Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP 2010 (MÔN VĂN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.47 KB, 7 trang )

GỢI Ý GIẢI ĐỀ VĂN TN THPT NĂM 2010
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH:
Câu 1: Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn M. Sô-lô-khốp
+ Tiểu sử - con người:
- Sô-lô-khôp (1905 - 1984) là nhà văn Xô Viết lỗi lạc, sinh ra ở vùng thảo nguyên sông
Đông nước Nga
=> không gian nghệ thuật quen thuộc trong sáng tác Sô-lô-khốp.
- Thời nội chiến: nghỉ học, Ông tham gia cách mạng sớm, làm nhiều nghề kiếm sống
nhưng vẫn dành thời gian tự học và đọc sách. Và bắt đầu viết văn.
- Năm 1923, Sôlôkhốp quyết tâm lên Maxcơva, tại đây ông làm đủ nghề để kiếm sống
và thực hiện giấc mộng viết văn.
=> sự trải nghiệm, thấu hiểu sâu sắc cuộc sống, chiến tranh cũng như gương mặt
những số phận thời hậu chiến.
- Năm 1925, ông bắt tay viết tác phẩm Sông Đông êm đềm được giải Noben 1965.
- Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941-1945), ông khoác áo lính, làm phóng viên chiến
trường, xông pha trên nhiều mặt trận, nhiều bài ký sự, chính luận, truyện ngắn nổi tiếng
được ra đời Từng là phóng viên chiến trường trong chiến tranh vệ quốc.
- Ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, ông là nhà văn vĩ đại của
nền văn học Xô viết và thế giới.
+ Phong cách nghệ thuật:
- Phong cách NT:
ngòi bút hiện thực, bi hùng, chất sử thi - Viết đúng sự thật, không né tránh dù có khốc
liệt và đau thương như thế nào và nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc.
- Sự kết hợp hài hòa:
chất bi và chất hùng, yếu tố sử thi và yếu tố tâm lí.
+ Tác phẩm:
Tập truyện “Truyện sông Đông” (1926) ;
Sông Đông êm đềm,
“Đất vỡ hoang” (1932-1959) ;
Số phận con người…
+ Vị trí :


- Nhà văn Nga lỗi lạc, thuộc số các nhà văn mà mỗi tác phẩm ra đời đều có ý nghĩa
như những cột mốc đánh dấu bước phát triển của nền văn học Xô viết.
- Nhận giải thưởng Nobel năm 1965.
- Nhà tiểu thuyết có tài, một trong những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.
Câu 2: Suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay
+ Trong mỗi một hoàn cảnh, xã hội khác nhau thì khái niệm về lòng yêu thương
con người nó lại được thể hiện ở những khía cạnh và việc làm khác nhau. Tuổi trẻ, nó
mang lại cho xã hội nhiều điều. Lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội
hiện nay rất đa dạng và phong phú.
+ Lòng yêu thương con người của tuổi trẻ có thể là ở việc giúp đỡ mọi người,
sống trong xã hội, con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Việc giúp mọi
người xung quanh, dù chỉ là một việc làm nhỏ cũng thể hiện lòng yêu thương con
người.
+ Yêu thương con người không phải chỉ là yêu thương quan tâm tới người xung
quanh mà còn là yêu thương chính bản thân mình.
+ Yêu thương con người thể hiện ở hành động bản thân chúng ta. Chúng ta phải
làm những việc tốt, sống thật có ý nghĩa để cống hiến một phần công sức nhỏ của mình
cho xã hội.
+ Những đóng góp và cống hiến của bản thân mình thể hiện rõ và sâu sắc nhất
tình thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
+ Bên cạnh những mặt tốt cũng có những hành động, việc làm chưa tốt, thể hiện
cái cần chỉnh sửa, cần khắc phục của thế hệ trẻ. Qua đó chúng ta có thể nhận ra
những việc làm đó để sống và hành động tốt, xây dựng một xã hội tươi đẹp hơn.
PHẦN RIÊNG- PHẦN TỰ CHỌN
Câu 3a. Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
của Nguyễn Đình Thi
Gợi ý giải đề:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
+ Tiểu sử - con người:

- Bút danh: Nguyễn Hoàng Ca.
+ Sáng tác:
- Thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết.
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện và kí (1978)
+ Vị trí văn học sử: cây bút văn xuôi tài năng của văn học kháng chiến.
b. Tác phẩm
+ Xuất xứ:
Rút từ tập “Truyện và kí” (1978)
+ Khái quát về tác phẩm:
- Truyện tái hiện qua hồi tưởng của nhân vật Việt, trong tình trạng bị thương, mê man,
hiện tại và quá khứ đan xen để nói lên truyền thống một gia đình từ đó khái quát bức
tranh Nam Bộ.
- Diễn biến: đứt nối theo trí nhớ nhân vật > những mảnh hiện thực chắp dính linh hoạt.
+ Vị trí: Là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi.
2. Phân tích nhân vật Việt
Nhân vật Việt > thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ
+ Tổng quát:
- Giới thiệu chung về tác giả , tác phẩm.
- Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân vật Việt trong việc biểu hiện nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm.
+ Phân tích:
- Trẻ con, hồn nhiên > góp phần khắc họa hình ảnh tuổi trẻ chống Mĩ sinh động.
- Yêu thương, gắn bó với gia đình.
- Gan góc, quả cảm.
- Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng.
+ Đánh giá:
- Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm.
- Tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ chống Mĩ.
- Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng: miêu tả tâm lí, ngôn ngữ đối thoại và ngôn
ngữ miêu tả sinh động có tác dụng cá tính hóa nhân vật.

- So sánh với hình tượng chiến sĩ giải phóng khác trong văn học chống Mĩ để thấy
Nguyễn Thi là những “nhà văn của nông dân Nam Bộ” , xây dựng hình tượng người
chiến sĩ giải phóng “đậm chất Nam Bộ”
Câu 3b. "Sóng" - Xuân Quỳnh.
B-GỢI Ý CỤ THỂ
A) MỞ BÀI
- Thơ tình của Xuân Quỳnh thường mang đậm nét tự thuật.
- Sóng là một bài thơ hay, trong đó khát vọng tình yêu đã đuợc thể hiện theo một cách
riêng rất chân thực.
B) THÂN BÀI
- Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh không nói điều gì vượt quá nhận thức và trải nghiệm
của chính mình. Cái nhìn của Xuân Quỳnh xuất phát từ bên trong. Nó không giống sự
suy đoán tuy già dặn, đúng đắn nhưng lại đi từ ngoài vào của các nhà nghiên cứu tâm
lý tình yêu.
- Xuân Quỳnh không ngại nói thẳng ra nỗi yêu thương dào dạt của mình. Chị rất kiên
định trên lập trường tình yêu và đề cao tuyệt đối lòng chung thuỷ. Có những lúc tình
yêu của chị chứa đựng sự thách thức đối với hoàn cảnh.
- Xuân Quỳnh đã chọn hình tượng sóng để hoá thân là rất chính xác. Mỗi đặc tính của
sóng đều ứng hợp với một đặc tính nào đó trong tình yêu của chị. Tuy nhiên “sóng” ở
đây không phải là một ẩn dụ hoàn chỉnh. Nó bị giải thích rất sớm nhưng không vì thế
giảm sức hấp dẫn. Vừa bộc lộ gián tiếp, vừa giãi bày trực tiếp, khi ẩn, khi hiện , đấymới
chính là nhịp sóng ngầm đích thực của bài thơ.
C) KẾT BÀI
- Với một vẻ đẹp rất riêng, bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đã chiếm đượccảm tình của
đông đảo người đọc.
- Nhà thơ dù đã mất, tình yêu của chị vẫn còn dạt dào “vỗ sóng”trong thơ.
* BÀI MẪU:
Như một bông hoa bé nhỏ Xuân Quỳnh (XQ) đến với Nàng thơ rồi lặng lẽ ra đi giữa
quãng đời xuân sắc. Những ai đã một lần gặp mặt ấy rất khó quên người con gái thanh
mảnh mà nét dịu dàng toả ra trong từng cử chỉ ấy. Nét dịu dàng của nhà thơ còn đựơc

thể hiện rõ nét trong bài thơ Sóng như một cái duyên thầm của người con gái Việt Nam
trong tình yêu.
Không như cái cuống quýt vội vàng của Xuân Diệu, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh nhẹ
nhàng mà sâu lắng, mãnh liệt nhưng vẫn đằm thắm dạt dào nữ tính. Nhà thơ đã mượn
hình tượng sóng để diễn tả tình yêu. Đây không phải là một điều mới. Chợi nhớ cách
đây gần ba trăm năm cố thi hào Nguyễn Du cũng đã nhắc đến con sóng khi viết về mối
tình Kim - Kiều: "Sóng tình dường đã xiêu xiêu"
Và hơn một lần Xuân Diệu cũng đã có câu thơ nói về sóng:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Nói như thế không có nghĩa là Xuân Quỳnh đã bắt chước hay vay mượn hình tượng
thơ trong các tác phẩm khác. Có ai đấy đã từng nói trong văn chương điều tối kị nhất là
vay mượn hay bắt chước. Xuân Quỳnh là nhà thơ, chắc hẳn rõ điều này hơn ai hết !
Nhà thơ hoàn toàn có lý do riêng của mình khi kết hợp sóng và tình yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Sóng vốn là một trạng thái động, nó cũng là một vật thể thiên nhiên vì vậy sóng luôn
chứa đựng những mâu thuẫn trong cùng một trạng thái chăng? Dữ dội và dịu êm, ồn ào
và lặng lẽ. Đã có lần nào bạn đứng trước biển chưa? Biển xanh ! Đấy là khung cảnh
vừa ngỡ rất quen thuộc lại vừa rất xa lạ. Tình yêu cũng thế. Vậy thì có sự so sánh nào
tốt hơn là so sánh sóng biển với tình yêu:
Nhà thơ viết :
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Nói đến sóng ở đây là XuânQuỳnh là nói đến tình yêu mà sóng chính là biểu tượng của
người con gái. Người con gái khi yêu luon tự day dứt trăn trửo với tình yêu, tự mâu
thuẫn với chính mình. Tâm trạng của Xuân Quỳnh là tâm trạng người con gái say mê,
nồng nhiệt đấy nhưng cũng rất đằm thắm, cởi mở, tìm về cội nguồn nhưng vẫn không

thể giấu được vẻ sôi nổi của tuổi trẻ.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Sóng chính là tình yêu đấy, chính là khát vọng tình yêu đã tạo nên mâu thuẫn làm con
sóng không hiểu nổi mình và nhà thơ cũng không hiểu nổi mình. Trong tình yêu người
ta vẫn thích đi tìm quy luật, tìm định nghĩa mới cho tình yêu; hướng tới những cái gì có
sức mạnh trường cửu như sóng như biển. Nói đến sóng là nhà thơ đã nói đến mình,
nói đến tình yêu của mình.
Vậy đó khi người ta yêu nhau đời bao giờ cũng đẹp. Bài thơ ra đời vào năm sáu bảy,
vào thời kì mà các nhà htơ đang tự hoá thân vào trách nhiệm của dân tộc, Xuân Quỳnh
dám bày tỏ nỗi lòng riêng tư của mình, bày tỏ tình cảm của mình là điều đáng khâm
phục. Nhẹ nhàng như một lời thì thầm, bài thơ Sóng đã để lại trong lòng người đọc
những tình cảm dịu ngọt mơn man nhưng đầy thi vị.
Người gợi ý giải đề
Sinh viên năm 4_ Hoàng Thị Huyền_ Lớp Cử nhân Văn_ ĐHSPHN 1

×