Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận: Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS để đánh giá sự biến đổi của thảm thực vật vùng Tây Nam tỉnh Lâm Đồng từ năm 1989 đến 2003 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 24 trang )

Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010


Tiểu Luận
Ứng dụng phương pháp viễn thám và
GIS để đánh giá sự biến đổi của thảm
thực vật vùng Tây Nam tỉnh Lâm Đồng
từ năm 1989 đến 2003


 

Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
Mục Lục



 !"#$
%&!'(!")*
+ , /*
%01.*
%01.!2*
%%01.34
%01.5674
&!'(84
9:;4
%<:;4
=#>?@A
"5:,7A
&!'(?BC>/D">EFGA
%H?@I(6J8!K?L,A


%<M6N5"O-"I(1P:Q!"#$5J8!K?L
,A
%%RCM;;S
%%0:Q?T#7S
U9VW0X9Y%ZZS
%%%0:QJ7![\
%%].)Z
%%^_#$7I(
%
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
U9V0`W0X
0817a>b(;5277?cd#efQg!F715;h((b=ibjbk9=Wj
<l7-"m
F7nj0iW0<Vo>#O7npbq0Wio>lr71Ks;7n<tRtjb0Wo;@@5:
7!57%
%%*<[#;J7![%Z
%%49,Ea%
^u<v9V<Vwjx0Vy<z0%
MỞ ĐẦU

Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
Thảm thực vật có tầm quan trọng to lớn trong đời sống của con người. Một mặt,
nó cung cấp cho ta các loại nguyên liệu và sản phẩm khác nhau như: gỗ, thức ăn cho gia
súc, nguyên liệu làm thuốc, cây công nghiệp, quả và hạt. Mặt khác, nó có vai trò to lớn
trong chu trình vật chất tự nhiên, trong việc bảo vệ con người tránh được các thiên tai
xảy ra như: lũ lụt, gió bão; bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi, điều hoà khí hậu và chế độ nước
trên mặt đất.
Tuy nhiên, quá trình gia tăng dân số, đô thị hoá quá nhanh đòi hỏi con người phải
khai thác tự nhiên nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu phát triển đó; điều này
đã làm thay đổi nhanh chóng trạng thái lớp phủ thực vật.

Hiện nay trên thế giới và ở nước ta đã và đang ứng dụng thành công công nghệ
viễn thám và Hệ thống thông tin địa lý vào nghiên cứu, thành lập bản đồ hiện trạng thảm
thực vật phục vụ cho công tác quản lý rừng và bảo vệ tài nguyên sinh vật.
Mục tiêu của đề tài: Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS để đánh giá sự biến
đổi của thảm thực vật vùng Tây Nam tỉnh Lâm Đồng từ năm 1989 đến 2003, thông qua
bản đồ hiện trạng thảm thực vật có thể biết được hiện trạng phân bố cũng như những xu
hướng biến đổi theo thời gian và không gian cụ thể. Từ đó kết hợp với thông tin thu thập
từ thực tế tìm ra những nguyên nhân chính gây ra biến đổi theo hướng tích cực hay tiêu
cực của vùng để có thể đưa ra kế hoạch quy hoạch, khai thác và bảo vệ hợp lý.
1. Giới thiệu khái quát về khu vực nghiên cứu
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thành phố là Đà Lạt, Bảo Lộc
và 10 huyện. Khu vực nghiên cứu thuộc địa phận của thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo
Lâm, Đạ Huoai và Đạ Tẻh.

Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Đây là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên
của Đông Nam Bộ. Các dạng địa hình phức tạp: địa hình núi cao bị chia cắt mạnh, độ dốc
lớn, địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp. Địa hình thấp dần từ Đông Bắc
xuống tây nam, cao nguyên Bảo Lộc độ cao trungn bình là 800m so với mực nước biển,
khu vực Đạ Huoai, Đạ Tẻh độ co trung bình là 300m.
1.1.3 Khí hậu thủy văn
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo
độ cao, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18 – 250C, thời tiết ôn hoà và mát mẻ
quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, mưa có cường độ lớn và tập
trung vào tháng 7 đến tháng 9, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ
nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ.

Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam.Do đặc điểm địa hình
đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều
ghềnh thác ở thượng nguồn. Hệ thống sông suối thuộc lưu vực sông Đồng Nai, các khe
suối tích tụ từ các trận mưa trước chảy chậm và quanh năm, nước có độ khoáng hóa cao,
điều tiết nước trong mùa khô. Trong vùng có các hệ thống sông suối chính là sông
Dar’Nga, hệ thống suối Đại Bình và ĐamBri, hệ thống suối Đạ Quay. Hệ thống sông,
suối, hồ, đập… có tiềm năng lớn để phát triển các dự án thủy điện từ qui mô nhỏ đến qui
mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nguồn năng lượng điện tại chỗ.
1.2 Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1 Tài nguyên đất
Gồm các nhóm đất như đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, Chất lượng đất đai rất
tốt, khá mầu mỡ, có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó đất bazan tập trung ở cao
nguyên Bảo Lộc – Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị
kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm.
*
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
1.2.2 Tài nguyên rừng
Đặc điểm rừng là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Tập trung nguồn tre, nứa, lồ ô
khá dồi dào, trữ lượng lớn. Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, đất đai phù hợp nên các loại
tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Diện tích tre, nứa có đủ khả
năng đáp ứng yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm. Rừng rất đa dạng
về loài, có trên 400 cây gỗ, trong đó có một số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ,
sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác.
1.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản phong phú, đa dạng, nhiều loại khoáng sản chưa được khai thác. Một
số loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt đủ điều kiện để khai thác ở qui mô
công nghiệp như đá xây dựng, bauxit, bentonit, than nâu, than bùn và diamite. Nổi bật
nhất là quặng bauxit tại khu vực nghiên cứu trữ lượng quặng là hơn 130 triệu tấn. Ngoài
ra còn có một số mỏ nước khoáng tại huyện Đạ Huoai.
1.3 Đặc điểm kinh tế

1.3.1 Nông nghiệp
Tài nguyên đất đai của vùng rất thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp
dài ngày như chè, cà phê, dâu tằm, tiêu điều. Ngoài ra các sản phẩm như dâu tằm tơ, thịt
bò sữa, mía đường, hạt điều dược liệu cũng chiếm tỉ trọng đáng kể.
1.3.2 Công nghiệp
Chủ yếu là công nghiệp chế biến: các sản phẩm sữa, nông sản, công nghiệp khai
khoáng đang được chú trọng trong những năm gần đây.
Tiểu thủ công nghiệp: các sản phẩm phục vụ du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ
trên cơ sở thừa hưởng nét truyền thống của địa phương, nguồn nguyên liệu dồi dào và thế
mạnh về tay nghề của người lao động. Các sản phẩm bao gồm: mây tre đan, dệt thổ cẩm,
chạm khắc, đồ mỹ nghệ…
4
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
1.3.3 Du lịch, dịch vụ
Tiềm năng du lịch của vùng là rất lớn, và là thế mạnh của vùng với ưu thế vè khí
hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng. Rừng là nơi lưu giữ nguồn gen động thực
vật quý hiếm, cùng với sông suối hồ đập, thác nước đã tạo nên một quần thể có sức thu
hút khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch gồm nhiều loại hình phong phú như du
lịch tham quan, nghiên cứu, giải trí, nghỉ dưỡng, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch dưới
tán rừng.
1.3.4 Giao thông vận tải
Quốc lộ 20 vùng kinh tế phía Nam, và quốc lộ 27 gắn với các tỉnh Tây Nguyên và
duyên hải Nam Trung Bộ, rút ngắn khoảng cách về kinh tế- xã hội giữa các vùng.
1.4 Đặc điểm dân cư, văn hóa, xã hội
Dân cư tập trung ở các đô thị, các lộ giao thông chính, vùng đất tương đối bằng
phẳng, người Kinh sinh sống ở khắp các xã phường trong vùng cso vai trò tương trợ giúp
đỡ các dân tộc thiểu số khác tại địa phương như dân tộc Mạ, K’ho…Đời sống tinh thần,
giáo dục và y tế của đồng bào ngày càng được nâng cao. Xã hội ngày càng tiến bộ nhưng
vẫn giữ được nét văn hóa riêng của từng dân tộc.
2. Ứng dụng viễn thám nghiên cứu sự biến đổi diện tích thực vật

2.1 Cơ sở khoa học của viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu
biến đổi diện tích thực vật
Cơ sở khoa học: các đối tượng trên mặt đất đều bức xạ lại quang phổ theo nhiều cách
khác nhau, thảm thực vật bức xạ rất cao tại vùng cận hồng ngoại. Viễn thám cho phép
nghiên cứu kỹ nhiều lần các đối tượng trên diện rộng; có tính đa thời, khả năng cập nhật
thông tin và các tài liệu mới phục vụ cho đánh giá, nhận định nhanh đối tượng nghiên
cứu.
Hệ thông tin địa lý (GIS): Hệ thống thông tin cung cấp khả năng truy nhập, phục hồi,
xử lý, phân tích và đưa ra dữ liệu có liên quan tới dữ liệu không gian nhằm hỗ trợ việc ra
A
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
quyết định trong các công tác lập kế hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi
trường. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong thành lập dữ liệu về diện tích đất rừng ở
giai đoạn xử lý thông tin, sửa đổi một số dữ liệu từ ảnh viễn thám đã phân loại, số hóa tạo
bản đồ (chuyển từ dạng raster sang dạng vector) từ đó suy ra diện tích từng loại hình sử
dụng đất tại vùng nghiên cứu. Việc chuyển từ ảnh viễn thám sang hệ thống thông tin địa
lý cần phải khái quát hóa, xây dựng các lớp dữ liệu thành lập một cơ sở dữ liệu.
2.2 Phương pháp thực hiện
2.2.1 Thông tin về dữ liệu ảnh
• ẢNH TM NĂM 1989
Nguồn dữ liệu : Lấy từ trang web : mang tên Global
Land Cover Facility – EARTH SCIENCE DATA INTERFACE.
Thông tin ảnh :
 Data set: TM, Path 125, Row 53.
 Location: Vietnam.
 Output Type: GeoTIFF.
 Vật mang : vệ tinh Landsat 4-7.
 Ngày chụp : 6-03-1989.
 Tên sensor : TM.
 Phép chiếu bản đồ : UTM.

 Khu vực : +48.
 Reference Datum = "WGS84".
 Reference Ellipsoid = "WGS84".
• ẢNH ETM+ NĂM 2003
Nguồn dữ liệu : Lấy từ trang web : mang tên Global
Land Cover Facility – EARTH SCIENCE DATA INTERFACE.
Thông tin ảnh :
 Data set: ETM+, Path 125, Row 53.
 Location: Vietnam.
 Output Type: GeoTIFF.
 Vật mang : vệ tinh Landsat 7.
 Ngày chụp :24-01- 2003
 Tên sensor : ETM+.
 Phép chiếu bản đồ : UTM.
S
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
 Khu vực : +48.
 Reference Datum = "WGS84".
 Reference Ellipsoid = "WGS84".
2.2.2 Thông tin về bản đồ khu vực nghiên cứu
Tên mảnh và phiên hiệu: Thôn 3 ( Triệu Hải) C-48-12- C (6532 III)
Tỷ lệ 1:50 000 Lưới chiếu : UTM Múi chiếu : 6
0

Kinh tuyến TW: 105
0
Hệ tọa độ và độ cao Quốc Gia VN 2000
Các file gồm có
1.Cơ sở toán học: C4812B-cs.dgn
2. Thủy hệ: C4812B -th.dgn

3. Địa hình: C4812B -dh.dgn
4. Giao thông: C4812B -gt.dgn
5. Dân cư: C4812B-dc.dgn
6. Ranh giới: C4812B-rg.dgn
7. Thực vật: C4812B-tv.dgn
Tên mảnh và phiên hiệu: Bảo Lộc C-48-12- D (6532 II)
Tỷ lệ: 1:50 000 Lưới chiếu: UTM Múi chiếu: 6
0

Kinh tuyến TW: 105
0
Hệ tọa độ và độ cao Quốc Gia VN 2000
Các file gồm có:
1.Cơ sở toán học: C4812D-cs.dgn
\
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
2. Thủy hệ: C4812D -th.dgn
3. Địa hình: C4812D -dh.dgn
4. Giao thông: C4812D -gt.dgn
5. Dân cư: C4812D-dc.dgn
6. Ranh giới: C4812D-rg.dgn
7. Thực vật: C4812D-tv.dgn
2.2.3 Quy trình nghiên cứu
Z
Thu thập ảnh viễn thám
Cắt vùng nghiên cứu và
tăng cường chất lượng ảnh
Phân loại có kiểm định
vùng thực vật
Tích hợp với GIS, lập bản

đồ thảm thực vật
Nhận xét sự thay đổi của
thảm thực vật
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
2.2.4 Xử lý ảnh viễn thám
 ẢNH TM VÀ ETM+
Tiến hành giải nén, Import tất cả các ảnh dạng file *.tif đã tải về vào phần mềm
IDRISI ANDES.
 Cắt ảnh của vùng nghiên cứu
− Để cắt ảnh của vùng cần nghiên cứu, ta sẽ thực hiện các thao tác sau đây:
− Mở phần mềm IDRISI, vào File/Export/Geotiff/tiff chọn idrisi to
Geotiff/tiff để chuyển một file ảnh của kênh nào đó sang dạng Geotiff/tiff
để đưa vào chương trình MapInfo
− Mở chương trình MapInfo , mở file ảnh đã chuyển sang dạng Geotiff/tiff.
Sau đó mở file Sodoghep50vn2000 và file VN_RG_TINH chồng lớp vào
để có thể dễ dàng chọn vùng nghiên cứu mà ta mong muốn.
− Sau khi đã chọn được vùng nghiên cứu trong chương trình mapinfo ta biết
được các tọa độ của vùng nghiên cứu thì vào phần mềm IDRISI thực hiện
cắt ảnh.
− RERFORMAT/ WINDOW chọn kiểu cắt Geographical positions
Ảnh trước khi cắt ( TM, band5, 1989)

Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
Ảnh sau khi chọn vùng nghiên cứu và cắt (TM, band 5, 1989)
 Giãn ảnh (STRETCH), lọc ảnh (FILTER), nắn chỉnh ảnh và tổ hợp ảnh
(COMPOSITE) phục vụ cho công tác giải đoán ảnh
Sau khi có được ảnh cắt của vùng nghiên cứu, ta sẽ tiến hành sử dụng chức
năng ImageProcessing/Enhancement/STRETCH và Image
Processing/Enhancement/ FILTER (với kiểu lọc trung bình - Mean) để giãn ảnh
và loại nhiễu cho ảnh nhằm làm ảnh rõ hơn, sáng hơn và dễ phân biệt đối tượng

hơn.
Sau đó tiến hành nắn chỉnh ảnh, Trong Idrisi, việc nắn chỉnh được thực hiện
bằng lệnh RESAMPLE dựa trên file text có phần mở rộng là *.cor chứa tọa độ
của 10 điểm khống chế. Chọn điểm khống chế trên phần mềm IDRISI , đồng thời
chọn song song trên chương trình MapInfo
Các điểm khống chế ở năm 1989 và 2003
%
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
Sau bước tăng cường chất lượng ảnh, ta tiến hành tổ hợp màu cho ảnh với
chức năng Image Processing/Enhancement/COMPOSITE. Để phục vụ cho mục
đích khảo sát thực vật, hiện trạng sử dụng đất và địa hình địa mạo khu vực, ta sẽ

Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
tiến hành tổ hợp theo các kiểu: 123 (tổ hợp màu tự nhiên), 234 (tổ hợp màu giả
hồngvngoại),345,457 và 732(tổ hợp màu)
Ảnh tổ hợp màu giả hồng ngoại 234(năm1989)
Ảnh tổ hợp màu 234 năm 2003
 Phân loại có kiểm định:
• Cách thức làm: dựa vào ảnh tổ hợp màu giả 432 và google earth để phân
loại
• Các bước thực hiện:

Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
 Chọn vùng mẫu: dùng digitize chọn vùng khống chế polygon 
save vector
Năm1989
*
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010






Năm 2003
 Tạo chìa khóa – signature files: image processing  signature
development  makesig nhập file vector trên, nhập 3 kênh ảnh
trong tổ hợp  gán tên vùng mẫu trong Enter signature file names 
ok
 Kiểm tra vùng mẫu: Image processing  signature development 
sigcom  đưa các lớp vào ok.
4
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
A
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
 Phân loại ảnh: Image processing  Hard classifiers  piped khai
báo file vùng mẫu output filenameok.
Năm 1989
S
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
Năm 2003
 Histogram của ảnh phân loại có kiểm định năm ở 2 thời kì
\
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
2.2.5 Chồng lớp bản đồ
Lớp thực vật năm 1989 và 2003
Sự biến động diện tích thực vật trong qua 14 năm
%Z
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
2.2.6 Nhận xét
− Qua ảnh phân loại và histogram ta thấy rừng và thảm thực vật chiếm diện tích

tương đối lớn trong vùng. Tuy nhiên độ phân giải chưa đủ để nghiên cứu phân loại
chi tiết hơn, hơn nữa nhiều vùng bị mây che phủ nên khó phân loại chính xác.
− Năm 1989 diện tích thảm thực vật là 956844*30*30=861.2*10
6
m
2
. (956844 là số
điểm ảnh của vùng thực vật, 30*30 là kích thước ô ảnh). Phần còn lại là khu đô
thị, cụm dân cư, mặt nước, đất trống đồi trọc và các yếu tố khác.
− Năm 2003 diện tích là 776237*30*30=698.6*10
6
m
2
− Sự biến động trong 14 năm (1989-2003) của diện tích thảm thực vật theo từng thời
điểm được xác định rõ ràng hơn về mặt không gian. Do sự tăng nhanh của diện
tích đất đô thị, đất trống đất rừng dần được thay thế bởi các khu dân cư, đô thị.
Bản đồ biến động kết hợp những thông tin thu thập được cho thấy phạm vi của các
khu đô thị Bảo Lộc chủ yếu phát triển về phía Bắc thị xã.
− Nguyên nhân chính làm giảm diện tích thảm phủ thực vật là do tốc độ đô thị hóa
trong khu vực. Có thể xét theo nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp:
%
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
+ Nguyên nhân trực tiếp bao gồm: khai thác gỗ và lâm sản khác ngoài gỗ như
như động thực vật hoang dã, song mây tre nứa,lồ ô, cây thuốc…; di dân tự
do và xâm chiếm đất rừng , cháy rừng.
+ Nguyên nhân gián tiếp: ô nhiễm môi trường, xâm nhập của động thực vật
ngoại lai xâm hại (cây mai dương), phát triển du lịch, chuyển mục đích sử
dụng đất rừng để xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác khoáng sản (khai thác đá
xây dựng và bauxite ở Bảo Lộc, Bảo Lâm), mở rộng đường giao thông ; cơ
chế quản lý,chính sách pháp luật còn nhiều bất cập; gia tăng dân số kéo

theo nhu cầu sử dụng tài nguyên và khai thác đất phục vụ nông nghiệp tăng
nhanh.
Chỉ số NDVI là gì?
Chỉ số NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) được xác định dựa trên
sự phản xạ khác nhau của thực vật thể hiện giữa kênh phổ thấy được và kênh phổ cận
hồng ngoại. Dùng để biểu thị mức độ tập trung của thực vật trên mặt đất.
Chỉ số thực vật NDVI được tính toán theo công thức.
NDVI = (NIR-RED) / (NIR+RED)
NIR : kênh cận hồng ngoại (kênh 4).
RED :kênh đỏ (kênh 3).
Giá trị của NDVI là dãy số –1 đến +1:
 Giá trị NDVI thấp thể hiện nơi đó NIR (near infrared) và RED có độ phản xạ gần
bằng nhau, cho thấy khu vực đó độ phủ thực vật thấp
 Giá trị NDVI cao thì nơi đó NIR có độ phản xạ cao hơn độ phản xạ của RED cho
thấy khu vực đó có độ phủ thực vật tốt.
%%
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010
 Giá trị NDVI có giá trị âm cho thấy ở đó Vi có độ phản xạ cao hơn độ phản xạ của
NIR (near infrared), nơi đấy không có thực vật, là những thể mặt nước hay do mây
phủ.
XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ THỰC VẬT
Chỉnh lại user preference :
+ “ Automatically display the output of analytical modules”: bật
+ Chọn Display tab , chỉnh lại quantative paletete: NDVI
+ Show titles: tắt.
Sử dụng module Vegindex (Image processing/transformation) tạo ra ảnh và NDVI của
các năm 1989, 2003 dựa trên ảnh kênh 3 và 4.
Ảnh NDVI năm 1989
%
Gis và viễn thám ứng dụng_Nhóm 7_2010

Ảnh NDVI năm 2003
Nhận xét:
+ Những vùng có màu xanh trên ảnh có giá trị NDVI>0 và có thể xem đó là diện tích
thực vật
+ Diện tích nước năm 2003 phân bố rộng hơn so với 1989
Kết luận
Ứng dụng viễn thám và GIS là một thế mạnh trong nghiên cứu, quản lý tài nguyên thiên
nhiên và môi trường. Đặc biệt là nghiên cứu các đối tượng phân bố trên diện tích rộng
lớn như thảm thực vật, cho biết thông tin nhanh và có tính đa thời, giúp điều tra về sự
biến đổi của thực vật cũng như các đối tượng nghiên cứu khác qua các thời kỳ, trong quá
khứ và hiện tại. Hiện nay Việt Nam đã có trạm thu ảnh vệ tinh. Bên cạnh những lợi thế
trên việc ứng dụng GIS và viễn thám còn có một số điểm yếu: khả năng tách biệt các đối
tượng còn thấp, khó giải đoán khi ảnh có mây.
%

×