Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

NHỮNG HẠT NGỌC SÁNG TRONG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.38 KB, 5 trang )

NHỮNG HẠT NGỌC SÁNG TRONG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA
CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG

Bùi Thị Minh Hồng
Khoa Mac – Lênin, TT.HCM
Đặt vấn đề
Nghiên cứu lịch sử tư tưởng kinh tế với mục tiêu nắm vững quá trình phát sinh,
phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế
trong lịch sử để làm cơ sở cho việc nhận thức đầy đủ, khoa học những vấn đề cơ
bản của kinh tế chính trị học, tránh được chủ nghĩa kinh viện, giáo điều là việc
làm bắt buộc với những ai muốn nắm vững học thuyết Mác.
Chủ nghĩa Mác nói chung và học thuyết kinh tế Mác nói riêng là sản phẩm từ việc
làm cần mẫn, kiên trì với tinh thần sáng suốt, ý chí kiên cường bất chấp mọi khó
khăn để tìm kiếm những viên đá quí lẫn trong những hòn sỏi bình thường hay
những hạt ngọc bị lớp bụi mờ che lấp.
C.Mác là người đã biết “nhặt ra” những viên đá quý, hạt ngọc sáng trong mớ boòng
bong những lập luận rối rắm, những quan điểm lý luận nhầm lẫn của các nhà tư tưởng
trước ông để đặt nó vào đúng vị trí, tạo cho nó một giá trị đích thực mà không có gì có
thể phủ nhận, không loại bụi mờ nào có thể che phủ được.
Bài này viết về những luận điểm đúng, sai, những hạn chế của các nhà kinh tế theo chủ
nghĩa trọng thương.
Tóm tắt nội dung
Chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông là hệ thống quan điểm kinh tế đầu
tiên của giai cấp tư sản, có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy quá trình phát
triển của CNTB. Chủ nghĩa trọng thương, dù đó chỉ là cương lĩnh, chính sách kinh
tế mang nặng tính kinh nghiệm, đưa ra lời khuyên từ thực tiễn, còn hạn chế về lý
luận, chưa biết đến quy luật kinh tế nhưng cũng đã tạo ra những tiền đề lý luận KT
– XH cho KTCT tư sản phát triển. Bên cạnh những sai lầm, hạn chế của họ chúng
ta còn tìm thấy những luận điểm đúng đắn, những viên ngọc sáng.
Thế kỷ XVI – XVII, sau các phát kiến lớn về địa lý thì ngoại thương bắt đầu phát
triển và trở thành “công cụ” để cướp bóc thuộc địa, là nguồn vàng bạc và đóng vai


trò quan trọng trong tích luỹ nguyên thủy, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của một
loạt nước. Sau khi nhảy ra vũ đài thế giới, giai cấp tư sản Châu Âu đã làm giàu với
quy mô chưa từng thấy trước đó. Khi tư bản trở thành một sức mạnh thực tế xuất
hiện dưới cái vỏ bằng vàng, gia nhập đời sống kinh tế dưới hình thái vàng thì trước
sức mạnh của vàng, cái đặc quyền của quý tộc phong kiến và chức tước hoa lệ mất
hết ý nghĩa thực tế. Những phương thức tích lũy ban đầu do chủ nghĩa Trọng
thưong (CNTT) nêu ra đã được thưong nhân ứng dụng một cách rộng rãi. CNTT
trở thành cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản Châu Âu trong thời kỳ tích lũy ban
đầu của tư bản. Cương lĩnh đó kêu gọi thương nhân tận dụng ngoại thương để
cướp bóc các thuộc địa và những nước lạc hậu về kinh tế ở ngay Châu Âu.
Song, CNTT không phải là một học thuyết vạn năng và thuần nhất phát sinh ở một
nước rồi phổ biến khắp thế giới mà đã xuất hiện một cách độc lập trong các nước
khác nhau và phản ánh những đặc điểm của sự phát triển kinh tế trong các nước
đó. Được xem là xuất hiện sớm nhất ở Hà Lan nhưng lại đạt đến độ chín muồi ở
Anh., phát triển có nét độc đáo riêng ở Ý, Pháp, Nga cũng như ở một số nước nó
đã không có được miếng đất cần thiết để phát triển hoặc chỉ được phản ảnh một
cách yếu ớt trong chính trị và văn học như ỏ Ba Lan.
Nhìn chung, CNTT ở các nước Châu Âu đều phân rõ hai thời kỳ, chia thành hai
giai đoạn rõ rệt.
Giai đoạn đầu (TK XV – XVI) còn gọi là chủ nghĩa trọng tiền. Vì CNTT cho rằng
nhiệm vụ kinh tế của mỗi nước là phải làm giàu, mà nguồn gốc của của cải là tiền
(vàng). Tiền là của cải thực sự nên nước muốn giàu phải có nhiều tiền. Do đó mục
đích chính của chính sách kinh tế ở mỗi nước là làm sao để ngày càng tăng được khối
lượng tiền. Muốn làm tăng khối lượng tiền phải dựa vào ngoại thương - biện pháp
nhiệm màu làm ra của cải. Vì vậy trong giai đoạn này CNTT lấy tiền tệ làm cân đối
chính, đưa ra cương lĩnh của học thuyết tiền tệ (bản cân đối tiền tệ) với các chính sách
kinh tế cụ thể: cấm xuất khẩu tiền tê, vàng, bạc. Tích trữ tiền. Hạn chế nhập khẩu
hàng ngoại, lập hàng thuế quan cao để bảo vệ hàng trong nước. Nhà nước có vai trò
tác động vào tất cả các chính sách đó để thu tiền ngày càng nhiều cho đất nước.
Giai đoạn sau (TK XVI – XVII), được xem là chủ nghĩa trọng thương thật sự - Mác

gọi là chủ nghĩa trọng thương chính cống - lấy thương mại làm bản cân đối chính.
Tư tưởng chủ yếu vẫn là nhằm thu được nhiều tiền hơn dựa trên cơ sở ngoại thương
và có sự can thiệp của nhà nước nhưng đã nhấn mạnh nhân tố kinh tế là sự bành
trướng thương nghiệp của giới thưong nhân. Chính sách kinh tế lúc này đã khác
trước: mở rộng xuất khẩu, không cấm xuất khẩu vàng bạc.Tán thành nhập khẩu
hàng ngoại với quy mô lớn. Lên án việc tích trữ tiền. Dự tính cho lưu thông tiền tệ,
khuyến khích công nghiệp chế tạo, nhất là các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu.
Hai giai đoạn phát triển cũng chỉ phản ảnh một mục đích chung của CNTT là phải
thu được nhiều tiền hơn, nguồn để thu là lợi nhuận thương nghiệp, chỉ khác nhau ở
thủ đoạn và phương pháp tiến hành.
Các nhà tư tưởng trọng thương chủ nghĩa đã nói về tiền và thương mại như sau:
2
Ở Anh, nơi CNTT đạt trình độ chín muồi và trải qua hai giai đoạn rõ rệt do quá
trình phát triển CNTB ở đây bắt đầu sớm hơn các nước Châu Âu khác. Giai cấp
quý tộc cũng tư sản hoá nên CNTT cũng mang tính tư sản triệt để hơn. Đại biểu
tiêu biểu là Thomas Mun (1571 – 1641). Với ông, “thương mại là hòn đá thử vàng
với sự phồn thịnh của một quốc gia”. Trong tác phẩm “Sự giàu có của nước Anh
và mậu dịch đối ngoại” thì ông cho rằng ngoại thương là công cụ bình thường và
tốt nhất để làm giàu và tích lũy tiền tệ; cho xuất khẩu tiền nhắm buôn bán là chính
đáng. Việc thừa thải tiền trong nước có hại và làm hàng tăng giá. Muốn thu được
nhiều tiền bằng việc bán ra nhiều sản phẩm phải nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ở Pháp, CNTT không trải qua hai giai đoạn rõ rệt nhưng đã đóng vai trò thúc đẩy
nhanh chóng sự phát triển kinh tế Pháp. A.Montchretien là người đầu tiên nêu
thuật ngữ “kinh tê chính trị” đánh giá tiền “là sợi dây thần kinh của chiến tranh vì
tiền mạnh hơn sắt thép”. Nhưng ông cũng cho rằng tài sản của đất nước không chỉ
là tiền mà là số dân (nông dân), là của cải tự nhiên, lúa mì Ông ca ngợi thương
mại và nêu một hình ảnh rất đặc trưng cho mối quan hệ giữa nội thương và ngoại
thương: “nội thương là ống dẫn dầu, ngoại thương là chiếc máy bơm”, “thương
mại là mục đích chủ yếu của nhiều ngành nghề trong xã hội”, thương nhân không
phải là người có ích mà còn là người bắc cầu nối liền các ngành nghề trong xã hội,

thừa nhận lợi nhuận thương nghiệp là chính đáng. Đại biểu CNTT ở Pháp còn có
Colbert, người đã thúc đẩy chủ nghĩa trọng nông ra đời thay cho CNTT ở Pháp.
Với ông, sự hùng cường vĩ đại của mỗi quôc gia dựa trên số lượng tiền cho nên
nhiệm vụ chính là làm cho ngân khố quốc gia tăng lên bằng cách thực hiện bảng
cân đối thương mại có lợi, “chỉ có ngoại thương mới làm cho thần dân sung túc”.
Ở Nga, nơi mà các biện pháp trọng thương do giai cấp quý tộc thực hiện trên cơ sở
tài nguyên kinh tế của chế độ nông nô, Nat-sơ-kin cho rằng “thương mại là sự giàu
có rất dễ chịu”, các quốc gia làm giàu nhờ buôn bán và ông đề nghị giao quyền
hành chánh, tư pháp cho thương nhân.
Còn ở Áo thì P. Hornigk cho rằng thà bỏ hai đồng lại trong nước để mua hàng xấu
còn hơn là bỏ một đồng cho nó chạy ra nước ngoài “giữ tiền lại trong nước quan
trọng như giữ máu lại trong người”.
Từ các quan điểm, tư tưởng kinh tế đó chúng ta thấy rõ những sai lầm, hạn chế:
Xuất phát từ thực thực tế lúc bấy giờ ngoại thương là nguồn quan trọng đối với việc
tích lũy tư bản nhưng nếu vì vậy mà kết luận rằng ngoại thương là nguồn duy nhất
không thể thay thế được của của cải quốc dân là một sai lầm. Bởi vì như vật thì CNTT
đã không thấy rằng nội thương cũng đem lại sự giàu có cho thương nhân. Ngoài ra, sở
dĩ ngoại thương đem lại nguồn lợi lớn chỉ vì lúc bấy giờ nó dựa trên cơ sở trao đổi
không ngang giá mà họ thì lại cho rằng nếu trao đổi ngang giá thì sẽ không thu được lợi
nhuận. Sai lầm vì cho rằng lợi nhuận được tạo ra trong quá trình lưu thông và chỉ thu
3
được khi trao đổi không ngang giá. Thêm nữa, do sai lầm trong việc đồng nhất tiền tệ
với của cải và tiền tệ với tư bản nên đặt ra nhiệm vụ trung tâm là tích lũy tiền tệ và tích
trữ tiền chứ không phải tích lũy tư bản trong lưu thông và sản xuất.
Hạn chế của CNTT là chỉ xuất phát từ hiện tượng bên ngoài của quá trình lưu thông
để xem xét nền kinh tế TBCN. Họ tìm kiếm lợi nhuận trong lưu thông và không thoát
khỏi giới hạn đó. Trong giai đoạn sau tuy họ có bước tiến bộ hơn là đã thấy được sự
phát triển của công trường thủ công, có hướng về sự phát triển đó nhưng nói chung,
các phương pháp lại tỏ ra không triệt để. Vừa kêu gọi tự do lưu thông tiền tệ, tự do
xuất khẩu hàng hoá, tiền tệ, tư do kinh doanh công nghiệp nhưng lại tuyên bố áp

dụng chính sách bảo hộ thuế quan, tán thành công ty độc quyền
Như vậy, thành tựu lý luận của CNTT còn rất nhỏ bé so với yêu cầu của sự phát
triển kinh tế TBCN. Các vấn đề nêu ra giải quyết một cách thô sơ, đơn giản, thậm
chí còn tầm thường. Phê phán về những hạn chế đó, C.Mác cho rằng CNTT thế kỷ
XVI – XVII đã đi theo cái “hình thái chói lọi của giá trị trao đổi và đã đứng trên
lĩnh vực thô sơ của lưu thông hàng hoá để xét nền sản xuất TBCN và với cái chủ
nghĩa hiện thực thô sơ của nó, đã đại biểu thực sự cho phái kinh tế học tầm thường
của thời kỳ đó, vì những lợi ích thực tiễn mà đã gạt xuống hàng thứ yếu những
mầm mống phân tích khoa học đầu tiên ”
Tuy nhiên, lẫn trong những hòn sủi tầm thường đó là những viên ngọc sáng mà
chính C.Mác sau này đã nhặt ra đặt vào đúng vị trí của nó:
Điều trước tiên dễ thấy nhất là, khi xem thương mại là quan trọng, tìm cách phát
triển thương mại thì CNTT đã khuyến khích phát triển và lưu thông hàng hoá, làm
cho đoạn tuyệt với truyền thống kinh tế tự nhiên. Chính đó cũng làm cho con
người thoát khỏi cách giải thích những vấn đề, hiện tượng kinh tế bằng những lời
đạo đức hoặc bằng lý thuyết thần học, tôn giáo. Sự sai lầm trong việc đồng nhất
tiền tệ với của cải là lớp bụi mờ che phủ bên ngoài nhưng không lấp mất cái lõi
bên trong nó là một viên đá đẹp: của cải là giá trị chứ không phải là giá trị sử dụng
(như kiểu kinh tế tự nhiên). Khi đề ra nhiệm vụ làm giàu bằng cách đẩy mạnh phát
triển ngoại thương thì chính điều đó đã bộc lộ mục đích của kinh tế hàng hoá là lợi
nhuận. Chính CNTT cũng là người đầu tiên đưa ra bản tuyên ngôn của xã hội tư
sản, đã cố gắng nhận thức CNTB, tìm ra nguồn gốc của sự giàu có là lợi nhuận
thương nghiệp. Đó cũng là một hạt ngọc. Một hạt sáng khác trong quan điểm của
Thomas Mun là đã quan tâm đến quan hệ giữa lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng
hoá. Phần nào, đã nhìn vai trò của công nghiệp đối với thương nghiệp.
Kết luận: Mặc dù còn nhiều hạn chế, giản đơn, thô sơ nhưng hệ thống quan điểm
của CNTT đã tạo ra những tiền đề lý luận cho KTCT tư sản phát triển; giúp cho
con người cắt đứt khỏi truyền thống kinh tế tư nhiên, giải thích nhiều vấn đề kinh
4
tế bằng thực tiễn kinh tế chứ không phải bằng đạo đức hoặc lý thuyết thần học, tôn

giáo. Đó là một công lao không nhỏ.
Hạn chế của họ chịu sự phê phán, công lao của họ được lịch sử ghi nhận.

5

×