QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ
DỊCH VỤ VẬN TẢI CÔNG CỘNG
ThS. PHẠM MINH PHƯỢNG
Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của CNMLN
Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Chuyển giao các dịch vụ công cộng cho khu vực tư nhân, đồng thời huy động sự
đóng góp của toàn xã hội vào việc cung ứng các dịch vụ công cộng (ở nước ta gọi là quá trình
xã hội hoá dịch vụ công cộng) là xu thế chung của các nhà nước trên thế giới hiện nay. Trong
quá trình đó, nhà nước vẫn là người chịu trách nhiệm trước xã hội về việc đảm bảo cung ứng
chung, vì vậy quản lý nhà nước trong quá trình xã hội hoá dịch vụ công cộng có vai trò hết
sức quan trọng. Bài viết đề cập đến những nội dung của quản lý nhà nước trong quá trình xã
hội hoá dịch vụ vận tải công cộng nhằm hoàn thiện hơn nữa quá trình này.
Summary: Tranfering public service to private section, and mobilizing the distribution of
whole soceity to supply public service. (In our country, we call public transportation service
socialization process) is general trend in the world today. In that process, State still has to be
responsible for supplying that service, so the management of state is very important. The
article mentions the content of State’s management in public transportation socialization
process.
MLN-
KTVT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyển giao các dịch vụ công cộng cho
khu vực tư nhân (ở nước ta gọi là quá trình xã
hội hoá các dịch vụ công cộng) là xu hướng
chung của các nhà nước trên thế giới hiện nay.
Trong quá trình đó, quản lý nhà nước có vai
trò hết sức quan trọng. Bài viết đề cập đến
những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước
trong quá trình xã hội hoá dịch vụ vận tải
công cộng.
II. NỘI DUNG
Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai
cấp, sinh ra để thực hiện quyền lực của giai
cấp thống trị. Có thể tách biệt một cách tương
đối 2 chức năng của nhà nước: Chức năng
quản lý (chức năng cai trị) và chức năng phục
vụ (cung ứng các dịch vụ công cho xã hội;
cho các tổ chức và công dân). Các dịch vụ
công lại bao gồm hai loại: Một là các dịch vụ
công cộng, đây là những loại dịch vụ tối cần
thiết cho cuộc sống vật chất và tinh thần của
con người mà tư nhân không thể cung cấp
hoặc cung cấp không đầy đủ. Vì vậy, nhà
nước với tư cách là một tổ chức công quyền
có trách nhiệm cung ứng hoặc điều tiết, kiểm
soát việc cung ứng các dịch vụ này nhằm bảo
đảm sự ổn định, công bằng và hiệu quả của
nền kinh tế. Hai là, các dịch vụ hành chính
công (dịch vụ hành chính), đây là những dịch
vụ gắn với thẩm quyền của nhà nước để đáp
ứng quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các tổ
chức và công dân. Nếu xét theo tính chất công
cộng hay cá nhân, các dịch vụ công cộng lại
có thể phân thành: dịch vụ công cộng thuần
tuý, dịch vụ công cộng không thuần tuý và
dịch vụ công cộng có tính cá nhân (là loại
dịch vụ có thể phân chia theo khẩu phần để sử
dụng thông qua giá cả).
Các dịch vụ công cộng thuần tuý và
không thuần tuý thì sẽ không có ai khác ngoài
nhà nước phải đứng ra cung ứng. Những dịch
vụ công cộng có tính chất cá nhân, nhà nước
có thể chuyển giao nhiệm vụ cung ứng chúng
cho khu vực tư nhân hoặc có thể huy động sự
tham gia đóng góp của các tổ chức và công
dân vào lĩnh vực này. Quá trình này ở nước ta
gọi là quá trình xã hội hoá dịch vụ công cộng.
Vậy, xã hội hoá là quá trình huy động, tổ
chức sự tham gia rộng rãi, chủ động của nhân
dân và các tổ chức vào hoạt động cung ứng
dịch vụ công cộng trên cơ sở phát huy tính
sáng tạo và khả năng đóng góp của mỗi người.
Việc chuyển giao các dịch vụ công cộng
cho khu vực tư nhân là xu thế chung của các
nhà nước trên thế giới hiện nay, nó phù hợp
với đòi hỏi của nền kinh tế hàng hoá ngày
càng phát triển và bối cảnh toàn cầu hoá kinh
tế. Nó giúp cho các chính phủ có thể tập trung
vào chức năng chỉ đạo, điều hành. Nó tạo ra
sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ
do đó chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn, hiệu quả
kinh tế - xã hội đạt được sẽ cao hơn.
MLN-
KTVT
2
Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ
công cộng. Trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, giao thông vận tải công
cộng vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Trong quá trình xã hội các dịch vụ công
cộng nói chung và xã hội hoá dịch vụ vận tải
công cộng nói riêng, quản lý nhà nước có vai
trò hết sức quan trọng nhằm thiết lập sự công
bằng, bình đẳng giữa các đơn vị, các thành
phần kinh tế tham gia xã hội hoá.
Tất cả các hoạt động cung ứng dịch vụ
công cộng dù được tiến hành dưới hình thức
nào thì nhà nước vẫn là người chịu trách
nhiệm trước xã hội về việc đảm bảo cung ứng
chúng. Nói cách khác, nhà nước có trách
nhiệm chỉ đạo, tổ chức điều hành, kiểm tra,
giám sát đối với việc cung ứng các dịch vụ
này nhằm đảm bảo đáp ứng ở mức cao nhất
nhu cầu của nhân dân. Đối với dịch vụ giao
thông vận tải công cộng, theo chúng tôi nội
dung quản lý nhà nước tập trung vào các vấn
đề sau:
Một là, xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật giao thông vận tải để điều tiết hoạt
động của các doanh nghiệp tham gia vào hoạt
động vận tải.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị
trường, với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế vào việc cung cấp dịch vụ công cộng
thì việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật để quản lý hoạt động này là một đòi
hỏi tất yếu để nâng cao hiệu quả quản lý của
nhà nước. Nó sẽ tạo ra căn cứ và hành lang
pháp lý cho hoạt động của các đơn vị cung
ứng dịch vụ công cộng và xác định sự hỗ trợ
cần thiết của nhà nước đối với loại hình hoạt
động này.
Thông qua việc ban hành hệ thống văn
bản pháp luật, nhà nước mới có thể hoàn thiện
hệ thống tổ chức và thực hiện quản lý việc
thành lập các tổ chức ngoài nhà nước cung
ứng dịch vụ vận tải và hoạt động của các tổ
chức này. Nhà nước đã tổ chức cấp chứng chỉ
hành nghề cho các cá nhân và nhóm kinh
doanh, ra quyết định thành lập các doanh
nghiệp và công ty vận tải, đăng ký lại và
thành lập mới các đơn vị vận tải.
Thông qua các văn bản pháp quy, nhà
nước có thể tạo ra một sân chơi bình đẳng cho
các thành phần kinh tế, thiết lập sự công bằng
trong đối xử đối với các cơ sở cung ứng dịch
vụ công cộng của Nhà nước và các cơ sở
ngoài nhà nước.
Hai là, Nhà nước áp dụng các biện pháp
khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia
vận tải công cộng nhằm tạo điều kiện cho các
thành phần kinh tế tham gia vận tải một cách
bình đẳng, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh và công bằng.
Một trong những điều kiện quan trọng
thúc đẩy các cơ sở ngoài nhà nước hoạt động
có hiệu quả là nhà nước phải tạo ra sân chơi
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong
việc sản xuất và cung ứng cùng một loại hàng
hoá, dịch vụ công cộng. Để thực hiện được
điều này, nhà nước cần quán triệt thống nhất
quan điểm đối xử như nhau giữa các cơ sở nhà
nước và tư nhân, thể hiện trong mọi chính
sách, chế độ như chính sách thuế, tín dụng,
trong chế độ đối với người lao động.
MLN-
KTVT
Ba là, nhà nước tạo điều kiện và hỗ trợ
cho các cơ sở ngoài nhà nước tham gia vận tải
công cộng.
Trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công
cộng nói chung và vận tải công cộng nói
riêng, việc tạo điều kiện, hỗ trợ của nhà nước
là cần thiết và tất yếu, bởi vì đây là các dịch
vụ thuộc trách nhiệm bảo đảm cung ứng của
nhà nước, nhà nước chỉ uỷ quyền cho các cơ
sở ngoài nhà nước trực tiếp cung ứng. Vì vậy,
nhà nước không thể phó mặc các cơ sở này
hoạt động theo cơ chế thị trường, mà phải có
sự điều tiết, hỗ trợ để các tổ chức này hoạt
động theo các mục tiêu của nhà nước. Các
biện pháp hỗ trợ của nhà nước có thể là:
- Miễn, giảm thuế đối với các cơ sở ngoài
nhà nước cung ứng dịch vụ vận tải công cộng.
- Trợ cấp cho những tổ chức, cá nhân nào
thực hiện các dịch vụ vận tải công cộng, hoặc
nhà nước cũng có thể trợ cấp, trực tiếp cho
những đối tượng thụ hưởng các dịch vụ đó. Ví
dụ, bán vé tháng cho học sinh, sinh viên đi ôtô
buýt…
- Nhà nước cung cấp thông tin cần thiết
cho các tổ chức tư nhân hoạt động trong lĩnh
vực dịch vụ công cộng nhằm giúp cho các tổ
chức này tránh được các rủi ro, bất trắc, có
điều kiện áp dụng những công nghệ và biện
pháp cải tiến quản lý nhằm tăng cường hiệu
quả hoạt động của các cơ sở đó.
- Nhà nước hỗ trợ cho các cơ sở ngoài
nhà nước trong việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn
nhân lực nhằm tạo ra một đội ngũ lao động có
chất lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng
cao của xã hội về các dịch vụ công cộng.
- Nhà nước hỗ trợ cho các cơ sở ngoài
nhà nước trong việc tuyên truyền, giáo dục
pháp luật, phổ biến các chủ trương, chính sách
và quy định chung nhằm tạo ra môi trường
thuận lợi cho hoạt động của các cơ sở này.
Bốn là, Nhà nước can thiệp vào hoạt
động của các cơ sở ngoài nhà nước cung ứng
các dịch vụ vận tải công cộng.
Vì đây là một trong những loại dịch vụ
công cộng mà nhà nước có trách nhiệm bảo
đảm cho xã hội, nên việc quản lý của nhà
nước có những đặc thù riêng:
- Nhà nước phải bảo đảm cho mọi thành
viên trong xã hội đều có quyền ngang nhau
trong việc tiếp cận những dịch vụ này.
- Nhà nước bảo đảm cho giá cả của các
loại hình dịch vụ này ở mức chấp nhận được.
- Nhà nước bảo đảm cho những nhóm
thành viên đặc thù trong xã hội cũng có quyền
và khả năng tiếp cận đến các loại dịch vụ này.
- Nhà nước bảo đảm chất lượng của các
dịch vụ công cộng do các cơ sở ngoài nhà
nước cung ứng.
Những hình thức can thiệp của Nhà nước
bao gồm:
- Điều tiết về giá cả, phân phối và xây
dựng khung cơ chế thu chi tài chính.
- Ban hành những quy định cụ thể về tiêu
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của những người hành nghề
trong lĩnh vực này.
- Nhà nước giám sát và điều chỉnh hoạt
động của những cơ sở ngoài nhà nước cung
ứng dịch vụ này.
III. KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước trong quá trình xã hội
hoá các dịch vụ công cộng nói chung và dịch
vụ vận tải công cộng nói riêng có vai trò hết
sức quan trọng. Mục tiêu của quản lý nhà
nước nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của xã hội về các dịch vụ này, thực hiện
sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khi
tham gia cung ứng dịch vụ công cộng.
MLN-
KTVT
2
Tài liệu tham khảo
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2006.
[2]. David Osborne - Ted Gaebler: Sáng tạo lại
chính phủ, Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế
Trung ương, Hà Nội, 1995.
[3]. PGS.TS. Lê Chi Mai: Cải cách dịch vụ công ở
Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2003♦