Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tranh chấp trong doanh nghiệp: Làm gì để loại trừ? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.84 KB, 6 trang )

Tranh chấp trong doanh nghiệp: Làm gì để loại trừ?
Không ít tranh chấp, xung đột giữa cổ đông và doanh
nghiệp đã và đang diễn ra, điều này không chỉ ảnh
hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan, mà còn
tác động không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp.
Tại sao các tranh chấp xảy ra, làm gì để loại trừ?

Bên lề hội thảo "Doanh nghiệp hội nhập: Kinh nghiệm
giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư" do Báo
Đầu tư và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
(VIAC) vừa tổ chức, ĐTCK đã có cuộc trao đổi với
ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô,
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đồng
thời là trọng tài viên quốc tế VIAC, xung quanh vấn
đề này.
Các dạng tranh chấp phổ biến trong doanh nghiệp

Là nhà nghiên cứu và cũng là một trọng tài viên
quốc tế, ông thấy những tranh chấp trong doanh
nghiệp thời gian gần đây diễn ra như thế nào?
Tôi nhận thấy có 3 dạng tranh chấp phổ biến. Thứ
nhất là tranh chấp giữa cổ đông và cổ đông, phát sinh
từ các quyết định của ĐHCĐ, như tranh chấp về tư
cách cổ đông dẫn đến hệ quả là tất cả các quyết định
đều trở thành đối tượng tranh chấp. Cũng có thể là do
quyết định không công bằng của HĐQT như ưu đãi
cho thành viên HĐQT trong việc mua cổ phiếu mới
phát hành (về số lượng và giá); quyết định ưu đãi cho
cổ đông lớn dưới danh nghĩa là cổ đông chiến lược;
quyết định ưu đãi cho người lao động… Một số
trường hợp không chấp nhận quyết định của ĐHCĐ


vì quyền lợi của mình không như mong đợi hoặc cổ
đông Nhà nước không đồng ý với biểu quyết của
người đại diện phần vốn nhà nước.
Thứ hai là tranh chấp trong quyền quản lý và điều
hành doanh nghiệp. Các nhóm cổ đông nắm cổ phần
chi phối (như HĐQT) thường muốn "người của mình"
làm giám đốc; hoặc cổ đông lớn là chủ tịch và đồng
thời muốn làm giám đốc điều hành nhằm mục đích
không loại họ ra khỏi HĐQT, không bãi miễn khỏi
chức danh chủ tịch HĐQT.
Thứ ba là tranh chấp quyền quản lý và điều hành
doanh nghiệp. Trường hợp này thì giám đốc hoặc chủ
tịch HĐQT không chấp nhận quyết định bãi miễn của
HĐQT (dù quyết định đó là hợp pháp). Do đó, không
ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật,
không bàn giao quyền quản lý điều hành doanh
nghiệp cho người mới được bổ nhiệm, khiếu kiện,
khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Mức độ phổ biến và gay gắt của các tranh chấp
trong doanh nghiệp

Ông có nhận xét gì về mức độ phổ biến và gay gắt
của các tranh chấp trong doanh nghiệp?
Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng vụ tranh chấp
chưa nhiều, nhưng tôi cho rằng, sẽ gia tăng trong thời
gian tới. Qua thực tế, tôi thấy, mức độ và tính chất
của các tranh chấp này rất gay gắt.
Các bên tranh chấp thường không
thương lượng, hòa giải, không sử
dụng trọng tài, chỉ ra tòa và khiếu

nại hành chính (theo đến hết cấp). Nhiều khi sự can
thiệp hành chính làm cho mâu thuẫn gay gắt và mở
rộng thêm. Các bên hoặc một số bên tranh chấp
không quan tâm đến lợi ích và sự phát triển của
doanh nghiệp, mà vì lợi ích của mình một cách thái
quá. Hệ quả là đình trệ sản xuất. Các bên đều cố ý
can thiệp, ngăn cản hoạt động bình thường của
doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau, gây
thiệt hại thêm cho chính họ và các bên liên quan.
Nguyên nhân của các tranh chấp như ông vừa
nêu là gì?
Không ít doanh nghiệp phát triển tốt có xuất phát
điểm là doanh nghiệp gia đình, bạn bè, doanh nghiệp
nhỏ… Lúc đầu, họ chỉ dựa vào tình cảm thân quen để
lập doanh nghiệp, bỏ qua các thủ tục pháp lý cần
thiết. Điều lệ hoạt động của các doanh nghiệp này rất
sơ sài, đủ để qua được yêu cầu về thủ tục hành
chính, thậm chí có trường hợp còn ký hộ cho nhau,
thoả thuận bằng miệng không có văn bản. Khi doanh
nghiệp phát triển, không ít người tìm cách thu lợi từ
doanh nghiệp càng nhiều càng tốt, thậm chí tìm cách
loại bỏ lẫn nhau…
Như trên tôi đã nói, khi có mâu thuẫn, các bên không
hoặc có rất ít thiện chí giải quyết trên tinh thần tôn
trọng và hài hòa lợi ích mỗi cá nhân với lợi ích chung
của doanh nghiệp. Các bên liên quan hoặc không
hiểu hoặc cố ý hiểu, giải thích và áp dụng luật theo
cách của riêng mình vì lợi ích của mình.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng này, thưa ông?
Các cổ đông cần thực hiện quy định của pháp luật

một cách chặt chẽ, nghiêm túc và thận trọng. Khi
phân bổ cơ cấu sở hữu và góp vốn thành lập doanh
nghiệp cần có sự cân nhắc kỹ càng. Khi có tranh
chấp phát sinh, các bên cần thiện chí và nỗ lực giải
quyết vì lợi ích chung là sự ổn định và phát triển
doanh nghiệp. Nên tìm kiếm tư vấn và ưu tiên sử
dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp, trước khi
khiếu kiện ra tòa.
Bên cạnh đó là nâng cao nhận thức, hiểu biết và tăng
cường vai trò của quản trị doanh nghiệp; thay đổi
nhận thức từ trước đến nay là cổ đông lớn phải giữ
các vị trí quản lý then chốt; cần chuyển sang quản lý
theo khoa học và chuyên nghiệp; nên tìm giám đốc là
người ngoài có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm
nghề nghiệp, chứ không phải là người có nhiều vốn
nhất…

×