10 lý do doanh nghiệp nên sử dụng mã nguồn mở
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp và các tổ chức
chính phủ sử dụng các phần mềm mã nguồn mở như
Linux… Điều này chứng minh rõ ràng giá cả không
phải là lợi thế duy nhất mà các phần mềm này mang
lại cho người sử dụng.
Và trên thực tế không phải tất cả các hãng đã sử dụng mã
nguồn mở trong giai đoạn Đại Suy Thoái của nền kinh tế sẽ
quay trở lại sử dụng các phần mềm có bản quyền giá cao
khi triển vọng kinh tế đang trở nên sáng sủa hơn. Không
chỉ có thế, các phần mềm mã nguồn mở miễn phí còn mang
rất nhiều lợi ích khác cho công việc kinh doanh, một số lợi
ích thậm chí còn lớn hơn cả các phần mềm giá rẻ.
Dưới đây là 10 lý do:
1. Tính bảo mật
Dựa vào các lỗi kỹ thuật mà Coverity đã phát hiện ra
trong Android thì rất khó để tìm ra một phiên bản kế
tiếp hiệu quả hơn phần mềm mã nguồn mở. Điều
đáng hoan nghênh ở đây chính là việc các yếu tố
trọng tâm của mã nguồn mở được trình bày công khai
đến tất cả mọi người.
Android có thể không hoàn toàn là một phần mềm mã
nguồn mở, tuy nhiên, đây vẫn là một minh chứng
hoàn hảo cho Linus Torvalds. Theo các bằng chứng
tìm được đầy đủ thì các sai sót của mã nguồn mở còn
khá mờ nhạt. Điều này có nghĩa là, nếu càng có
nhiều người nhận biết và kiểm tra được một bộ mã thì
càng có nhiều khả năng các lỗi được phát hiện và xử
lý nhanh chóng. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với
phương châm “sự bảo mật có được nhờ vào tính
bí mật”, vốn thường được sử dụng để đánh giá các
phần mềm có bản quyền đắt đỏ khác.
Vậy thì sẽ có một câu hỏi được đặt ra ở đây: Liệu
việc iPhone hoặc Windows không hề có các bản
công bố chi tiết về những lỗi kỹ thuật của mình có
hàm ý rằng chúng là các sản phẩm có tính bảo
mật cao hơn không? Câu trả lời sẽ là: không phải
là như thế.
Các lỗi kỹ thuật trong phần mềm mã nguồn mở
thường được xử lý ngay lập tức như trường hợp của
việc khai thác lõi Linux mới đây. Những trường hợp
tương tự lại xuất hiện không nhiều trong thế giới các
sản phẩm có bản quyền. Ví dụ như Microsoft sẽ cần
đến hàng tuần, nếu không muốn nói đến hàng tháng
để sửa chữa những sai sót như trường hợp của lỗ
hổng Zero-day trong Internet Explorer
2. Chất lượng
Vậy thì trong số hai lựa chọn dưới đây, giải pháp nào
sẽ hiệu quả hơn: Một gói phần mềm được tạo ra
bởi một vài nhà thiết kế, hay một gói phần mềm
do hàng nghìn nhà thiết kế sáng tạo nên? Do phần
mềm mã nguồn mở được sáng tạo bởi vô số các nhà
thiết kế và người sử dụng nên độ bảo mật của chúng
sẽ được cải thiện, cũng như chúng cũng sẽ được
mang thêm nhiều tính năng mới và những cải tiến
mới.
Nói chung, các phần mềm mã nguồn mở gần gũi với
những gì mà người sử dụng mong muốn vì người sử
dụng có thể tự mình tạo ra những điều đó. Không
phải các nhà cung cấp đem đến cho người sử dụng
những giá trị mà họ nghĩ là người sử dụng sẽ trông
đợi, mà chính các nhà thiết kế và những người sử
dụng tạo ra những giá trị kỳ vọng của mình, và họ sẽ
làm rất tốt điều đó. Ít nhất thì một nghiên cứu gần đây
cũng cho thấy, trên thực tế, các doanh nghiệp khi lựa
chọn sử dụng phần mềm mã nguồn mở đều vì lý do
trước tiên chính là những ưu việt về mặt kỹ thuật mà
phần mềm này có được.
3. Tính tùy biến
Cũng tương tự như thế, các doanh nghiệp có thể biến
đổi một phần của gói phần mềm mã nguồn mở để
biến chúng phù hợp với những nhu cầu của mình.
Nhờ vào tính mở của các mã nguồn mà người sử
dụng chỉ cần thay đổi mã nguồn để đạt được tính
năng như ý muốn. Họ không thể làm được điều đó
với các phần mềm có bản quyền.
4. Sự tự do
Khi các khách hàng khối doanh nghiệp chuyển sang
sử dụng mã nguồn mở, họ được tự do thoát khỏi các
nhà cung cấp “khó tính” với những yêu cầu khắt khe
khi sử dụng gói phần mềm có bản quyền. Khách
hàng của các nhà cung cấp này chính là những
người hoạt động dưới tầm kiểm soát, yêu cầu, giá cả
và khoảng thời gian được đặt ra từ các nhà cung cấp,
do đó, khách hàng sẽ bị hạn chế trong việc sử dụng
những sản phẩm mà họ đã bỏ tiền ra để có được. Nói
cách khác, với các phần mềm mã nguồn mở, người
sử dụng có thể kiểm soát được việc tự ra quyết định
và những điều họ muốn làm với phần mềm của mình.
Họ cũng luôn có một cộng đồng rộng lớn các nhà
thiết kế và những người sử dụng khác sẵn sàng giúp
đỡ họ
5. Tính linh hoạt
Khi sử dụng phần mềm độc quyền như Microsoft
Windows và Office, người sử dụng sẽ chỉ đơn điệu
tuân theo các quy trình cập nhật cả phần cứng và
phần mềm đã được dựng sẵn. Ngược lại, với các
phần mềm mã nguồn mở, người sử dụng có thể chạy
chúng trên các phần cứng lỗi thời hơn. Không phải
các nhà cung cấp, mà chính người sử dụng mới là
người quyết định khi nào cần cập nhật các phần
mềm.
6. Sự tương kết
Phần mềm mã nguồn mở có khả năng tương kết với
các chuẩn mực mở tốt hơn là các phần mềm bản
quyền. Nếu người sử dụng đánh giá tính tương kết
này với các doanh nghiệp, các máy tính và những
người sử dụng khác, đồng thời cũng không muốn bị
giới hạn bởi những định dạng dữ liệu độc quyền, thì
phần mềm mã nguồn mở chính là một lựa chọn tin
cậy.
7. Khả năng có thể kiểm tra
Với phần mềm mã nguồn đóng, nhà cung cấp sẽ
thường chỉ bảo người sử dụng về những tiêu chuẩn
bảo mật, và người sử dụng cần phải làm gì để tuân
thủ theo những tiêu chuẩn ấy. Tuy nhiên, tính rõ ràng
của các mã nguồn đằng sau một phần mềm mã
nguồn mở sẽ cho phép người sử dụng tìm thấy chính
mình trong đó và sẽ trở nên tự chủ hơn.
8. Hỗ trợ các tùy chọn
Nhìn chung thì các phần mềm mã nguồn mở là miễn
phí, do đó có rất nhiều hỗ trợ trong thế giới sinh động
xung quanh mỗi chi tiết của phần mềm. Hầu hết các
nhà phân phối phần mềm Linux đều có một cộng
đồng trực tuyến với những tài liệu, những diễn đàn,
những danh sách địa chỉ email, từ điển, nhóm thông
tin và thậm chí cả hỗ trợ tán gẫu trực tuyến.
Với những doanh nghiệp muốn nhận được nhiều đảm
bảo hơn nữa thì còn có các tùy chọn hỗ trợ được tính
phí đối với hầu hết các gói mã nguồn mở. Tuy nhiên,
mức phí này vẫn thấp hơn rất nhiều so với các gói
phần mềm có bản quyền. Việc cung cấp những hỗ trợ
mang tính thương mại đối với các phần mềm mã
nguồn mở sẽ có chiều hướng dễ được chấp nhận
hơn, vì các doanh nghiệp thường yêu cầu hỗ trợ với
những phần đem lại doanh thu cho chính doanh
nghiệp.
9. Chi phí
Khi mua các phần mềm có bản quyền, thông thường,
người sử dụng còn phải mua thêm phần mềm diệt
virus có bản quyền với giá đắt đỏ, các chi phí hỗ trợ,
chi phí cập nhật liên tục và các chi phí đi kèm khác.
Điều này làm cho các doanh nghiệp tốn kém nhiều
hơn mức mà họ có thể nhận thấy được. Với phần
mềm mã nguồn mở, người sử dụng có thể có được
sản phẩm với chất lượng cao hơn mà giá cả chỉ bằng
một phần.
10. Dùng thử trước khi mua
Người sử dụng sẽ không tốn bất kỳ chi phí dùng thử
nào nếu có ý định sử dụng một phần mềm mã nguồn
mở. Điều này một phần là nhờ vào việc các phần
mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, và một
phần là nhờ vào sự tồn tại của các LiveCD và Live
USB được các nhà phân phối Linux cung cấp. Người
sử dụng không cần phải có bất kỳ cam kết nào cho
đến khi họ chắc chắn muốn sử dụng sản phẩm.
Tất nhiên là tất cả các lý do trên đều không có
nghĩa là các doanh nghiệp cần thiết phải sử dụng
phần mềm mã nguồn mở trên tất cả các lĩnh vực.
Nhưng với rất nhiều lợi ích có thể đem lại cho
người sử dụng thì phần mềm mã nguồn mở là
một giải pháp đáng được xem xét nghiêm túc.