Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các biện pháp phòng trừ bệnh chảy gôm hại cây có múi pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.54 KB, 3 trang )

Các biện pháp phòng trừ bệnh chảy
gôm hại cây có múi







Bệnh chảy gôm gây hại ở tất cả các bộ phận của cây. Bệnh làm
thối rữa các cánh hoa, chết nhụy, làm rụng hoa hàng loạt; gây
hiện tượng thối nâu trên quả. Những quả này bị rụng khi vết
bệnh biểu hiện rõ. Bệnh gây những đám thối mầu nâu đen trên
vỏ, những vết nứt theo chiều dọc của thân chảy ra một dòng
nhựa màu nâu trong (gôm); phần gỗ ở dưới vết nứt chết khô
dần. Các đoạn thân, cành ở dưới các vị trí phân nhánh thường
bị bệnh nặng. Nguy hiểm hơn khi bệnh xuất hiện ở phần sát gốc,
gây hiện tượng thối cổ rễ, thối rễ gây chết cây. Đây cũng là hiện
tượng làm giảm tuổi thọ các vườn cam, quýt, bưởi v.v
Bệnh phát sinh và gây hại nặng ở các vườn trồng dày, cây ít được tỉa
cành tạo tán, đất quá ẩm ướt, vườn không có rãnh thoát nước, nước
mưa, nước tưới chảy tràn từ gốc nọ sang gốc kia. Các vườn có tuổi
từ 8 – 12 năm trở lên thường bị bệnh nặng. Trong các giống cây ăn
quả có múi thì bưởi, chanh, đào, quất cảnh, quýt vỏ vàng Bắc Sơn là
những giống bị nhiễm bệnh nặng. Bệnh phát triển mạnh từ tháng 9
năm trước đến tháng 5 năm sau. Cao điểm của bệnh vào thời kỳ cây
nở hoa và mang quả non. Đây cũng là một trong các nguyên nhân
gây mất mùa các vùng bưởi đặc sản Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Đoan
Hùng (Phú Thọ) và nhiều vùng cam quýt khác.
Ở miền Bắc nước ta đã phát hiện được hai loài nấm gây bệnh này, là
Phytophthora Citrophthora, nảy mầm được ở nhiệt độ 35 độ C; nấm


phytophthora Citricola, nảy mầm tốt ở nhiệt độ trên dưới 10 độ C.
Như vậy cả mùa đông và mùa hè bệnh chảy gôm đều phát triển
được. Cả hai loài nấm này đều phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ
từ 15 – 25 độ C, ẩm độ không khí bão hòa, độ pH từ 4 – 8. Nấm lây
lan phát tán nhờ nước mưa và nước tưới. Cần thực hiện tốt các biện
pháp sau đây để hạn chế bệnh chảy gôm:
1- Tùy theo từng giống, trồng với mật độ thích hợp, để khi cây được
từ 8 – 12 tuổi vẫn đảm bảo độ thông thoáng, vườn không bị quá rậm
rạp.
2 – Hàng năm phải vệ sinh vườn tược, tỉa cành, tạo tán cho cây.
3 – Làm các rãnh tiêu nước trong mùa mưa, dẫn nước tưới trong
mùa khô.
4 – Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, đặc biệt chú ý bón đủ
kali. Mỗi năm bón vôi và phân chuồng một lần.
5 – Dùng thuốc trừ bệnh có hoạt chất Fosetyl Aluminium như Alpine
80 WP, pha nồng độ 1 – 3% phun ướt đẫm toàn bộ tán lá, hoặc quét
lên thân cây đều cho kết quả tốt. Từ tháng 9 – 12 mỗi tháng phun
một lần thuốc; từ tháng 1 – 5 cứ 10 – 15 ngày phun thuốc một lần.
Không nên hòa thuốc với nước rồi tưới vào gốc cây, hiệu quả không
cao.
Dùng thuốc Alpine có tác dụng hơn hẳn Boóc-đô và Ridomin, vì
Alpine có tác dụng qua nội hấp hai chiều và là thuốc đặc trị nấm
phytophthora.

×