Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Gởi ý bài làm đề thi tốt nghiệp Lịch sử 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.99 KB, 3 trang )

GỢI Ý MÔN SỬ TỐT NGHIỆP THPT 2010
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH
Câu 1:
1. Hoàn cảnh lịch sử của hội nghị thành lập ĐCS VN đầu năm 1930
- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân, nhất là ở Bắc Kì kể từ sau phong trào
"vô sản hoá"(1928) làm cho ngững người lãnh đạo nhận ra sự cấp thiết phair thành lập 1
chính đảng để lãnh đạo cách mạng.
- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản:
+ Đông Dưong cộng sản Đảng (17/6/1929)
+ An Nam cộng sản Đảng (8/1929)
+ Đông Dương cộng sản liên đoàn (9/1929)
Với sự ra đời của 3 tổ chức này đã đưa phong tào đấu tranh của Việt Nam phát triển mạnh
mẽ nhưng các tổ chức này hoạt đọng riêng rẽ, tranh giành ảnh hưỏng đến nhau làm cho
phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ
=> Yêu cầu đặt ra: phải thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành 1 đảng duy nhất => Điều kiện
thành lập ĐCS ở nc ta đã chín muồi
=> Vơí cuơng vị là phái viên Quốc tế cộng sản (QTCS), Nguyễn Ái Quốc (NAQ) đã chủ
động triệu tập đại biểu của các tổ chức Đảng tới Cửu Long ( Hương Cảng, TRung Quốc)
để bàn bạc hợp nhất. 6/1/1930 Các tổ chức đảng thành 1 đảng duy nhất
2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập ĐCS VN
- Với tư cách là phái viên của QTCS thì NAQ đã chủ động triệu tập các đại biểu của
ĐDCSĐ và ANCSĐ để bàn việc hợp nhất các tổ chức.
- Người đã chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức đảng thành 1 đảng duy nhất lấy tên là
ĐCSVN
Câu 2:
1. Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp?
- Sau khi ký hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước ( 14/9/1946) thực dân Pháp vẫn đẩy
mạnh việc chính trị chiến tranh xâm lựoc nước ta lần nữa.
+ 6/3/1946 Pháp mở các cuộc tấn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ
+ Ở Bắc bộ hạ tuần tháng 11/1946, Pháp tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn
+ Ở Hà Nội, Pháp bắn súng ném lựu đạn vào nhiều nơi


+ 18/12/1946, Pháo gửi tối hậu thư cho chính phủ ta.
=> Trước sự bội ước của Pháp, 12/12/1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị
toàn quốc kháng chiến.
=> 18, 19/12/1946 Hội nghị bất thường Ban thường vụ Trung Ương Đảng mở rộng họp
quy định phát động cả nứơc kháng chiến.
Đêm 19/12 Chủ tịch HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
2. Cuộc đấu tranh ở Đô thị Hà Nội
- 20h ngày 19/12/1946 Công nhân nhà máy điện Yên Phụ ( Hà Nội) phá máy mở đầu cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dânn Pháp .Sau đó cả thành phố hưởng ứng. Trung
Đoàn Thủ đô đc thành lập. Cuộc đấu tranh diễn ra trong 60 ngày đêm ta rút khỏi thủ đô về
căn cứ an toàn.
II. PHẦN RIÊNG - PHÀN TỰ CHỌN
Câu 3a: Chương trình chuẩn
Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc
- Sự ra đời: thực hiện nghị quyết của hội nghị Ianta, từ 25/4 → 26/6/1945, đại biểu 5o
nước đã họp tại thành phố Xan Phranxicô (Mĩ) để thông qua hiến chương và tuyên bố
thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Mục đích:
+ Duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
+ Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng
quyền bình đẳng và quyền tự quyết.
- Nguyên tắc:
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ & độc lập chính trị của các nước.
+ Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
+ Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh,
Pháp).
Câu 3.b.
Toàn cầu hoá là gì?

* Khái niệm: Là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu, hình thành thị trường thế
giới và phân công lao động quốc tế, sự di chuyển tư bản, hàng hoá và nhân công trên phạm
vi toàn cầu.
Về bản chất là quá trình tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn
nhau, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
* Biểu hiện:
- Sự phát triển nhanh chóng cuả thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực, quốc tế.

×