Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hãy sưu tầm 1 tình huống về tranh chấp trong doanh nghiệp FDI và nhận xét về tình huống đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.77 KB, 6 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề bài : Hãy sưu tầm 1 tình huống về tranh chấp trong doanh nghiệp FDI
và nhận xét về tình huống đó.
BÀI LÀM
I.Tình huống
Tranh chấp giữa người lao động và ban quản trị của công ty Ching Luh
Shoes Ltd
Công ty TNHH Ching luh shoes là công ty có 100% vốn Ðài Loan chuyên
sản xuất giày thể thao ( may gia công ) cho công ty Nike của Mỹ, ở Khu
Công Nghiệp Thuận Đạo - huyện Bến Lức tỉnh Long An.
Vào lúc 13 giờ ngày 31.3.2008, khoảng 20 nghìn công nhân (trong
tổng số hơn 21 nghìn công nhân ) Hơn 20 nghìn công nhân làm việc tại
công ty Ching Luh của Ðài Loan chuyên sản xuất giày thể thao cho công
ty Nike của Mỹ, ở huyện Bến Lức tỉnh Long An đã đồng loạt đình công
vào chiều ngày hôm qua, đòi tăng lương nhằm đối phó với tình hình giá
cả leo thang chóng mặt. Bản tin từ trong nước cho biết đến cuối chiều
ngày hôm qua, ban giám đốc công ty hứa tăng lương thêm 100 ngàn đồng
một tháng cho lương căn bản của mỗi công nhân, nhưng đề nghị này chưa
được các công nhân chấp thuận. Một lãnh đạo công đoàn nói với báo chí
rằng : các công nhân nhà máy Ching Luh muốn giới chủ nhân phải tăng
lương 20% so với mức lương trung bình hiện nay là 930 ngàn đồng một
tháng tức khoảng 59 đô-la, và công ty phải cải thiện bữa ăn trưa cho họ.
Phát ngôn viên của công ty thì nói công ty tuân theo luật trả lương cho
công nhân của Việt Nam, nhưng do giá cả tiêu dùng leo thang chứ không
phải do công ty. Vào lúc 14 giờ 30 phút, các cơ quan chức năng huyện
Bến Lức, tỉnh Long An đã đến công ty phối hợp cùng chủ doanh nghiệp
và ban chấp hành công đoàn của công ty giải quyết vụ việc. Một cuộc họp
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khẩn đã được tổ chức, với sự tham gia của gần 100 công nhân là đại diện.
Trước đó, chiều 29.3, hiện tượng đình công đã xuất hiện, chủ DN đáp ứng


bằng cách hứa tăng lương mỗi tháng... 20 ngàn đồng. Không đồng tình
với mức trên, trưa 31.3, toàn bộ 20 nghìn công nhân đã đình công.
Tại cuộc họp, mức tăng lương được đại diện CN đưa ra là 200 ngàn
đồng/tháng, tăng khoảng 15%. Trong khi đó, chủ DN chỉ đồng ý tăng 100
ngàn đồng. Đến 18 giờ cùng ngày, cuộc họp giải quyết vụ đình công vẫn
tiếp diễn, 20 nghìn công nhân vẫn chờ đợi bên ngoài. Đây là vụ đình công
lớn nhất tỉnh Long An từ trước đến nay.
Ðược biết công ty Ching Luh, với 100% vốn của Ðài Loan, bắt đầu
sản xuất giày từ năm 2002 và thuê khoảng 21.000 công nhân đa số là phụ
nữ từ nông thôn. Ching Luh là một trong 10 nhà máy tại Việt Nam có hợp
đồng sản xuất giày thể thao cho Nike, và cung cấp khoảng 12% trong tổng
số 75 triệu đôi giày của Nike được sản xuất tại Việt Nam mỗi năm. Phát
ngôn viên của công ty Nike là ông Chris Helzer nói rằng họ biết về những
tác động lạm phát gia tăng đối với người dân Việt Nam, và hy vọng tình
hình này sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và hợp lý.

II. Nhận xét về tình huống
2.1 Vài nét về tình hình Việt Nam trong năm 2007
Việt Nam là nước có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thời gian
gần đây trong khu vực Đông Nam Á. Là thành viên chính thức thứ 150
của tổ chức thương mại thế giới WTO. Năm 2007 là năm mà có lượng
vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đổ vào Việt Nam lớn nhất từ trước đến
nay ( 20,3 tỷ $ ). Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn nhất đối với các
nhà đầu tư nước ngoài bởi chính do nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào,
môi trường đầu tư đầy tiềm năng, và giá nhân công rẻ, đây chính là điểm
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nổi bật của thị trường Việt Nam mà các nhà đầu tư nước ngoài muốn khai
thác một cách triệt để. Việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới WTO đã đem lại rất nhiều cơ hội, trong đó có cơ hội

để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong tranh chấp thương mại ngày càng
tốt hơn. Một khi có hệ thống pháp luật vững chức, đặc biệt là tranh chấp
thương mại thì việc giải quyết các tranh chấp sẽ dễ dàng, nhanh chóng tạo
cảm giác tốt đối với tất cả các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia đầu
tư ở Việt Nam. Tuy nhiên cơ hội tốt cũng đồng nghĩa đi kèm với những
khó khăn mắc phải trong thời kỳ hoàn thành hệ thống luật và hội nhập thị
trường quốc tế.
2.2 Nguyên nhân của tranh chấp
Tranh chấp là một phạm trù chỉ các xung đột hoặc các mâu thuẫn
giữa các cá nhân ( tập thể ) này với cá nhân ( tập thể ) khác về mặt lợi ích
dẫn tới việc tranh giành lẫn nhau và thường đòi hỏi phải có sự can thiệp
của bên thứ ba để giải quyết mâu thuẫn tranh chấp.
a, Nguyên nhân chủ quan
Tranh chấp ở công ty TNHH Ching Luh là loại tranh chấp về lao
động, cụ thể là tranh chấp về việc trả lương cho công nhân nhà máy. Có
nhiều nguyên nhân xảy ra tranh chấp ở công ty Ching Luh.
Về phía công ty Ching Luh, mức lương trung bình của các công
nhân ở nhà máy là 930 nghìn đồng, cao hơn mức lương cơ bản(870 nghìn
đồng). Sau khi chính phủ có Nghị quyết 168 về việc nâng lương cơ bản
cho tất cả các công nhân từ 870.000 lên 1 triệu đồng, tuy nhiên về phía
công ty Ching Luh lại không nâng lương cho công nhân theo như Nghị
định 168. Phía ban giám đốc cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc
công nhân không đủ sống và bữa trưa không đảm bảo là do giá cả leo
thang chứ không phải là do về phía công ty.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Về phía công nhân nhà máy Ching Luh, với mức lương thấp như
hiện nay, công nhân hãng này không thể đủ sống trong bối cảnh mà vật
giá tăng vọt đến chóng mặt. Mặc dù đã có đề nghị tăng lương từ phía đại
diện của công nhân lên ban giám đốc của công ty, nhưng thỏa thuận

không được ban giám đốc nhà máy chấp nhận. Do những bức xúc không
thể giái quyết được cho nên việc đình công của công nhân nhà máy Ching
Luh là tất yếu không thể tránh khỏi.
Một điều cũng phải nói đến là hiện nay ở Việt Nam thì vai trò của
công đoàn là hết sức nhỏ bé. Chủ yếu là làm về phúc lợi xã hội, cưới hỏi,
nội bộ là chính, chưa đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Các tổ
chức công đoàn do Nhà nước kiểm soát, thay vì đứng ra bảo vệ quyền lợi
của người công nhân, thì họ lại đứng về phía chủ để thuyết phục công
nhân trở lại làm việc, cho dù yêu sách chưa được đáp ứng đầy đủ. Cụ thể
là công ty Ching Luh trên nguyên tắc là công nhân đã làm việc trở lại kể
từ ngày 2.4.2008 nhưng cho đến nay công ty Ching Luh vẫn đóng cửa vì
một số công nhân vẫn từ chối chấm dứt đình công, xung đột với bảo vệ
nhà máy. Chính quyền đã phải điều động công an đến để can thiệp. Công
nhân được lệnh nghỉ trong ba ngày.
b, Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế toàn cầu trong năm nay đang gặp nhiều khó khăn. Giá
dầu trên thế giới tăng liên tục, trên ngưỡng 100$/thùng, mức giá kỷ lục từ
trước cho đến nay. Chính vì điều này mà khiến cho cả thế giới lâm vào
tình trạng khó khăn chứ không riêng gì Việt Nam. Giá vàng thế giới cũng
biến động liên tục, tăng một cách chóng mặt, đạt trên ngưỡng
1000$/ounce. Chính điều này cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam-
bộ phận của nền kinh tế thế giới. Trong ba tháng đầu năm nay, mức lạm
phát ở Việt Nam đã vượt hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam
đang phải đối mặt với mức lạm phát cao kỷ lục, giá cả của tất cả các mặt
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hàng tăng một cách chóng mặt, đặc biệt là giá cả tiêu dùng tăng lên trông
thấy từng ngày. Người dân đang phải đương đầu với giá cả cao chưa từng
thấy.
Năm 2007, mốc quan trọng đối với số vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Việt Nam, cao nhất từ trước đến nay 20,3 tỷ $. Hàng trăm dự
án, nhà máy liên tiếp mọc lên tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Điều
này cũng đồng nghĩa là giải quyết được một lượng việc làm rất lớn cho
người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề trả lương trong thời kỳ bão giá lại
là một vấn đề hết sức quan trọng. Công nhân không thể sống được với
mức lương là 930 nghìn đồng một tháng, chứ không nói gì đến 1 triệu.
Hàng hoạt vụ đình công tranh chấp diễn ra ở hàng loạt các nhà máy ở
KCN,KCX. Công nhân nhà máy Ching Luh là một ví dụ điển hình nhất
trong KCN Thuận Đạo – Tỉnh Long An
2.3 Cách giải quyết tranh chấp
Sau khi có cuộc tranh chấp lao động trong công ty giày Ching Luh
xảy ra, có sự phối hợp làm việc giữa các cơ quan chức năng huyện Bến
Lức, tỉnh Long An cùng chủ doanh nghiệp công ty giày Ching Luh và ban
chấp hành công đoàn của công ty giải quyết vụ việc. Một cuộc họp khẩn
đã được tổ chức, với sự tham gia của gần 100 công nhân là đại diện Tuy
nhiên trong cuộc gọp này, phía công ty chỉ đồng ý trả thêm 100 nghìn
đồng/tháng bằng một nửa so với yêu cầu từ phía đại diện công nhân (200
nghìn đồng/tháng). Mặc dù không đạt được sự nhất trí, nhưng đúng 1 tuần
đình công, 7.4.2008 khoảng 15.000 công nhân công ty Ching Luh đã đi
làm việc lại bình thường. Khoảng 3.000 CN còn lại chưa vào làm việc do
công ty chưa có sẵn nguyên liệu sản xuất, dự kiến ngày mai cũng sẽ vào
xưởng sản xuất. Giới đại diện của công nhân cho biết, sở dĩ đạt được kết
quả như thế này, là do phía ban giám đốc rất có thiện chí giải quyết vụ
việc này.
5

×