Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ xuân
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Trong những năm gần đây, các công trình tiến bộ công nghệ khoa học kỹ
thuật về giống mới gắn với trình độ thâm canh, tăng vụ đã được nông dân áp dụng
vào sản xuất ngày càng phát triển mở rộng. Song, cũng cùng đồng nghĩa với dịch
hại sâu bệnh phát sinh đa dạng và trên nhiều phương diện (trên nhiều cây, nhiều
kỳ trong vụ). Người nông dân với mục tiêu là bảo vệ thành quả sản xuất nên họ cố
dùng thuốc sâu làm phương tiện cứu hộ an toàn. Vì chất lượng sản phẩm, hiệu quả
sản xuất nếu không có sản phẩm mới là điều phải bàn.
Để hạn chế tối đa thất thiệt do thiên tai: Thời tiết và dịch hại sâu bệnh làm tổn thất
mùa màng. Chúng tôi xin nêu các giải pháp về kỹ thuật, trong thâm canh cây trồng
và hy vọng sẽ giúp ích bà con nông dân bảo vệ thành quả sản xuất
Trên cây lúa: Khả năng sâu bệnh phát sinh phát triển nhờ yếu tố tác dộng cơ bản là
thời tiết và do con người "ưu tiên" trong kỹ thuật canh tác. Về mức độ sâu bệnh:
Phát triển "theo chiều" tỷ lệ thuận với sinh trưởng cây trồng; thời gian và mùa vụ
sản xuất (từ đầu vụ đến cuối vụ tỷ lệ sâu bệnh hại, đối tượng sâu bệnh tăng lên từ
thấp lên cao).
Do đó, biện pháp phòng trừ sâu bệnh cần được áp dụng đúng theo chương trình
IPM- phòng trừ dịch hại tổng hợp. Dựa vào qui luật phát triển của cây lúa, sâu
bệnh và diễn biến thời tiết ở Thanh Hoá chúng ta có hướng phòng trừ chung là:
+ Trong các tháng 1, 2, 3 thời tiết rét giá, thiếu ánh sáng và thường ẩm độ cao. Kết
hợp nhiệt độ tăng dần với cùng thời điểm cây lúa phát triển mạnh và lượng dư đạm
trong cây lớn là điều kiện các bệnh hại phát sinh phát triển. Bệnh hại chủ yếu là
bệnh đạo ôn và có thể có các bệnh: Vàng sinh lý, tuyến trùng, đốm sọc vi khuẩn
song rất hạn hữu.
Bệnh đạo ôn có khả năng lưu sinh từ vụ này sang vụ khác và chờ thời cơ thuận lợi
là bùng phát. Nhất là ở giai đoạn cây lúa sinh trưởng dinh dưỡng dễ thành bệnh
dịch đạo ôn với qui mô lớn.
+ Phòng bệnh đạo ôn và các bệnh liên quan.
Trước hết cần làm tốt biện pháp tổng hợp mang tính liên hoàn từ chọn giống, xử lý
giống; làm đất - xử lý hạt; đầu tư phân bón cân đối và bón đúng thời điểm, đủ số
lượng yêu cầu kỹ thuật
Trên cơ sở đó, về công tác chỉ đạo cần tạo mọi điều kiện để nông dân nắm rõ về
đặc điểm giống lúa, các yêu cầu trong kỹ thuật sản xuất thâm canh. Các địa
phương tổ chức tốt các khâu dịch vụ: Cung ứng vật tư sản xuất, tuyên truyền tập
huấn và mạng lưới chỉ đạo kỹ thuật đến với hộ nông dân.
+ Thời gian từ cuối tháng 3 đến hết tháng 5 (giai đoạn cây lúa sinh trưởng, sinh
thực- hình thành bông và hạt).
Đây là thời điểm quyết định đến tiềm năng năng suất lúa. Nếu tỷ lệ sâu bệnh hại
tăng lên thì năng suất giảm xuống và đôi khi mất trắng, (tất yếu chưa nói đến tác
động của thời tiết khi lúa trỗ bông). Đối tượng sâu bệnh hại cũng phong phú đa
dạng hơn gồm: Bệnh hại có: Khô vằn, bạc lá, khô đầu lá, đen lem lép hạt, đạo ôn
và sâu hại có: Cuốn lá, đục thân, bọ xít dài, rầy nâu, sâu keo cắn gié
Biện pháp phòng trừ ở giai đoạn này phải triệt để, dứt điểm hạn chế tối đa khả
năng lây lan. Vì cây lúa lúc này bị hại phần nào chỉ là mất đi chứ không có bù đắp
lại.
Do đó, qui trình biện pháp phòng sâu bệnh hại lúa xuân theo định hướng chung là:
- Khâu mạ: Gieo đúng mật độ, bón lót 10 phân bón, cây mạ to, đanh cây cứng lá.
Tuyệt đối không để mạ dư đạm mềm lá.
-
Cấy lúa: Trong thời tiết tốt (nhiệt độ >15
0
C), cấy nông, số dảnh/khóm hợp lý
(lúa lai 2 dảnh/khóm; lúa thuần 3-4 dảnh/khóm)
- Sử dụng phân bón: Yêu cầu bón tập trung dứt điểm, đủ chất và lượng.
+ Chân ruộng lúa, ruộng vụ trước bị bệnh, sâu tỷ lệ cao cần bón vôi, làm dầm hay
ải phải đảm bảo tốt (vôi 25-30kg/sào)
+ Bón lót: Phân chuồng phải qua ôn ủ, phân lân hoặc phân NPK bón đủ 100%
lượng cần (Phân chuồng: 5-7 tạ; lân 20-25kg hay NPK: 20-30kg/sào). Hạn chế
bón phân đơn đạm và kali.
+ Bón thúc: Dù lúa dài ngày hay ngắn ngày đều chỉ 2 lần bón thúc:
Bón dược lúa đẻ nhánh: Sử dụng 80- 85% lượng đạm urê và 20- 25% lượng kali
được đầu tư kết hợp sục bùn. (đạm urê 6-8 kg (lúa lai 8-10kg); kali đỏ 2-3 kg/sào)
Bón thúc tạo khả năng cho lúa làm đòng, tạo hạt và trỗ thoát nhanh: Kali từ 5-7 kg
và đạm urê từ 1,5- 3kg/sào (lượng đạm bón ít hay nhiều hoặc không bón cần dựa
vào chân đất và thực trạng cây lúa)
- Điều tiết nước: Giai đoạn lúa đẻ nhánh mực nước tưới nông thường xuyên 5-10
cm hoặc có thể tưới đủ ẩm và kiệt nước khô hạn ở cuối kỳ đẻ nhánh.
Khi lúa chuyển sang giai đoạn làm đòng tới mực nước nông 7-10 cm. Trước khi
bón thúc lần 2 mực nước chỉ ở mức 3-5cm và để cạn kiệt mới tưới nước tiếp.
- Công tác chỉ đạo:
+ Củng cố lực lượng cán bộ kỹ thuật cơ sở gắn kết với trưởng thôn, bản để
hướng dẫn chỉ đạo, nông dân thực hiện và kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm các
tụ điểm sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
+ Các cơ sở xã, thôn nên chủ động dịch vụ cung ứng thuốc bảo vệ thực vật và phải
lấy thuốc tại nơi có địa chỉ tin cậy nhằm bảo vệ thành quả sản xuất của nông dân.
- Các vấn đề cần lưu tâm:
+ Thời kỳ lúa đẻ nhánh rộ nếu thời tiết âm u, nhiệt độ, độ ẩm cao cây lúa quá dư
đạm, nên khống chế bằng phân qua lá K-Humát hay K-Komix hoặc lân super và
kali (0,5kg lân, + 0,3 kg kali hoà 25 lít nước dể lặng trong) phun đều cho cây.
+ Trước khi lúa trỗ 7-10 ngày đòng lúa nứt áo the (nhìn thấy hạt lúa tung đòng)
nên phun phân qua lá K-Humat hay K-Komix.
+ Thực hiện 4 đúng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh.
Đúng thuốc, đúng bệnh, đúng nồng độ, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng
kỹ thuật.