Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bạn sẽ chọn nhân viên marketing như thế nào? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.01 KB, 7 trang )

Bạn sẽ chọn nhân viên
marketing như thế nào?


Ngày nay, trong một “núi” thông tin tràn ngập, hoạt
động marketing của bạn rất dễ bị lạc lối, các phương
pháp marketing truyền thống đang thay đổi và dần trở
nên kém hiệu quả. Nhiều khó khăn, thách thức nảy sinh
đòi hỏi ở bạn không ít nỗ lực buộc phải leo qua những
“ngọn núi”cao ngất nhằm đạt được những thành công
thực sự.
Khách hàng giờ đây trở nên khó tính hơn và rất nhạy cảm
với giá cả. Họ mong đợi các sản phẩm/dịch vụ được giao
nhận nhanh hơn và thuận tiện hơn, cũng như hoàn toàn
không do dự khi quyết định chuyển sang mua sắm tại các
đối thủ cạnh tranh của bạn.
Các sản phẩm/dịch vụ không còn khác biệt nhiều về mẫu
mã và chất lượng, giá cả cũng nhanh chóng được điều
chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thị trường, quảng cáo
marketing khá đắt đỏ song vẫn kém hiệu quả, và chi phí
cho đội ngũ nhân viên bán hàng ngày một tăng cao. Hơn
thế nữa, các khách hàng đã từ bỏ thói quen mua một bộ duy
nhất các sản phẩm/dịch vụ có chất lượng từ một nhà cung
cấp mà họ trung thành để đáp ứng các nhu cầu bản thân.
Trong môi trường kinh doanh như vậy, bạn sẽ phải vượt
qua những thách thức marketing nào để giành phần thắng
và thống trị thị trường? Hãy bắt đầu từ thách thức đầu tiên:
Tuyển dụng nhân viên marketing kinh nghiệm hay tiềm
năng?
Nhân viên tuyển dụng nhân sự của các công ty phỏng vấn
ứng viên và thu hẹp lại còn đúng hai mẫu người: thứ nhất,


ứng viên có kinh nghiệm chuyên môn lâu năm, thứ hai là
loại ứng viên tiềm năng với trí thông minh, có động cơ làm
việc cao và tràn đầy nhiệt huyết. Bạn sẽ lựa chọn ứng viên
nào?
Ứng viên có kinh nghiệm có thể nắm bắt công việc nhanh
chóng và với kiến thức đã tích lũy được họ có thể giúp việc
thực thi các quy trình marketing hiệu quả hơn. Nhưng ứng
viên này cũng có các bất lợi có thể ảnh hưởng đến công
việc như: tâm lý bảo thủ; tự mãn; khả năng học hỏi để thích
nghi với những thay đổi của thị trường không cao;….
Trong khi đó, ứng viên tiềm năng lại có thể đem lòng nhiệt
tình và sinh lực mạnh mẽ vào công việc, đồng thời luôn nỗ
lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thậm
chí vượt cả mong đợi. Đương nhiên, nhân viên này sẽ
không thể tăng tốc độ công việc khi cần và nắm bắt các quy
trình marketing một cách nhanh chóng.
Nếu công ty của bạn có từ hai nhà quản lý trở lên, không ít
trường hợp mỗi người sẽ có một ý kiến khác nhau về chất
lượng và tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên. Người thì nghĩ rằng
công ty cần các nhân viên marketing giàu kinh nghiệm,
người thì quả quyết rằng cần những nhân viên marketing
nhiệt huyết và thông minh. Cho dù, họ không có kinh
nghiệm vẫn có thể đào tạo để biến thành người thích hợp
nhất với công ty.
Đây quả là một mẫu thuẫn khó giải quyết, thậm chí, bạn
nghĩ rằng việc đào tạo những nhân viên có khả năng học
hỏi nhanh chóng, về công ty và về khách hàng, luôn là lựa
chọn tốt, song những nhân viên giàu kinh nghiệm cũng có
nhiều ưu điểm khi giao tiếp và ứng xử với khách hàng –
vốn là yếu tố không thể đào tạo trong thời gian ngắn.

Vậy bạn quyết định như thế nào? Có lẽ phải tung đồng xu
chăng? Thực tế không cần như vậy, luôn có những giải
pháp tìm ra nhân viên marketing thích hợp nhất cho công ty
bạn.
Trước bất cứ quyết định nào, bạn hãy viết ra những năng
lực then chốt và cần thiết nhất cho vị trí cần tuyển dụng.
Bạn nên quan niệm rằng những gì một cá nhân từng làm và
sẽ làm như thế nào mới là vấn đề quan trọng, chứ không
phải kiến thức hay tính cách cá nhân.
Không gì xác định thành công trong tương lai tốt hơn các
thành công trong quá khứ. Vậy nếu bạn khát khao một ai
đó “có lòng nhiệt tình cao cùng trí thông minh và nhanh
nhẹn trong công việc”, hãy xem xét xem liệu ứng viên có
thể hiện đầy đủ các phẩm chất này trong quá khứ không.
Nếu bạn muốn một nhân viên marketing trong số vô vàn
các ứng viên – những người chưa có kinh nghiệm
marketing trực tiếp, hãy xác định xem liệu họ có thể hiện
những suy nghĩ sáng tạo và các ý tưởng độc đáo tại những
vị trí công việc họ đã từng đảm nhận trong quá khứ hay
không.
Mặc dù kinh nghiệm là yếu tố thật sự hấp dẫn, song nó
không phải sự bảo đảm toàn diện. Các ứng viên tiềm năng
với lòng nhiệt huyết và trí thông minh cho dù thiếu kinh
nghiệm đều có thể đem lại những nhìn nhận mới mẻ, viễn
cảnh lạc quan và sinh lực mạnh mẽ cho công ty. Hơn thế
nữa, các nhân viên này luôn chịu khó học hỏi những kiến
thức mới. Họ là những người có khả năng nhanh chóng
nhận ra những khu vực có vấn đề và các giải pháp khắc
phục, trong khi đó các nhân viên giàu kinh nghiệm lại tạo
ra sự quen thuộc và điều này có thể giữ cho những quy

trình cũ tiếp tục ổn định.
Và bạn không thể bỏ qua yếu tố khách hàng khi đưa ra một
quyết định lựa chọn một nhân viên thích hợp nhất cho công
việc. Liệu các khách hàng của bạn muốn một người có thể
chỉ dẫn họ về một quy trình có sẵn, hay họ quan tâm tới
những người luôn nhìn nhận mọi thứ dưới con mắt khác
biệt và cung cấp những giải pháp mới mẻ? Trong trường
hợp các khách hàng của công ty cần đến sự sáng tạo, các
nhân viên trẻ giàu lòng nhiệt huyết sẽ có lợi thế. Còn nếu
các khách hàng quan tâm tới nhiều tới kiến thức, lợi thế sẽ
thuộc về những nhân viên giàu kinh nghiệm. Vì vậy, hãy
tìm hiểu về các khách hàng và những gì họ muốn nhận
được từ công ty của bạn.
Sau cùng, bạn cần dành thời gian suy nghĩ về đội ngũ nhân
viên hiện tại. Liệu có phải tất cả mọi người đều có kinh
nghiệm không? Có lẽ đã đến lúc để cân bằng đội ngũ nhân
sự công ty bằng việc bổ sung thêm những người thông
minh và nhiệt tình, hay ngược lại?

×