Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TƯ TƯỞNG “CON NGƯỜI BẠC MỆNH” TRONG THƠ CA NGUYỄN DU-phần1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.86 KB, 18 trang )

TƯ TƯỞNG “CON NGƯỜI BẠC MỆNH” TRONG
THƠ CA NGUYỄN DU-phần1


Chữ bạc mệnh đây không có nghĩa tuyệt đối, mà chỉ có nghĩa
tương đối theo vũ trụ luận. Bạc mệnh nghĩa là số phận mỏng
manh, nhưng không có nghĩa định mệnh, tức là cố định một cách
tiên thiên, mà chỉ là theo luật thừa trừ hay đắp đổi của thiên
nhiên. Vả nữa theo quan niệm "lưỡng nghi" của Nho gia, thì bạc
mệnh hay hậu mệnh cũng chỉ là hai khía cạnh tất yếu của con
người.

Dưới mắt Nguyễn Du, con người sinh trong thế gian với những
nguyên nhân cấu thành phức tạp, thì tùy sự pha tạp ấy mà thành
trọc hay thanh. Ngoài khí thanh trọc này lại còn ảnh hưởng của
vũ trụ vạn vật, nên đã mang sẳn trong mình một tính chất lưỡng
phương thanh trọc, thiện ác, sáng tối, hạnh phúc và đau khổ, may
cũng như rủi, bế cũng như thông v.v. mà Nguyễn Du gọi là "bỉ
sắc tư phong" (cái này nhiều cái kia ít). Vậy con người bạc mệnh
hay hậu phước cũng chỉ là truyện thường tình. Nói thế tức là xác
nhận con người vốn bạc mệnh từ tự tính, đồng thời đoạn trường
cũng do hoàn cảnh nhân sinh gây nên

1 - Bạc mệnh tận bản tính - Nhân tính thành hình do tú khí của
trời đất, một thanh một trọc, một tinh thần một vật chất, cho nên
luôn luôn có sự tương tranh tương hoà. Nói tương tranh tương
hoà là tranh hoà giữa Tính và Tài. Tính đây tức là lý mà tài là khí.

Chu Tử viết :

"Giữa trời đất có lý và khí. Lý tức là đường lối của hình nhi


thượng và là căn bản của sự vật. Khí là khí của hình nhi hạ và là
thể hiện của sinh vật". (Thiên địa chi gian hữu lý hữu khí. Lý dã
giả hình nhi thượng chi đạo dã, sinh vật chi bản dã. Khí dã giả
hình nhi hạ chi khí dã, sinh vật chi cụ dã)[25].

Trình Di chú thích tính và lý rõ ràng hơn :

"Tính bản nhiên vốn thiện, tính tức là lý. Mà lý thì Thánh nhân
như Nghiêu Thuấn hay thường nhân cũng như nhau cả. Con
người có cái bất thiện là do tài. Tài thì bẩm sinh do khí. Mà khí thì
có thanh có trọc. Người bẩm thụ thanh khí thì thành thánh nhân,
người bẩm thụ trọc khí thì thành ngu nhân"[26].

Sau này Đới Đông Nguyên cũng phận biệt tính với tài một cách
dứt khoát hơn :

"Khí là căn nguyên hoá sinh muôn vật, bằng cứ vào căn cơ thì
gọi là mệnh, theo bản thể thì gọi là tính, căn cứ theo thể chất thì
gọi là tài. Do thành tính mà mỗi vật khác nhau, mà tài năng cũng
khác nhau” (Khí hoá sinh nhân sinh vật, cứ kỳ hạn ư sở phân nhi
ngôn vị chi mệnh, cứ kỳ vi nhân vật chi bản thủy nhi ngôn vị chi
tính, cứ kỳ thể chất nhi ngôn vị chi tài. Do thành tính các thù, cố
tài chất diệc thù)[27].

Theo lý thuyết đó, Nguyễn Du đặt con người đứng giữa Tài
Mệnh, và dĩ nhiên Tài Mệnh tương đố. Vương Thúy Kiều, vai
chính trong truyện Đoạn trường tân thanh là người tài sắc tuyệt
trần, vì thế theo luật thừa trừ, nàng phải chịu một số phận vô
cùng gian truân, đến phải đoạn trường. Nguyễn Du mở đầu
truyện của ông bằng chính quan niệm đó :


"Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen".
(ĐTTT câu 1-6)

Ông đã đưa ra ba nhận xét sâu xa : một là đời người thường có
nhiều khổ đau. Hai là càng tài cán thì càng gian truân. Ba là lý do
của bạc mệnh dựa trên luật thừa trừ : được cái nọ mất cái kia.
Theo lẽ đó, Thúy Kiều trong suốt cuộc đời tài sắc, đã là hiện thân
cho bạc mệnh, cho đoạn trường. Cơn đoạn trường, số kiếp long
đong đã bám sát cuộc đời nàng, cũng như mọi cuộc đời nữ nhi
tài sắc.

Vương Quan, em nàng, khi kể truyện kỹ nữ Đạm Tiên, cũng nói :

"Phận hồng nhan có mong manh".
(ĐTTT câu 65)

Chính Thúy Kiều cũng tự xác nhận điều đó :

”Đau đớn thay ! Phận đàn bà !
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".
(ĐTTT câu 83-84)


”Rằng : hồng nhan tự ngàn xưa,

Cái điều bạc mênh có chừa ai đâu”.
(ĐTTT câu 107-108)

Tâm niệm như thế, nàng nằm mộng thấy Đạm Tiên và tự cho
mình có số bạc mệnh giống âm hồn, rồi nghe âm hồn xác nhận :

“Vâng trình hội chủ xem tường :
Mà xem trong sổ đoạn trường có tên.
Âu đành quả kiếp nhân duyên,
Cũng người một hội một thuyền đâu xa?”
(ĐTTT câu 199-202)

Bị ám ảnh bởi lời âm hồn, nàng thâm tín với số phận mình :

"Đoạn trường là số thế nào ?
Bài ra thế ấy, vịnh vào thế kia.
Cứ trong mộng triệu mà suy :
Phận con thôi có ra gì mai sau”.
(ĐTTT câu 231-34)

Cho tới khi nàng đã thâm giao với Kim Trọng qua khoé mắt với
bàn tay, qua những cuộc giao duyên thơ đàn, mà nàng vẫn đinh
ninh một cung đàn bạc mệnh :

"Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay.
Nhớ từ năm hãy thơ ngây,
Có người tướng sĩ đoán ngay một lời :
Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.

Trông người lại nghĩ đến ta,
Một dầy một mỏng biết là có nên”
(ĐTTT câu 411-16)

Bản chất bạc mệnh của Thúy Kiều đã phát tiết ra ngôn từ, hành
động và cả tiếng đàn giọng ca, khiến cho Kim Trọng đã phải thốt
nên lời hoài cảm :

"Rằng : hay thì thực rằng hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
So chi những bậc tiêu tao,
Dột lòng mình, cũng nao nao lòng người".
(ĐTTT câu 489-493)

Nàng trả lời với một ý thức trọn vẹn :

"Rằng : quen mất nết đi rồi,
Tẻ vui thôi cũng tính Trời biết sao".
(ĐTTT câu 493-94)

Thực ra tận bản tính, Thúy Kiều đã mang nợ đoạn trường, tức là
nàng đã mắc vào luật vay trả của trời đất : lãnh thụ nhiều thì phải
đền trả nhiều. Đó không phải là định mệnh, mà là luật thiên nhiên.
Cuộc đoạn trường càng da diết cũng một phần do mặc cảm của
nàng và phần nào do tính tình của nàng, mà ta gọi là cái nhi nữ
thường tình của nàng. Nói cách khác : chính Thúy Kiều cũng tự
tay tạo nên cái nghiệp của mình. Sau này Đạo Cô Tam Hợp cũng
phải xác nhận cách hợp lý rằng :

"Sư rằng : phúc họa đạo Trời,

Cõi nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có Trời mà cũng tại ta,
Tu là cõi phúc tình là dây oan.
Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong,
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.
Ma đưa lối quỷ đưa đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi".
(ĐTTT câu 2655-66)

Ta thấy rằng nguyên nhân bạc phận ở đây là do Mệnh, lại do tự
tính tức tài năng, mà còn do tự tình, tức là tự do của mình.

Qua bài Độc Tiểu thanh ký, Nguyễn Du cũng xác nhận như vậy :

"Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh cũng dở dang.
Nỗi hờn kim cổ Trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang"
(Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư)[28]

Nhưng còn một nguyên nhân đoạn trường không thể tránh né
được, đó là hoàn cảnh xã hội nhân sinh, cuộc sống chung đụng
giữa người với người : người là nguyên nhân đoạn trường cho

người, người là đao phủ cho người.

2 - Cuộc hiện sinh đoạn trường - Quan niệm cổ truyền vẫn cho
rằng : kiếp nhân sinh là bể khổ. Thực ra kiếp nhân sinh cũng chỉ
là một khung cảnh thiên nhiên, tự nó không có sướng khổ hay tội
phúc, mà đó chỉ là môi trường tội phúc hay sướng khổ của con
người tiếp xúc với con người mà thôi.

Đạm Tiên, Tiểu Thanh hay Thúy Kiều, ngoài cái lý "hồng nhan
bạc mệnh" mà mắc nợ đoạn trường, cũng còn cái lý ”nhân sinh
phiền não" nữa. Trong kiếp hiện sinh phiền não, thanh trọc tương
phản tương tranh, thì những bậc thanh khí thường là nạn nhân
của phường trọc khí. Những con người thanh khí thường đoạn
trường do những cái tham sân si của phường trọc khí. Những nỗi
tham sân si đó là những cung đàn bạc mệnh não nề nhất.

-Tham dục - Đó là lòng ham muốn nhau của trai gái và lòng mê
tham lợi lộc của những kẻ lợi dụng tiền tài hoặc sắc đẹp nữ nhi.
Tôi không muốn đề cập đến thiện ác ở đây theo những nguyên
tắc luân lý - chính Nguyễn Du cũng không chủ ý nói tới luân lý -
mà chỉ có ý nhận xét khách quan về tâm lý thường tình và cuộc
hiện sinh của xã hội loài người. Trai gái ham luyến nhau là truyện
tâm lý thường tình, và những kẻ lợi dụng sự yếu hèn của kẻ khác
để lấp đầy hố tham vọng của mình là những thực tại “buồn nôn"
của xã hội, bất cứ ở đây hay ở đâu.

Đạm Tiên là một điển hình cụ thể. Trời cho nàng sắc đẹp, một
thứ sắc đẹp khiêu khích dục vọng của đàn ông, như một bông
hoa có bao nhiêu ong bướm qua lại, tất nhiên phải tan nát sa
rụng. Vì nàng "nổi danh tài sắc một thì", cho nên mới có cảnh

giành giật "xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến oanh". Cũng vì có
nhiều yến oanh tranh chiếm xôn xao náo động, nàng mới mắc nợ
đoạn trường :

"Sống làm vợ khắp người ta,
Hại thay! Thác xuống làm ma không chồng".
(ĐTTT câu 87-88)

Nếu xét theo luân lý khách quan, phải coi Đạm Tiên là kẻ vô luân.
Nhưng như trên vừa nói : chính Nguyễn Du cáng không chủ ý nói
tới luân lý, nên ông mới để Thúy Kiều biện hộ cho nàng :

"Kiều rằng : những đấng tài hoa
Thác là thể phách, còn là tinh anh".
(ĐTTT câu 115-116)

Nàng còn tự cho mình là hiện thân của Đạm Tiên :

”Hữu tình ta lại gặp ta,
Chớ nề u uẩn mới là chị em".
(ĐTTT câu 127-128)
Trong suốt cuộc đời Thúy Kiều, lúc nào Đạm Tiên cũng như ẩn
ẩn hiện hiện một bên, theo đúng lẽ "đồng thanh tương ứng, đồng
khí tương cầu”[29]. Mỗi lúc bế tắc hoặc hanh thông trong đời
Thúy Kiều, Đạm Tiên lại xuất hiện như anh hồn hộ mệnh. Trong
giấc mơ đầu tiên, nàng báo cho biết : Thúy Kiều được liệt vào
bậc nhất trong sổ đoạn trường :

"Ví đem vào bậc đoạn trường,
Thì treo giải nhất chi nhường cho ai".

(ĐTTT câu 209-210)

Tại lầu xanh của Tú Bà, vì quá nhục nhã nàng dùng dao tự vẫn;
trong cơn mê mẩn, nàng lại thấy Đạm Tiên xuất hiện :

"Rỉ rằng : nhân quả dở dang,
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao.
Số còn nặn nợ má đào,
Người dù muốn quyết, Trời nào đã cho.
Hãy xin hãy xin hết kiếp liễu bồ,
Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau”.
(ĐTTT câu 995-1000)

Sau cùng tại sông Tiền Đường, Thúy Kiều nhớ lời thần mộng,
tưởng mượn dòng nước để rửa sạch nợ đoạn trường, thì Đạm
tiên lại xuất hiện như một sứ giả, để rửa tội cho Thúy Kiều, giải
thoát nàng cho khỏi nghiệp chướng :

”Mơ màng phách quế hồn mai,
Đạm Tiên thoắt đã thấy người ngày xưa.
Rằng : tôi đã có lòng chờ,
Mất công mười mấy năm thừa ở đây.
Chị sao phận mỏng đức dầy,
Kiếp xưa đã vậy lòng này dễ ai.
Tâm thành đã thấu đến Trời,
Bán mình là hiếu, cứu người là nhân.
Một niềm vì nước vì dân,
Âm công cất một đồng cân đã già.
Đoạn trường sổ rút tên ra,
Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau”.

(ĐTTT câu 2711-22)

Vì có số đoạn trường, nên đời nàng mới chết chìm nhiều lần
trong hố tình duyên. Nàng gắn bó với Kim Trọng, lại phải xa cách
chàng :

"Ông Tơ gàn quải chi nhau,
Chưa vui xum họp đã sầu chia ly".
(ĐTTT câu 549-50)

Trên chặng đường đầu của bước lưu ly, nàng đã phải héo tàn
dưới bàn tay vũ phu của Mã Giám sinh. Rồi tiếp đến những ngày
"liễu ngõ hoa tường" trong thanh lâu, nơi chôn vùi tất cả nhân vị
nhân phẩm. Giờ đây nàng chỉ còn là cánh hoa úa tàn :

”Xưa sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dầy gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?”
(ĐTTT câu 1235-38)

Cánh hoa càng úa tàn dưới bàn tay Bạc Hạnh và trong thanh lâu
của chàng, để sau cùng một phen tan nát dưới bàn tay vô đạo
của Hồ Tôn Hiến. Cung đàn bạc mệnh lúc này càng vang lên một
âm thanh não nuột cuối cùng để chờ giải thoát :

”Một cung gió tủi mưa sầu,
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.
Ve ngâm vượn hót nào tầy ?"
(ĐTTT câu 2569-71)


- Sân dục - Đây là nộ khí của những mẫu người lệch lạc, thiên về
tính ác hơn tính thiện. Đây cũng là nguyên nhân gia hình cho
khách má hồng. Mà nộ khí do sân dục phát xuất thường lại do
chính người đồng phái tính. Có thể kể ít mẫu người dưới ngòi bút
Nguyễn Du, như Tú Bà, Hoạn Thư.

×