Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Xuân Diệu - Huy Cận và chuyện văn, chuyện đời ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.21 KB, 9 trang )

Xuân Diệu - Huy Cận và chuyện
văn, chuyện đời

Năm 1942, khi Huy Cận đỗ kỹ sư, làm việc ở Sở nghiên cứu tằm
tang, Xuân Diệu điện ra hỏi: "Diệu từ chức được chưa?", Huy
Cận trả lời: "Từ chức ngay! Về Hà Nội ngay". Từ đó, đôi bạn ở 61
phố Hàng Bông.

Xuân Diệu và Huy Cận bây giờ đã trở thành người thiên cổ
nhưng thơ ca và tình bạn cảm động của hai ông còn ngân vọng
mai sau.

Xuân Diệu (sinh năm 1916), Huy Cận (sinh năm 1919) tuy quê
gốc cùng ở Hà Tĩnh nhưng Xuân Diệu lại sinh ra và lớn lên ở
Bình Định; mãi đến năm 1936, họ mới gặp nhau lần đầu ở trường
Khải Định (quốc học Huế). Hai người đọc thơ cho nhau nghe và
cảm nhau tức khắc, trở thành đôi bạn tri ân, gắn bó, chung sống
bên nhau suốt gần nửa thế kỷ cho đến năm 1985 khi Xuân Diệu
mất. Nghĩ lại mối tình ấy, chính Huy Cận nhiều khi cũng thấy làm
lạ:

Hai đứa rồi ra nghĩ cũng kỳ
Thương nhau hơn ruột thịt dường ni
Mà đàn mỗi đứa riêng âm sắc
Cuộc sống muôn màu lặp lại chi!

(Nằm bệnh viện, gửi Diệu, 1974)

Đấy là sau này, nhưng ngay khi còn thanh niên, năm 1942, Huy -
Xuân đã thấy có một sự gắn bó "định mệnh". Khi Xuân Diệu làm
tham tá thương chánh ở Mỹ Tho, có gửi vải may quần áo cho


Huy Cận, lúc đó đang học cao đẳng nông lâm sắp tốt nghiệp. Huy
Cận viết:

Mở thư một sáng lạnh lùng
Hai chiều vải dệt tao phùng Huy - Xuân
Dọc ngang tơ chỉ sát gần
Đi về mấy dạo hai thân một hồn

Vào lúc 7 giờ 40 phút ngày 18/12/1985, Xuân Diệu mất, đúng lúc
ấy, Huy Cận đang ở Dakar (Senegal) đột ngột bị xuất huyết nặng.

Thật ra, tình bạn của Xuân Diệu và Huy Cận bắt nguồn từ tình
yêu quê hương đất nước, yêu văn hóa dân tộc, rồi sau này là tình
yêu cách mạng. Những tình yêu này, thật ra chỉ là một.

Cuối năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học Trường Luật và viết
báo Ngày nay. Năm 1938, Huy Cận ra sống với Xuân Diệu ở
chân đê Yên Phụ. Năm 1939, họ chuyển về một căn gác nhỏ ở
40 phố Hàng Than. Xuân Diệu tiếp tục học luật và dạy văn ở
Trường Thăng Long. Huy Cận học cao đẳng nông lâm. Dưới gác
là Lưu Trọng Lư. Sinh thời Huy Cận có kể với tôi rằng, khi Huy
Cận in bài Tràng Giang, Lưu Trọng Lư phục lắm, kéo đi chiêu đãi
phở Hàng Mành ngon có tiếng hồi bấy giờ. Ăn xong, Lưu Trọng
Lư móc túi, không thấy tiền đâu đứng ngơ ngác giữa quán, cuối
cùng, thành ra Huy Cận lại phải chiêu đãi.

Đầu năm 1940, "cơm áo không đùa với khách thơ", Xuân Diệu
buộc phải vào Mỹ Tho làm tham tá thương chánh. Những người
quen biết Xuân Diệu và Huy Cận, thường kể lại rằng, đó là cách
hai người nuôi nhau ăn học. Năm 1942, khi Huy Cận đỗ kỹ sư,

làm việc ở Sở nghiên cứu tằm tang, Xuân Diệu điện ra hỏi: "Diệu
từ chức được chưa?", Huy Cận trả lời: "Từ chức ngay! Về Hà Nội
ngay". Từ đó, đôi bạn ở 61 phố Hàng Bông. Những tác phẩm của
Xuân Diệu, Huy Cận thời đó thường có dòng "Huy Xuân xuất
bản" trên bìa sách.

Năm 1941, Huy Cận tham gia Việt Minh. Năm 1942 đến lượt
Xuân Diệu. Năm 1944, Xuân Diệu về thăm quê nội ở Can Lộc rồi
lên quê hương Huy Cận ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn. Ông
giúp mẹ Huy Cận một số tiền để trả nợ, nói: "Anh Huy Cận hoạt
động cách mạng rồi bà ạ. Nếu có điều gì chẳng may, con sẽ thay
anh Cận cùng bà lo việc gia đình".

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cả hai cùng lên chiến
khu và được kết nạp vào Đảng. Sau hòa bình (1954), Xuân Diệu
và Huy Cận được bố trí ở một biệt thự số 24 Cột Cờ, nay là Điện
Biên Phủ. Xuân Diệu từng có câu:

Nhà tôi 24 Cột Cờ
Ai yêu thì đến, hững hờ thì qua

Đó là thời kỳ cả hai cùng cặm cụi làm việc và đạt được những
thành tựu lớn trong văn học. Ngoài thơ, Xuân Diệu có Các nhà
thơ cổ điển Việt Nam và nhiều công trình có giá trị khác mà nhiều
học giả đánh giá, một mình ông là "cả một viện văn học".

Nhưng không chỉ cặm cụi trong "tháp ngà". Các nhà thơ của
chúng ta đã hơn mười lần đi thực tế ở khu bốn ác liệt, Xuân Diệu
đã thực hiện gần một nghìn cuộc bình thơ cho chiến sĩ, công
nhân, nông dân và trường học, có sức động viên rất lớn. Trong

những ngày ấy, hai cảm xúc lớn của Xuân Diệu là yêu và căm
"yêu với căm, hai đợt sóng ào ào, vỗ bên lòng dội mãi tới trăng
sao". Ngoài những bài thơ đanh thép tố cáo tội ác giặc Mỹ, Xuân
Diệu vẫn không ngừng làm thơ tình. Ngoài những bài thơ thuần
túy như Biển và các bài khác trong tập Cầm tay mà Xuân Diệu
từng tâm sự "viết cho bạn trẻ muôn đời vì tình yêu và vĩnh hằng",
những bài thơ tình trong chống đế quốc Mỹ của ông cũng rất
thấm lòng người. Ở Thanh Hóa, thấy người vợ tiễn chồng ra mặt
trận, ông viết ngay được bài Vợ chuẩn bị hành trang cho chồng đi
vào hỏa tuyến, trong đó có những câu:

Em choàng lưới mũ cho anh
Áo anh em nhuộm màu xanh lá rừng
Chiếc ba-lô cũ đã dùng
Tay em khéo léo chữa từng đường kim

Đó cũng là lúc Huy Cận ngợi ca những người phụ nữ Việt Nam
anh hùng:

Tôi chào chị, chào em nghìn đuốc sáng
Một trời sao dân tộc cánh vàng bay

Sau giải phóng năm 1975, cả hai người vẫn "thi đua" viết, Xuân
Diệu được một tập thì Huy Cận cũng một tập. Cả hai hồn thơ lớn
đang dang cánh thỏa sức bay trên bầu trời cao rộng của thơ ca,
trong cuộc sống tình bạn tưởng như bất diệt. Bỗng một ngày vào
tháng 11/1985, Xuân Diệu ngồi bệt giữa phòng nói với Huy Cận:
"Trong hai đứa mình, đứa nào chết trước là sướng, đứa nào ở lại
sau chắc khổ lắm". Không ngờ đó là lời trăng trối cuối cùng. Một
tháng sau, Xuân Diệu mất. Tôi nhớ, đó là lúc ở Hà Nội đang diễn

ra hội nghị những người viết văn trẻ. Những nhà văn, những cây
bút trẻ trong cả nước đang háo hức chờ ông đến nói chuyện thì
vô cùng đột ngột và thương tiếc khi nghe tin ông mất!

Người ta đã viết nhiều về Phong trào thơ mới, về riêng Xuân Diệu
và Huy Cận. Người ta cho rằng, các ông đã đem lại cho văn
chương Việt Nam những sự mới mẻ từ ảnh hưởng của phương
Tây. Người ta nói Xuân Diệu là "ông hoàng của thơ tình", Huy
Cận là nhà thơ "mang tâm thức vũ trụ". Tất cả những điều ấy
đúng nhưng không phải cốt lõi nhất. Có lẽ cốt lõi nhất, theo tôi,
thơ mới, thơ Xuân - Huy có ngọn nguồn chính từ dân tộc và tinh
thần chủ đạo trong dòng thơ đó vẫn là tinh thần yêu nước, một
đặc điểm nổi bật nhất, một truyền thống quý báu nhất của văn
học Việt Nam.

Tôi đã đọc lại nhiều lần thơ của hai ông và càng ngày càng tin
chắc ở điều đó. Thỏa chí nhất của Xuân Diệu là viết về niềm tự
hào, về sức sống của dân tộc. Khi cờ đỏ sao vàng cách mạng
treo cao, trong sự thăng hoa ấy, Xuân Diệu như càng được bay
lên, hứng khởi đến từng chân tơ, kẽ tóc:

Việt Nam! Việt Nam! Cờ đỏ sao vàng!
Những ngực nén hít thở Ngày độc lập!
Nguồn lực mới bốn phương lên tới tấp!
Nếp cờ bay chen vỗ sóng bài ca

Được "trang hoàng" cho Tổ quốc, đấy muôn đời là sứ mạng, là
vinh quang của mọi nhà thơ, của mỗi con người. Xuân Diệu đã
từng viết một cách sâu sắc: "Cách mạng đã mở ra cho tôi những
chân trời mà trước đây tôi không thể mơ ước được Con dế

mèn trong đám cỏ gáy lên không phải để cho riêng mình. Nó gáy
lên để tìm bạn. Sự công nhận của đông đảo công chúng là nguồn
sức mạnh, nguồn cảm hứng của tôi".

×