm đó, người
chồng mang về tặng vợ đúng chiếc vòng vàng đó và cô vợ thật bất ngờ và xúc động nhận món
quà dễ thương này. Vậy thì lời hứa của người chồng đúng hoàn toàn. Từ trên, ta dễ nhận thấy,
người vợ đã dùng lý luận logic để suy ra người chồng tự mâu thuẫn với mình, mà từ đây cũng
bằng lý luận logic người vợ suy ra là cô hoàn toàn không thể biết được món quà gì chồng sẽ
tặng cho mình. Vậy thì, những ý nghĩ gì của người vợ trước hôm sinh nhật. “Chồng mình sẽ
tặng cho mình một món quà, mình không thể biết đó là cái gì nếu không thấy nó.”. Mà đã

không biết đó là món gì, suy ra món nào cũng gây bất ngờ cho cô ta-ngay cả là cái vòng bạc
như đã hứa. Trong trường hợp của nghịch lý “con hổ”, khi đứng trước cửa phòng cuối cùng dựa
vào lời nói của nhà vua, thì người tử tù không thể bằng bất kỳ lý luận nào để biết trong phòng
có hổ hay không. Và càng không thể biết được sẽ chết theo kiểu gì. Mà đã không biết được chết
như thế nào, thì bất cứ cái chết nào cũng gây bất ngờ cho anh ta-ngay cả cái chết vì hổ vồ.
Đến đây các bạn đã hoàn toàn thấy được, người tử tù đã sai ngay từ đầu khi giả sử con
hổ ở phòng thứ bẩy. Và anh ta không thể có cách nào để suy luận Có hay Không có con hổ
trong phòng nào đó. Khôn ngoan nhất, anh ta phải nói với nhà vua: “Tâu Hoàng thượng, cầu
mong sự ân xá của người. Còn nếu phải chết, mong bệ hạ cho tôi cái chết toàn thây.”.
Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu với các bạn một “nghịch lý” (ở đây không có tý gì là
nghịch lý cả) logic rất lý thú, mà lời giải của nó hoàn toàn ngắn gọn và bất ngờ không kém.
“Nghịch lý” này có tên “nghịch lý con quạ”.
Có một nhà sinh học khi nghiên cứu loài quạ, ông ta phát hiện ra các con quạ mà
ông bắt được đều có lông màu đen. Ông bèn đưa ra giả thuyết: “Tất cả các con quạ đều
màu đen”-chú ý một điều màu đen ngụ ý chỉ những màu xẫm có gam màu đen, ví dụ màu
xám ngả về đen cũng được cho là màu đen. Và ông bắt tay vào chứng minh giả thuyết trên,
dĩ nhiên bằng phương pháp thực nghiệm. Tức là phải đi nhiều nơi trên thế giới và kiểm
nghiệm màu của những con quạ bắt được hoặc ít ra là thấy được. Cứ một con quạ màu
đen sẽ cho thêm một bằng chứng để chứng minh, càng có nhiều con quạ màu đen thì giả
thuyết càng có cơ sở. Nhưng chỉ cần bắt hoặc thấy con quạ màu trắng hoặc màu vàng
hoặc những gam màu sáng thì giả thuyết bị bác bỏ hoàn toàn. Ông kể cho bạn ông-nhà
toán học- về giả thuyết và ý định của mình. Bạn ông, sau một hồi suy nghĩ, khuyên ông:
“Ông không nên đi nhiều nơi làm gì cho tốn công, phí của. Bởi vì bằng chứng chứng
minh giả thuyết của ông hiện diện mọi nơi.”. Và ông ta giải thích như thế này: “Giả thuyết
của ông - “Tất cả các con quạ đều màu đen” hoàn toàn tương đương với mệnh đề “Tất cả
vật màu không đen đều không phải là quạ”. Như vậy, “tất cả các vật không đen” thoả mãn
điều kiện “không phải quạ” đều là bằng chứng để chứng minh cho giả thuyết trên. Còn
chỉ cần gặp một vật không đen mà là quạ thì giả thuyết sụp đổ hoàn toàn”. Phải nói các
bạn rằng tôi hoàn toàn đồng tình với lý luận trên của nhà toán học. Rất hợp logic và đúng
đắn. Nhưng chấp nhận nó, thì chúng ta đã công nhận con bò màu hung, viên gạch màu

đỏ, con ngựa màu vàng… đều là những bằng chứng để chứng minh “Tất cả các con quạ
đều màu đen”. Không dừng lại đó, chúng còn là những bằng chứng để chứng minh
những giả thuyết đại loại như “Tất cả con thiên nga đều màu trắng”, “Tất cả thuỷ tinh
đều có màu trong suốt” hoặc “Tất cả lá cây trên cành đều có màu xanh lá cây”. Tại sao có
18
Các phương pháp sáng tạo
chuyện “vô lý” như vậy? Ta sẽ lý luận ra sao để giải thích vấn đề này? Câu trả lời tôi xin
nhường cho quý vị độc giả.
Đến đây, các bạn đã cùng tôi kết thúc quá trình mổ xẻ và kiểm nghiệm câu “Language
và Logic nhiều khi mâu thuẫn nhau”. Chúng ta đã thấy khẳng định trên hoàn toàn có cơ sở.
Logic không những mâu thuẫn với Language, mà qua diễn đạt bằng Language nó còn mâu
thuẫn với chính mình. Và, người ta đã tốn không ít giấy mực để phân tích và tìm ra những mâu
thuẫn này.
Nạn lạm phát lý thuyết
Có 2 loại trong hiện tượng lạm phát giả thuyết: Một để tuyên truyền và 1 vì không nắm vững về
phương pháp khảo cứu gọi là phương pháp luận. Có 2 trường phái rõ rệt. Descartes và Bacon.
Trước khi tìm hiểu 2 trường phái này, chúng tôi sơ lược những yếu tố cần thiết trong việc lập lý
thuyết.
I - Đối thuyết:
Một giả thuyết là một giải thích có hệ thống cho một nhóm dữ kiện liên hệ. Một đối thuyết
là một cách giải thích khác cho nhóm dữ kiện ấy, kết quả ấy, sự kiện ấy. Thường thường
giả thuyết là một phát biểu nhân quả: dữ kiện cho thấy X gây ra Y hoặc B xảy ra nếu A
hiện diện. Điều quan trọng phải nhớ rằng trong lãnh vực của giả thuyết và giải thích, dữ
kiện tự nó không nói lên điều gì cả; chúng phải được chuyển dịch (nôm na là cắt nghĩa).
Việc chuyển dịch liên quan đến nhiều trở ngại, gồm thiên kiến thí nghiệm, sự lẫn lộn nhân
quả và mẫu vật nghiên cứu không được thu thập một cách ngẫu nhiên (non-random
sampling).
Cơ nguy của việc chỉ có một giả thuyết:
Nếu chúng ta tự hạn chế trong một giả thuyết độc nhất, chúng ta sẽ bỏ sót các dữ liệu không
thích đáng nếu nó không chứa đựng sự giả chân của lý thuyết. Tuy nhiên, những dữ liệu ấy có

thể hàm chứa tính đúng sai nếu ta có thêm một giả thuyết khác.
1- Vài chứng cớ sẽ bị bỏ rơi. Nếu chúng ta tập trung trong một lý thuyết độc nhất, chúng ta sẽ
bỏ sót bất cứ dữ kiện nào không liên hệ đến tính xác thực của giả thuyết.
Ví dụ:
Nếu chúng ta cho rằng không có ngôn ngữ Việt Nam mà chỉ có ngôn ngữ Đông Nam Á, chúng
ta sẽ tập trung vào việc thu thập những chứng cớ giúp thiết lập hay bác bẻ giả thuyết vì chúng
không thích đáng. Do đó chúng ta có lẽ bỏ sót sự kiện không liên hệ. Mặt khác, một trong
những giả thuyết cho rằng ngôn ngữ Việt Nam và Trung Hoa có những liên hệ mật thiết hơn thì
những khúc chiết khó giải thích trong ngôn ngữ Đông Nam Á sẽ không bị bỏ sót.
19
Các phương pháp sáng tạo
2. Chúng ta có thể tin tưởng một cách mù quáng vào giả thuyết của chúng ta vì cảm tính. Ý
tưởng thương yêu súc vật không giới hạn trong việc tìm đáp án, dĩ nhiên là thế. Khi nào nó xảy
ra, kẻ thương yêu súc vật bắt đầu tìm kiếm và chọn lọc chỉ những chứng cớ nâng đỡ giả thuyết
của mình, bất kể hay vô tình gạt bỏ những dữ liệu chống tình yêu súc vật.
Cho thí dụ, đây là một câu chuyện: tôi nuôi một con chó và sinh lòng yêu thương nó. Để con
chó ngoài sân, đặt một tấm bảng :”Đẩy cửa vào mà ăn cơm”, con chó biết đường vào nhà ăn.
Tôi làm một thí nghiệm khác. Cũng để con chó ngoài sân nhưng lần này ta treo tấm bảng bằng
Anh ngữ “Come this way for lunch”, con chó cũng biết đường vào nhà. Chưa hết, khi tôi bịt
mắt con chó, vì không đọc được chữ, con chó không vào nhà. Tôi kết luận rằng con chó thông
thạo 2 ngôn ngữ, bất kể rằng chẳng để tấm bảng nào, nó cũng sục sạo tìm cho được đồ ăn vì
trong tiềm thức, tôi không muốn làm thí nghiệm để tấm bảng không có chữ. Nó đi ngược với
lòng thương yêu con chó của tôi. Ngoài ra, tôi lờ đi việc con chó không vào nhà vì khi bịt mắt,
nó không nhìn thấy cửa ra vào chứ không phải không đọc được chữ.
II - Luật đề xuất và thử nghiệm giả thuyết.
1. Giả thuyết phải biện minh mọi dữ kiện thích đáng. Một giải
thích chỉ cắt nghĩa một phần dữ kiện hoặc trái ngược với một sự
kiện chủ yếu, thì không phải là một giải thích thỏa đáng. Nên nhớ,
đặc biệt lúc bắt đầu, mọi cắt nghĩa đều vướng những vấn đề và
chứa đựng vài dữ kiện có vẻ đối nghịch. Sự thực được lọc lựa, và

làm sáng tỏ hơn một khi ta có được những dữ kiện tốt hơn. Vì vậy
không nên loại bỏ tất cả chỉ lưu lại những dữ kiện hoàn hảo. Biết
đâu khi ta càng đào sâu vào công trình nghiên cứu, những dữ kiện
có vẻ dư thừa ấy lại vừa vặn lọt vào trong lý thuyết của ta.
2. Những giải thích đơn giản thường đúng hơn những giải thích
phức tạp. Đây là nguyên tắc của Occam's Razor. Nguyên tắc
Occam's Razor như sau. Những thực thể không được bội thừa nếu không cần thiết. Sự cắt nghĩa
đòi hỏi những xác định đơn sơ nhất thường là cái đúng. Nói cách khác, khi 2 hay nhiều cắt
nghĩa đáp ứng được tất cả yêu cầu cho một cắt nghĩa thỏa đáng của cùng nhóm hiện tượng, cái
đơn giản nhất chính là cái đúng. Luật này được William of Occam (~1285-~1348; còn viết là
Ockham) đề ra, một triết gia Anh thế kỷ 14. Nó không hoàn toàn đúng hẳn nhưng đó là ý tưởng
hữu ích.
3. Nhiều giả thuyết thường đúng hơn ít. Nhiều sự việc có thể xảy ra; nhưng ít sự việc có lẽ xảy
ra. Có thể những phi hành gia thượng cổ xây dựng kim tự tháp Ai Cập nhưng có lẽ người Ai
Cập tạo nên.
4. Kết quả rút ra từ giả thuyết phải phù hợp với chứng cớ. Nếu bạn lập giả thuyết rằng một quả
bom phá hủy một phi cơ và làm cho nó bị rơi, bạn phải kỳ vọng tìm thấy mảnh vụn quả bom
như là kết quả của giả thuyết. Khi bạn bắt đầu đọc những sự kiện phù hợp với lý thuyết, có lẽ
20
Các phương pháp sáng tạo
bạn không ngăn được ý tưởng :” Tại sao, phải, nó phải như vậy.” Tuy nhiên, khi bạn bỏ công
nghiên cứu (hay ngay cả bỏ thì giờ tự tạo ra một lý thuyết) một vài đối thuyết – giả thuyết đầu
đột nhiên kém thuyết phục. Giống như nhiều sự việc khác trong đời sống, khi bạn chỉ có độc
nhất một chọn lựa, nó có vẻ là một chọn lựa đúng; nhưng khi bạn có nhiều chọn lựa, “khẩu vị
của bạn thêm phần tinh tế. Kinh Thánh cũng có đoạn : “Kẻ đầu tiên trình bày trường hợp của
mình có vẻ đúng, cho đến khi người khác bước ra và nhận xét anh ta” (Proverbs 18:17).
Khi bạn bắt đầu suy tưởng một giả thuyết cho một chuỗi dữ kiện, hãy tự hỏi: “Có những dữ
kiện nào khác liên hệ có thể biện minh cho kết quả?
Những thủ thuật tìm đáp án.
1. Bỏ thì giờ xem xét và thăm dò vấn đề thật kỹ trước khi bắt tay vào việc tìm giải pháp. Thông

thường, hiểu vấn đề ắt giải quyết được vấn đề.
2. Chia vấn đề thành những phần nhỏ thường dễ tìm ra giải pháp hơn. Giải quyết từng vấn đề
riêng biệt.
3. Manh mối giải quyết vấn đề phải to lớn và ở khắp nơi.
4. Bạn luôn có thể làm được điều gì đó.
5. Một vấn đề không phải là một điều trừng phạt; nó là một cơ hội gia tăng hạnh phúc nhân
loại, một dịp may chứng tỏ năng lực của bạn.
6. Công thức của một vấn đề khẳng định tầm mức chọn lựa : câu hỏi của bạn quyết định câu trả
lời bạn lãnh nhận.
7. Cẩn thận đừng tìm một đáp án cho đến khi hiểu rõ vấn đề và cẩn thận đừng chọn một giải
pháp cho đến khi bạn có đủ mọi phương án chọn lựa.
8. Phát biểu sơ khởi của một vấn đề thường phản ảnh một giải pháp nặng định kiến.
9. Sự chọn lựa càng phong phú (ý tưởng, các giải pháp khả thí…) cho phép bạn chọn cái tốt
nhất, hợp lý nhất vì chọn một món trong một sự chọn lựa chỉ có một thì không phải là một chọn
lựa.
10. Người bỏ công sức hoàn tất ý tưởng và giải pháp của họ tốn công sức hơn người bỏ công
sức hoàn tất ý tưởng, giải pháp của người khác.
11. Nên nhớ điều quan trọng nhất trong việc khảo cứu, tìm giải pháp. Một giải pháp tinh xảo,
tân kỳ nhưng ngu dại mặt xã hội không phải là giải pháp tốt. Ví dụ chế ra thuốc trị bịnh AIDS
bằng máu trẻ em chắc không được hoan nghênh.
12. Khi tình trạng chót đã rõ ràng nhưng tình trạng hiện tại còn mờ mịt, hãy lần dò ngược lại.
13. Kẻ chần chờ là người kết thúc sau chót.
14. Bác bỏ một vấn đề không giải quyết vấn đề đó. Thực ra, nó làm cho vấn đề đó tồn tại và
ngăn trở việc tìm giải pháp.
15. Giải quyết vấn đề thực sự hiện hữu, không phải triệu chứng của vấn đề, không phải vấn đề
bạn đã có đáp án, không phải vấn đề bạn mong muốn hiện hữu và không phải vấn đề vài người
nào đó tin rằng hiện hữu.
16. Một nhà chế tạo thi hành một kế hoạch; một nhà sáng tạo sản xuất một kế hoạch.
17. Sự sáng tạo là xây dựng cái mới từ cái cũ bằng nỗ lực và trí tưởng tượng.
Có 2 phương pháp xây dựng lý thuyết: diễn dịch của Rene Descartes và quy nạp của Francis

Bacon.
Rene Descartes (1596-1650)
21
Các phương pháp sáng tạo
Ta hẳn biết triết lý và toán học hiện đại khởi đầu bằng công trình của Rene Descartes. Phương
pháp phân tích về suy luận tập trung vào vấn đề nhận thức luận (epistemology, nghĩa là chúng
ta biết như thế nào), vốn là mối ưu tư của các triết gia từ đó. Descartes đã theo học ở trường nổi
tiếng Jesuit of La Fleche, đã thụ huấn về triết, khoa học và toán. Ông có một chứng chỉ luật và
sau đó tình nguyện gia nhập quân đội để có phương tiện cũng như cơ hội nới rộng kinh nghiệm.
Khi nghĩa vụ quân sự cho phép, ông tiếp tục nghiên cứu về toán và khoa học. Rốt cuộc, ông
không hài lòng với những phương pháp không hệ thống dùng bởi các giới chức tiền nhiệm
trong khoa học, bởi ông kết luận: chúng không sản xuất được bất kỳ điều gì mà không gây
tranh cãi và kế tiếp là nghi hoặc, ngoại trừ trong lãnh vực toán học mà ông tin đã được xây
dựng trên một nền tảng vững chắc. Mặt khác, khoa học thời Trung Cổ, phần lớn đặt căn bản
trên các tín điều của các khoa học gia trong quá khứ hơn là sự khảo sát trong hiện tại. Vì thế
Descartes quyết định phát động một phương án nghiên cứu riêng cá nhân. Nhưng theo ông,
ngay cả sự quan sát cá nhân trong cuốn sách Thiên Nhiên cũng không đủ vượt qua sự nghi hoặc
bởi vì sự quan ngại của ông về "sự lừa gạt của giác quan". Sau khi nhận xét tất cả các phương
pháp điều tra cũ mới hiện có, Descartes quyết định rằng phải có một phương thức tốt hơn, và
trong bài thuyết trình về phương pháp (Discourse on Method), ông viết: "Cuối cùng tôi quyết
định nghiên cứu tự mình tôi, và chọn con đường đúng".
Descartes tỏ nguyện vọng tái thiết một hệ thống chân lý mới đặt nền tảng trên một nguyên lý
bất khả phản bác, giống như điểm tựa của Archimedes, cho phép ông "dời trái đất ra khỏi quỹ
đạo của nó và đặt nó trong một quỹ đạo khác". Các bạn còn nhớ câu : "hãy cho tôi một điểm
tựa, tôi có thể nâng quả đất" không? Nguyên lý đầu tiên ông cảm thấy hiển nhiên được tóm gọn
trong phát biểu : Cogito ergo sum (I think therefore I am). Descartes tin rằng từ đấy, ông ta có
thể dùng phương pháp lý luận mới xây dựng trên nguyên lý đầu tiên này, cuối cùng dẫn đến sự
thống nhất mọi kiến thức.
Phương pháp của Descartes đặt trên những quy tắc sau :
1- Quy tắc đầu tiên là không bao giờ chấp nhận bất cứ cái gí là đúng trừ phi tôi nhận ra một

cách tỏ tường những điều này : cẩn thận tránh sự vội vã và tiên kiến (đánh giá quá sớm), và
không kết luận điều gì trừ khi nó tự hiển thị rõ ràng, minh bạch trong đầu tôi rằng không còn
một mảy may ngờ vực nào nữa.
2- Nguyên lý thứ hai là chia sự khó khăn thành nhiều phần càng nhỏ càng tốt, và vì nhỏ, đáp án
dễ tìm hơn.
3- Thứ ba là suy nghĩ trong một cung cách thứ tự, bắt đầu với những sự việc dễ và đơn giản
nhất và từ từ tiến sâu vào những nan đề phức tạp hơn, coi như các tài liệu theo thứ tự không
nhất thiết phải thế.
4- Cuối cùng là hoàn chỉnh các liệt kê, tổng quát các ghi chép sao cho không còn gì bỏ sót.
Tóm lại, phương pháp của ông đòi hỏi:
(1) chấp nhận là đúng chỉ khi ý tưởng ấy rõ ràng, không thể ngờ vực,
(2) chia vấn đề thành nhiều phần nhỏ,
(3) đúc kết, rút tỉa kết luận từ kết luận khác và
(4) thực hiện một tổng hợp có hệ thống của toàn vấn đề.
22
Các phương pháp sáng tạo
Descartes đặt toàn thể phương thức triết lý về khoa học của ông trên phương pháp lý luận diễn
dịch.
Descartes đã rất lạc quan về kế hoạch tái thiết một thực thể tri thức mới đáng tin cậy. Ông ta
còn băn khoăn nếu trong "mọi sự có thể hiểu được với con người", có thể không là một ứng
dụng thích hợp phương pháp của ông mà "không thể có bất cứ những mệnh đề quá khó hiểu
đến nỗi không thể chứng minh hoặc quá tối nghĩa mà chúng ta không thể khám phá".
Phạm vi tổng quát rõ rệt của Descartes có thể dẫn đưa đến kết luận rằng khoa học về nhận thức
của ông (epistemology) đòi hỏi sự bác bỏ mọi thẩm quyền kiến thức, kể cả thánh kinh. Về dữ
kiện, ông tự xem ông là một tín đồ Công giáo và để tôn trọng "chân lý mặc khải" (truths of
revelation), ông bày tỏ: " Tôi không dám đặt những chân lý này vào những nhược điểm lý luận
của tôi"
Rốt cục vì đức tin tôn giáo mà ông tự giam hãm trong cái vỏ kén của sự tự xét mình. Tuy nhiên,
Descartes đã gieo trồng những hạt mầm chống đối quan điểm duy thần của thế giới để cho phép
con người lệ thuộc vào chính lý trí mình chứ không phải lệ thuộc vào thần linh như xưa. Phần

còn lại cho những nhà nhân bản chủ nghĩa theo đuổi để dành một chủ nghĩa duy lý toàn diện
như phương tiện chính thiết lập chân lý.

Francis Bacon (1561-1626)
Francis Bacon được gọi là vị tiên tri chính của cuộc cách
mạng khoa học. Mới 12 tuổi, Francis Bacon theo học ở
trường đại học Ba Ngôi (Trinity College, Cambridge), sau đó
tốt nghiệp luật và cuối cùng được phép vào các tiệm bán
rượu (1582, như thế, ông thành tài trước 21 tuổi). Ra trường,
ông hoạt động chính trị với hy vọng nó giúp ông thực hiện
những ý tưởng về sự tiến bộ khoa học. Khoảng thời gian ấy,
ông được bầu làm dân biểu, phong chức hiệp sĩ (một đẳng
cấp quý phái trong xã hội hơn là một chức vị), nắm giữ
chưởng lý và tước vị Baron Verulam, Viscount St. Albans.
Ông nổi tiếng là phát ngôn viên cho quốc hội Anh và như
một chuyên gia luật Anh quốc cho vài vụ án nổi tiếng thời
đó. Với tư cách một triết gia xuất chúng, Bacon động viên
chính mình viết về những lĩnh vực sâu xa như khoa học và
luật dân sự trong cuộc tranh đấu chống lại những lề luật xưa cũ của kinh điển chủ nghĩa
(scholasticism) với sự lệ thuộc một cách nô dịch vào những điều nhà chức trách chấp nhận.
Ông biện hộ cho quan điểm rằng: "Bất kỳ điều gì trí tuệ nhận thức và tin tưởng với mãn nguyện
xưa nay đều được đánh giá là khả nghi". Sự đam mê vào viễn ảnh sự tiến bộ của triết lý thiên
nhiên mọc rễ trong niềm tin của ông rằng khoa học lệ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật và cũng là
nhân tố chính của tiến bộ kỹ thuật. Hầu hết công trình triết lý của ông được áp dụng vào the
Novum Organum, cuốn sách nói về suy luận theo phương pháp quy nạp dùng cắt nghĩa thiên
nhiên.
Bacon phê phán rất gay gắt những kẻ kinh điển chủ nghĩa chỉ muốn nhảy từ một vài khảo sát
tiểu tiết sang những định lý xa vời, rồi thì loại suy những định lý ấy qua chứng minh tam đoạn
luận. (Nói dễ hiểu hơn là chỉ cần quan sát sơ sơ rồi hấp tấp kết luận). Ông cũng bày tỏ mối bi
23

Các phương pháp sáng tạo
quan của những người thuộc học phái kinh nghiệm chủ nghĩa, lầm lạc với những thí nghiệm bất
cần tham khảo những hiện tượng liên hệ, vì chúng đã bị coi như vô lý trong sự tổng hợp của họ.
Theo Bacon, có 4 phạm trù (nôm na thể loại) về tri thức sai, hay "ngẫu tượng"(Idols), gọi theo
cách của ông, đã chiếm ngự trong đầu óc con người thời đó.
4 ngẫu tượng đó là :
- Ngẫu tượng bộ tộc (Idols of the tribe):
Là niềm tin sai lầm trong đầu óc con người. Chúng ta có khuynh hướng phóng đại, xuyên tạc và
thiên vị. Khi chúng ta nhìn ngắm bầu trời, chúng ta không dừng lại ở chỗ ghi nhận trung thực
cái gì đã mục kích. Chúng ta đem ý kiến riêng, thêm thắt vô số những bản chất tưởng tượng vào
các thiên thể. Lâu dần những tưởng tượng này trở nên có uy tín và lẫn lộn với các sự kiện khoa
học cho đến khi thực giả quyện thành một khối không thể tách rời. Gọi là bộ tộc vì chúng nằm
sâu trong bản chất con người. Ví dụ thuyết địa cầu là trung tâm vũ trụ phát sinh từ những hạn
chế của hiểu biết nhân loại. Vì tất cả nhận thức chúng ta, cả cảm giác và trí tuệ là những phản
ảnh con người, không phải vũ trụ, ngẫu tượng bộ tộc bắt rễ trong sự bất toàn thiên bẩm của con
người.
- Ngẫu tượng hang động (Idols of the cave):
Cắt nghĩa chủ quan vì bịa đặt cá nhân hay khuynh hướng cá nhân. Ví dụ khái niệm Thế giới
quan từ trường của Gilbert. Ông cho rằng từ lực là linh hồn của trái đất.Xin tìm Gilbert's
"magnetic world view." trong để đọc
thêm. Trí tuệ con người giống như một hang động. Tư tưởng của mỗi cá nhân lần mò trong
hang thẳm và được sửa đổi bởi tính khí, giáo dục, thói quen, môi trường và may rủi. Vì vậy,
một người dốc tâm nghiên cứu vấn đề nào đó nô lệ vào chính sự quan tâm của ông ta và chuyển
dịch mọi hiểu biết khác theo công trình nghiên cứu của mình. Nhà hóa học cho rằng hóa học là
chủ chốt mọi sự, nhà vật lý cho rằng vật chất là tất cả.
- Ngẫu tượng mậu dịch (Idols of the market-place):
Trở ngại ngôn ngữ và sự lẫn lộn giữa ngôn từ và thuật ngữ. Ví dụ vấn đề định nghĩa các từ lại
lệ thuộc vào chính các từ. Ta không thể định nghĩa chữ bằng cách dùng chữ cũng như không
thể lấy thước đo sự chính xác của thước khác hay dùng một quả cân để nghiệm nặng nhẹ quả
cân khác. Con người uốn nắn tư tưởng thành ngôn ngữ để tiện trao đổi nhưng ngôn ngữ thường

thay thế tư tưởng và con người nghĩ rằng họ thắng thế trong một tranh luận vì họ nói hay nói
giỏi hơn đối phương. Ảnh hưởng của sự vận dụng ngôn ngữ rất cần lưu ý đến ý nghĩa xác thực
của nó, chỉ bóp méo sự hiểu biết và nảy sinh sai lạc. Ngôn ngữ thường phản bội mục đích của
nó, làm lu mờ tư tưởng nó được dùng để diễn tả.
24
Các phương pháp sáng tạo
- Ngẫu tượng sân khấu (Idols of the theatre) :
Những giáo điều triết lý được nhận thức từ những quy luật chứng minh sai. Nó liên quan đến
kết quả phương pháp lý luận tam đoạn luận của Aristote. Chúng rất nguy hiểm vì tính hoang
đường và hoàn toàn không thể kiểm chứng. Chúng gồm ngụy biện, duy nghiệm và mê tín dị
đoan trong lãnh vực lý thuyết, triết lý và khoa học.Khi triết lý sai lầm được khai thác và đạt
được uy tín trong thế giới của các nhà trí thức, con người sẽ không dám ngờ vực nữa. Vì triết lý
trực tiếp kế thừa một tiến trình cá biệt và con đường của đời sống và cả 2 thành phần này được
lãnh hội qua học hỏi, không phải bẩm sinh. Vì thế, ngẫu tượng sân khấu dùng để chỉ sự việc
không thể lý luận, không thể hiểu thấu. The Phaedo của Plato là một thí dụ. Đề mục là vấn đề
linh hồn sau khi chết. Vì không ai chết đi, sống lại để kể lại cuộc du hành của linh hồn, Plato
bắt đầu cắt nghĩa bằng nhận thức của mình. Tuy nhiên, sự hiểu thấu và lý luận của ông bị giới
hạn rằng cho đến lúc ông ta kể câu chuyện của ông, ông chưa hề chết. Vì vậy the Phaedo là một
ngẫu tượng sân khấu vì cái được diễn giải là hoang đường và đòi hỏi một niềm tin mãnh liệt để
có thể tin được.
Trái với những ngẫu tượng trên (tôn trọng những tên gọi của ông, xin hiểu ngẫu tượng là nhược
điểm trong suy luận con người) Bacon nói rằng một khoa học đích thực tiến hóa trong những
bậc thang đi lên và bằng những nấc thang kế nhau không gián đoạn hay hư gẫy, chúng ta tiến từ
những hiện tượng riêng biệt đến những định lý sơ khởi và rồi những định lý trung gian, cái này
bao gồm những cái trước, và cuối cùng hình thành cái định luật quán triệt tất cả.
Tóm lại, phương pháp của ông yêu cầu :
(1) Tích trữ những quan sát riêng biệt (những hiện tượng đơn lẻ thuộc kinh nghiệm).
(2) Bằng quy nạp, suy ra những định lý sơ khởi.
(3) Cuối cùng đề xuất những ý tưởng quán triệt nhất, theo từng bước tiệm tiến.
Nếu chúng ta đọc ý nghĩa hiện đại thành ngôn ngữ Bacon dùng, chúng ta có thể thấy một điềm

báo của ý tưởng một giả thuyết trong từ "định lý sơ khởi". Định lý sơ khởi chính là giả thuyết
vậy. Xin đừng trách Bacon, thời đó chữ nghĩa cầu kỳ khó hiểu lắm. Sự kiện này giúp phương
pháp của ông thích hợp với khái niệm đã trưởng thành của khoa học ngày nay, tuy nhiên, ngữ
cảnh (context) chỉ rõ rằng ý tưởng của ông vẫn chưa được phát triển toàn diện. Bacon cũng lý
giải rằng phương pháp quy nạp này "phải được áp dụng không những trong việc khám phá các
định lý mà còn ngay cả trong việc đúc kết thành định luật cuối cùng nữa", có lẽ phù hợp với
khái niệm của một hệ khuôn thước, nhưng một lần nữa, nó có thể văn bản hóa. Trong cả 2
trường hợp, rõ ràng quan điểm của Bacon về phương pháp khoa học là tiệm tiến và tích trữ dữ
kiện khảo sát.
Sự chấp hành táo bạo kinh nghiệm chủ nghĩa của Bacon có thể ám chỉ trong vài trường hợp ông
không chấp nhận bất kỳ kiến thức nào không được nhận ra từ sự quan sát cá nhân. Điều này là
một sự hiểu lầm hẹp hòi quan điểm triết lý thiên nhiên của Bacon, lĩnh vực ông cho rằng là một
nô tỳ trung thành nhất của tôn giáo.
Bacon thực sự thấy phương pháp mới của ông về lãnh hội kiến thức là một thể hiện sự linh ứng
lời tiên tri trong Thánh Kinh về ngày tận thế " Sẽ có nhiều người đến và đi và kiến thức sẽ tăng
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×