Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ thuật để cây layơn cho hoa theo ý muốn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.95 KB, 4 trang )

Kỹ thuật để cây layơn cho hoa
theo ý muốn






Hiện tại ở nước ta có hơn 10 giống layơn được trồng nhiều gồm
các màu: San hô-cà rốt, đỏ cọng đen, đỏ son, đỏ cẩm, đỏ Pháp,
cánh sen, đỏ Đà Lạt, vàng Đà Lạt, trắng Hải Phòng, tím Hải
Phòng, phấn hồng, cá vàng, vàng Sapa Hầu hết các giống đều
mọc sau trồng 6-9 ngày. Và theo quy luật tự nhiên, hoa layơn chỉ
cho ra hoa vào tháng 3 và tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên, với hoa
học kỹ thuật hiện đại như hiện nay, thì người tiêu dùng vẫn có
hoa để chơi quanh năm là một điều không khó. Sau đây, chúng
tôi xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc để cây hoa layơn
cho hoa theo ý muốn.

Đặc điểm giống và chất lượng củ giống khi trồng: Theo quy luật tự
nhiên, hoa layơn chỉ cho ra hoa nhiều vào tháng 3 và tháng 4 âm
lịch, hầu hết các giống đều mọc sau trồng 6-9 ngày. Thời gian từ khi
trồng đến khi mọc có liên quan đến thời gian ra hoa. Các giống mọc
sớm nhất sẽ ra hoa sớm và ngược lại. Đa số các giống đều bắt đầu ra
hoa sau khi mọc khoảng 50-70 ngày và thời gian ra hoa rộ trong
khoảng 1 tuần. Có loại củ: Củ nhỏ (2-4mm) không ra hoa, củ nhỡ
(1,5-2cm) ra hoa 30-40%, củ lớn (2-4cm) không những ra hoa hết
mà còn tạo được 1-2 củ lớn/cây nữa để làm giống cho vụ sau.
- Thời vụ chính: Vụ thu đông và Đông Xuân (tuỳ theo mục đích thu
hoạch để lấy hoa hay lấy củ làm giống, thời điểm thu hoa). Nếu
muốn lấy hoa vào dịp Tết Nguyên Đán thì phải căn cứ vào thời gian


ra hoa của từng giống mà quyết định trồng vào tháng 9 và tháng 10;
nếu muốn lấy hoa vào các ngày lễ 8/3, 1/5 có thể trồng muộn hơn
vào tháng 11và tháng 12. Tuy nhiên, nếu trồng muộn phải áp dụng
các biện pháp kỹ thuật như bảo quản lạnh củ giống, điều khiển ánh
sáng bằng điện hoặc các chất điều tiết sinh trưởng.
- Cách chăm sóc: Layơn là loại cây chịu phân bón, vì vậy để có hiệu
quả thì phải có chế độ phân bón đầy đủ, đúng lúc cho cây. Lượng
phân bón cho 1 ha gồm 15-18 tấn phân chuồng hoại mục + 4-4,5 tấn
phân NPK tổng họp Sông Gianh + 600-800 kg đạm urê + 200-250
kg KCl + 500-600 kg lân super + 350-400 kg vôi bột. Bón lót toàn
bộ phân chuồng ủ chung với phân lân + 50% phân NPK tổng hợp
trước khi trồng. Bón thúc lần 1 khi cây có 2 lá bằng 20% urê + 20%
kali. Thúc lần 2 khi cây có 3-4 lá bằng 30% urê + 20% kali + 25%
phân NPK tổng hợp. Thúc lần 3 khi cây có 6-7 lá bằng 30% urê +
30% phân kali và số phân NPK tổng hợp còn lại. Thúc lần 4 khi cây
đã có đòng già với toàn bộ lượng urê và kali còn lại. Đặc biệt, phải
kết hợp làm cỏ, vun gốc và tưới đủ ẩm thường xuyên 75-80% cho
cây sinh trưởng, phát triển tốt. Mỗi củ có thể mọc 2-3 cây, tỉa bỏ các
cây yếu, chỉ giữ lại 1 cây mọc khoẻ nhất sẽ nhanh đẻ nhánh và cho
hoa dài, to, đẹp.
Kinh nghiệm của các nhà trồng hoa giỏi cho thấy có thể thúc cho
hoa nở sớm hoặc hãm cho nở theo ý muốn cần phải chú ý tới đặc
điểm giống, lịch trồng với các giống chịu nóng và chịu lạnh khác
nhau để có chế độ chăm sóc khác nhau. Nếu muốn hoa nở sớm hơn
để thu hoạch sớm hơn có thể sử dụng đạm sun phát hoặc urê pha vào
nước tỷ lệ 1/200 để tưới; pha nồng độ 1% để phun lên lá vào buổi
sáng, mùa rét thì bón thêm kali. Ngoài ra, có thể dùng phân bắc hoà
loãng với nước tiểu để tưới. Mùa đông vẩy nước lên lá vào buổi trưa,
mùa hè vào buổi tối. Nếu muốn hãm cho hoa nở muộn thì hạn chế
tưới nước (nhưng không được để đất quá khô), bón thêm phân đạm

hoà loãng khi nụ hoa chưa thoát ra ngoài để kéo dài giai đoạn này.
Có thể che bớt ánh sáng trực xạ, phun thêm các loại phân bón qua lá.

×