Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ý tưởng kinh doanh: Quần áo làm từ rác pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.93 KB, 5 trang )

Ý tưởng kinh doanh: Quần áo làm từ rác
Đi bộ thể dục trong một ngày nóng ẩm đã tạo cảm
hứng cho Jaremy Litchfield thành lập công ty quần
áo thể thao làm từ nguyên liệu tái chế.

Nếu bạn nói với các doanh nhân rằng sản phẩm
của họ là rác thì họ sẽ nổi trận lôi đình. Nhưng
trường hợp của Jeremy thì không. Anh thành
công nhờ rác.
Anh Jeremy Litchfield, 33 tuổi, nảy ý tưởng
thành lập công ty sau một lần chạy bộ thể dục ở
Mount Vernon Trail, Washington D.C. Lúc bấy
giờ, ẩm độ là 90%, nên chiếc áo thể thao màu
đỏ của anh bị ra màu, chảy xuống theo mồ hôi
và nhuộm đỏ quần, vớ, giày.

Jeremy rất giận, nhưng nhờ đó mà anh nảy ra ý
tưởng kinh doanh. Ngay buổi chiều, anh bắt tay
điều tra thị trường ngành quần áo thể thao.
Ngày tiếp sau đó, anh nộp đơn xin nghỉ việc.
Trước đây, Jeremy chuyên khảo sát người tiêu
dùng và lập chiến lược thương hiệu cho công ty
tiếp thị RedPeg Marketing. Anh “chưa từng có
kinh nghiệp về ngành thời trang; không biết chút
gì về vải vóc, nguyên liệu”. “Tôi hoàn toàn chưa
hình dung rằng mình sẽ tạo những bộ trang
phục thể thao làm từ nguyên liệu đã tái chế gì
hết. Tôi chỉ biết rằng đang có những sản phẩm
tệ hại thì ắt phải có những giải pháp tuyệt vời
hơn, cho người tiêu dùng và cho môi trường”,
Jeremy cho biết.


Vậy là công ty trang phục thể thao Atayne ra
đời, với những thiết kế đẹp mắt từ cotton tái
chế, vải sợ nhân tạo đã tái chế polyester,
Chitosan…
Anh dồn tất cả tiền tiết kiệm bấy lâu cho Atayne.
“Tôi bắt đầu kinh doanh bằng việc dọn đến ở
nhờ tầng hầm nhà bạn bè. Tôi đã ở tại 3 tầng
hầm khác nhau lúc khởi nghiệp”.
Ban đầu, ý tưởng quần áo của anh là bằng tre.
“Nhưng khi đi sâu vào nghiên cứu, bạn sẽ thấy
điều đó là không thể. Vì quá trình biến tre thành
sợi vải đòi hỏi dùng rất nhiều chất hóa học”, anh
kể.

Và nhiều nghiên cứu tiếp theo đã dẫn dắt anh
đến vải sợi nhân tạo đã qua tái chế polyester.
Jeremy rất hài lòng: “Tái sử dụng càng nhiều thì
càng tiết kiệm năng lượng, có lợi cho môi
trường, hợp với xu thế thời đại”.
Tháng 5/2007, công ty
ra đời. Tháng 7/2007,
những sản phẩm đầu
tiên được ra mắt,
nhưng đến tháng
8/2008 mới bắt đầu
bán được hàng. Năm
2010, công ty dự trù 110.000 USD doanh thu.
Jeremy là nhân viên toàn thời gian duy nhất của
công ty. Bên cạnh đó còn có 9 nhà thầu. Một
trong số đó là vợ của anh.

Jeremy giữ chuỗi cung ứng của mình ở khu vực
Bắc Mỹ. Một nhà máy ở Tennessee có thể biến
chai nhựa thành vải sợi nhân tạo. Một nhà máy
khác tại North Carolina cũng tái chế chai lọ
thành vải sợi nhân tạo và tái chế cotton. Vải
được may thành phẩm ở Utah, Massachusetts
hoặc Ontario, Canada. Anh cố gắng để sản
phẩm được sản xuất thuần tại Mỹ để bảo đảm
chất lượng môi trường.
Hiện tại, Jeremy đang cố gắng để công ty nhận
được chứng chỉ B Corporation là: chú ý đến việc
bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.
Hơi khó để thuyết phục người tiêu dùng bỏ ra
24 USD để mua áo thun Atayne thân thiện với
môi trường, nhưng Jeremy khẳng định rằng
khủng hoảng kinh tế không ảnh hưởng đến sự
phát triển của công ty, bên cạnh đó, xu thế
tương lai là sản phẩm thân thiện mới môi
trường.

×