Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đặc điểm và kỹ thuật trồng cúc Pha lê docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.62 KB, 3 trang )

Đặc điểm và kỹ thuật trồng
cúc Pha lê





Cúc Pha lê có nguồn gốc từ đất nước mặt trời mọc- Nhật
Bản, di nhập vào nước ta trong những năm 1993-1998 - chủ
yếu là 2 giống CN93 và CN98. Đây là giống cúc ôn đới, được
Viện Di truyền học quốc gia công bố trồng được ở Việt Nam
trong cả 4 mùa.

Muốn giữ đặc tính ưu việt của hoa cần phải lấy giống từ vườn
giống gốc. Từ giống gốc nguyên chủng lấy về từ Đà Lạt, đem
vào nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm. Sau 2-3 tháng cho ra
vườn ươm. Khoảng 2-4 tuần có thể cắt cành hom để trồng, cho
ra hoa thương phẩm. Vườn trồng cây cấy mô là vườn đầu dòng
chuyên cung cấp cành giống để trồng thương phẩm.
Cách trồng cũng khá đơn giản như trồng các loại hoa cúc khác.
Chọn đất phù sa nhiều mùn, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ
để hoa bền. Giai đoạn bón thúc mới dùng một ít phân NPK. Sau
khi trồng cành từ 2,5 đến 3 tháng thì ra hoa. Mỗi cành ra một
đóa, nếu cắt ngọn thì cành ra nhiều nhánh nhiều đóa nhưng nhỏ
hơn - tùy theo cách chơi của mỗi người. Thông thường hoa đúng
tiêu chuẩn có đóa to - đường kính từ 6-8cm, cánh mỏng, thẳng,
màu vàng sặc sỡ, chiều cao cây 60-70 cm, cao thấp, cơ bản do
con người điều tiết và tùy cách chơi của mỗi người.
Bình Định là tỉnh áp dụng trồng nhiều loại hoa này. Tại Bình
Định, người trồng hoa trồng cúc chủ yếu trong dịp Tết Nguyên
đán. Giống thường bị thoái hóa, một ít người lấy giống từ Đà


Lạt. Nhu cầu chơi hoa ở Bình Định ngày càng nhiều, cả trong
những ngày thường, nên càng ngày càng có nhiều người trồng
hơn. Đáp ứng yêu cầu thực tế này, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ
khoa học và Công nghệ Bình Định đã nhân giống hoa cúc Pha lê
bằng phương pháp cấy mô, tạo vườn giống đầu dòng khoảng
2.000 cây để cung cấp giống cho người trồng.

×