Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tiền và ý tưởng, cái nào quan trọng hơn? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.13 KB, 8 trang )

Tiền và ý tưởng, cái nào quan trọng hơn?
Khả năng sinh lãi điều chỉnh theo rủi ro mới chính là trọng
tâm thực sự trong bất kỳ hoạt động đầu tư nào, chứ không
phải là những gì nhà đầu tư cho rằng thú vị và hay ho.

Tác giả Anthony Tjan là CEO, Cộng sự quản lý và là
nhà sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm Cue Ball. Vừa
là doanh nhân, nhà đầu tư, và cố vấn cấp cao, Tjan
đã xây dựng được cho mình hình ảnh một nhà thành
lập doanh nghiệp có uy tín.

Tuần trước, Magic Johnson, ngôi sao huyền thoại
một thời của giải NBA đã chuyển nghệ thành doanh
nhân, tiến hành bán lại các cửa hàng nhượng quyền
Starbucks của mình cho công ty mẹ với giá công bố
là 75 triệu USD.

Có tin đồn rằng anh đang huy động tiền mặt để đầu
tư vào một đội thể thao nhà nghề (anh cũng đã bán
cổ phần của mình tại đội bóng chày Los Angeles
Lakers).
Cách đây khoảng 12 năm, Magic Johnson hợp tác với
Starbucks để mở các cửa hàng cà phê (chương trình
liên doanh nhượng quyền này có tên gọi Urban
Coffee Opportunities) tại các khu vực thành thị đang
phát triển như Harlem với mục đích tạo thêm công ăn
việc làm cho địa phương.
Họ đã gặt hái được nhiều thành công lớn. Với
chương trình này, hơn 100 cửa hàng Starbucks đã ra
đời tại các khu vực thành thị kém phát triển trên khắp
nước Mỹ, trong đó có các bang Atlanta, Chicago,


Detroit ,Los Angeles, New York và Washington, D.C.
Việc Starbucks mua lại 50% cổ phần của Magic trong
công ty liên doanh là một bước chuyển giao quyền
lực quan trọng đằng sau những công ty nhỏ với mô
hình tài chính thực tế.

Đây cũng là một bài học mới lạ dành cho các lãnh
đạo, giúp họ thấy rằng hoạt động kinh doanh tốt và
đối tác tốt có thể thành công ở những khu vực kém
phát triển.
Làm những việc mà người khác đang không làm -
hoặc sẽ không làm - vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho
tôi và các đồng nghiệp trong công việc hàng ngày của
chúng tôi.
Công ty chúng tôi coi nhượng quyền là các cơ hội
kinh doanh. Chúng tôi lựa chọn khá kỹ càng, nhưng
chúng tôi thích sự đơn giản trong các mô hình kinh
doanh của họ.
Sức hấp dẫn của các cơ hội nhượng quyền kinh
doanh bán lẻ và nhà hàng đều quy về những vấn đề
liên quan tới kinh tế: cần bao nhiêu tiền để mở một
đơn vị kinh doanh, và mất bao lâu để thu hồi vốn?
Nếu ý tưởng kinh doanh đó có hiệu quả, thì dòng tiền
hiện tại sẽ rất mạnh. Giả sử bạn thành lập một công
ty nhượng quyền Starbucks trị giá X đô la. Thời gian
thu hồi vốn là Y năm. Bạn tính toán dòng tiền hiện tại
trừ đi chi phí bỏ ra để duy trì và phát triển kinh doanh.
Như vậy, bạn có thể nhanh chóng ước tính được số
tiền bạn có thể thu về là bao nhiêu, từ đó đánh giá
được tiềm năng kinh tế của ý tưởng kinh doanh này.

Đối với giới quản trị doanh nghiệp, doanh nhân công
nghệ, và các nhà đầu tư tư nhân, các nhà hàng và
cửa hàng bán lẻ nhượng quyền cùng các công ty dịch
vụ tiêu dùng mới thành lập khác chỉ tạo ra một phản
xạ tiêu cực, vô điều kiện.
Họ thường gạt phăng chuyện đầu tư vào các loại
hình kinh doanh này với lời khẳng định chắc như đinh
đóng cột rằng phần đông các nhà hàng ăn uống đều
thất bại, và rằng những ý tưởng kinh doanh như vậy
đòi hỏi một sự đầu tư lớn cả về tiền bạc và thời gian.
Thêm nữa, chúng không phải là những Ý Tưởng Lớn.
Chúng không có chút gì thú vị cả.
Đúng là phần lớn các cửa hàng kinh doanh ăn uống
đều thất bại. Đúng là phần lớn các công ty công nghệ
mới thành lập cũng đều thất bại. Và cũng đúng là cần
phải đầu tư tiền bạc và thời gian để vận hành các
công ty đó.
Dĩ nhiên, các công ty công nghệ sinh học thường
phải bỏ ra cả chục năm ròng rã cùng hàng tỷ đô la chỉ
để đưa một ý tưởng ra thị trường.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư công nghệ sẽ nói rằng,
trong thế giới đầu tư mạo hiểm chú trọng tới "hiệu
quả đồng vốn" mà chúng ta đang sống hiện nay, bạn
có thể kiểm định tính khả thi của các công ty truyền
thông kỹ thuật số và kết nối xã hội với mức chi phí bỏ
ra không đáng kể trước khi quyết tâm theo đuổi
chúng với những khoản đầu tư lớn hơn.
Nhưng liệu họ có biết rằng từ lâu các ý tưởng kinh
doanh nhà hàng và bán lẻ đã áp dụng phương pháp
đầu tư phân đoạn như vậy rồi?

Để kiểm chứng xem ý tưởng xây dựng một chuỗi nhà
hàng ăn uống có hiệu quả hay không, bạn sẽ bắt đầu
bằng việc thành lập một nhà hàng trước tiên, và nếu
nhà hàng này hoạt động thành công, bạn mới tiến
hành nhân rộng mạng lưới này.
Tới lúc đó, các rủi ro trong kinh doanh đã được giảm
đi đáng kể, và số vốn bỏ ra tiếp theo sẽ chịu rủi ro
thấp hơn so với tiềm năng lợi nhuận nó mang lại.
Thật ra, sau khi một số cửa hàng Starbucks tại các
khu vực kém phát triển có dấu hiệu thành công, cơ
hội nhân rộng ý tưởng này lại càng cao.
Hãy so sánh ý tưởng này với một công ty truyền
thông xã hội mới thành lập trong đó yếu tố rủi ro liên
tục xuất hiện và kéo dài, bởi công nghệ là một lĩnh
vực có tuổi đời ngắn và hay thay đổi nhiều hơn so với
lĩnh vực kinh doanh cà phê.
Vậy thì tại sao công nghệ và dược phẩm cùng các ý
tưởng đầu tư mạo hiểm khác có thể "cặp kè" được
với nhau, còn ý tưởng kinh doanh cửa hàng cà phê
lại không thể?
Có thể bạn sẽ dễ dàng bị cuốn đi trong nỗi hứng khởi
khi thành lập hoặc đầu tư vào những công ty mới,
mang tính sáng tạo cao, và mải mê theo đuổi những ý
tưởng lớn với các thị trường lớn mà quên đi rằng
ngoài yếu tố con người, thì tiêu chí kinh doanh quan
trọng nhất là một mô hình tài chính hiệu quả.
Khả năng sinh lãi điều chỉnh theo rủi ro mới chính là
trọng tâm thực sự trong bất kỳ hoạt động đầu tư nào,
chứ không phải là những gì mà nhà đầu tư cho rằng
thú vị và hay ho.

Xét từ quan điểm đầu tư, con người và mô hình kinh
doanh phải được đặt lên trên ý tưởng và thị trường.
Những "gã lùn bé nhỏ" với ý tưởng giản đơn nhưng
lại có mô hình tài chính hiệu quả vẫn có cơ hội thành
công ngang ngửa những anh chàng "nuôi chí lớn" với
những ý tưởng vĩ đại nhưng không có mô hình tài
chính nào trong tay.
Magic Johnson biết rõ điều này. Trong 10 mùa giải
gắn bó với đội Lakers, thu nhập ước tính của anh
(chưa bao gồm các khoản ký hậu hối phiếu) là
khoảng 18 triệu USD.
Cũng trong từng ấy năm sau khi kết thúc sự nghiệp
của mình tại NBA, hoạt động kinh doanh Starbucks
của Johnson đã đem về cho anh một nguồn thu nhập
lớn gấp 3 lần con số trên.
Quả là một kết quả không tồi cho một loại hình đầu tư
mà nhiều nhà đầu tư mạo hiểm sẵn sàng gạt phăng
đi, phải không nào?

×