Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TỪ NHÂN VIÊN XUẤT SẮC ĐẾN NHÀ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ (PHẦN 2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.91 KB, 5 trang )

TỪ NHÂN VIÊN XUẤT
SẮC ĐẾN NHÀ QUẢN LÝ
HIỆU QUẢ (PHẦN 2)
Trong giai đoạn chuyển tiếp từ “nhân viên” lên “sếp”, hãy ghi
nhớ điều quan trọng nhất: tiếp tục duy trì tiến độ hoàn thành
công việc.

Gia tăng sự tín nhiệm
Những người quản lý mới thường không tìm cách tăng thêm sự tin
tưởng và khâm phục của các nhân viên chỉ bởi vì họ đã có được
danh vị. Họ làm điều đó bằng cách xây dựng niềm tin của nhóm.
Hãy nói với toàn bộ phận của mình điều gì họ có thể trông đợi từ
bạn, và chắc chắn rằng bạn có thể làm được điều đó. Sau đó hãy
thảo luận về điều gì bạn mong đợi từ mỗi nhân viên - bởi không
phải với ai cũng giống nhau.
Đánh giá nhóm
Chỉ ra mức độ hướng dẫn mà mỗi người lao động cần và muốn. Tìm
hiểu tài năng lực và kiểu làm viêc của họ. Điều này đòi hỏi nhiều sự
tiếp xúc mặt đối mặt với nhau (hoặc một cách trực tiếp, nếu họ đang
ở nơi nào đó khác). Ngoài ra hãy cho họ biết điều gì mà bạn cần. Ví
dụ như, bạn có cần cập nhật theo về dự án mỗi ngày không hay là
bạn muốn họ thông tin cho bạn ít thường xuyên hơn?

Tạo các mối quan hệ với những người đồng nhiệm và các lãnh
đạo
Bạn là người kết nối giữa bộ phận của mình với các cấp lãnh
đạo cao hơn và các bộ phận khác trong công ty, do đó bạn nên tạo
lập các mối quan hệ với những người này. Bộ phận IT là 1 ví dụ tiêu
biểu: mọi nhân viên đều cần đến các nguồn lực và sự trợ giúp của
IT, từ makerting, kế toán đến quan hệ công chúng. Trách nhiệm của
người quản lý là phải liên hệ với các đồng nghiệp ở các bộ phận


khác để giúp cho nhân viên của mình có thể hoàn thành việc một
cách trôi chảy.

Ủy nhiệm
Công việc của bạn không phải là làm tất cả mọi thứ. Hãy xác định
những nhân viên có thể đảm đương được trách nhiệm đó.

Chức năng công việc
Hãy đưa ra lời khuyên rõ ràng cho các nhân viên về trách nhiệm
hàng ngày, hàng tháng, hàng quý của họ, và cho họ biết tiêu chuẩn
nào để đánh giá hiệu quả làm việc của họ.

Thiết lập thời gian biểu
Ngay cả những nhân viên độc lập nhất cũng có lúc cần trao đổi trực
tiếp với sếp của mình. Hãy cho họ biết về các cuộc họp nhóm hay
các cơ hội khác để có thể xem xét lại công việc cũng như các mục
tiêu.

Đừng thay đổi mọi thứ quá nhanh
Hãy xác định ưu điểm của bạn và thay đổi mọi thứ theo hướng đó.
Bạn sẽ có cảm giác bị lôi cuốn phải thay đổi mọi thứ ngay lập tức,
nhưng điều đó sẽ không tốt cho cả bạn và nhân viên của bạn.
Quản lý bạn?
Nếu bạn có những người bạn là nhân viên, hãy mời họ đi ăn trưa
hay uống cà phê với tư cách cá nhân, hỏi họ xem vai trò quản lý của
bạn có gây ảnh hưởng đến công việc của họ hay không. Bạn có thể
hỏi điều này nếu nó có nguy cơ ảnh hưởng đến tình bạn của mình.
Câu trả lời có thể khác nhau, tuy nhiên hãy chấp nhận nó và nói
chuyện xung quanh chủ đề đó cho đến khi giải quyết được vấn đề.


Hoàn thành công việc
Đây có thể là giai đoạn chuyển tiếp của bạn và toàn bộ phận, nhưng
điều quan trọng là phải chắc chắn mọi công việc trên thực tế đều
được hoàn thành.
Theo Lãnh đạo

×