Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bảo vệ thương hiệu - Công việc không dễ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.04 KB, 8 trang )

Bảo vệ thương hiệu - Công việc không dễ
Trong một chuyến sang công tác tại Mỹ, tập đoàn
Cadtrak, Đài Loan, chuyên kinh doanh thiết bị công
nghệ mạng, đã tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng
thương hiệu tại thị trường nước này cho các đối tác
kinh doanh với giá khoảng 100.000 USD/đối tác trong
vòng ba năm.

Tuy nhiên, khi các thủ tục thực hiện còn đang ở giai
đoạn thương thảo và bàn đàm phán, thì Cadtrak mới
“bật ngửa” khi được thông báo rằng công ty Sign
Field Corp. ,Mỹ, một trong những đối tác lâu năm của
Cadtrak, đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
của Cadtrak tại Mỹ từ trước đó khá lâu

Sau đó, Cadtrak phải nhờ các luật sư tiến hành nộp
đơn khiếu nại và đưa ra những bằng chứng quan
trọng chứng tỏ sở hữu bản quyền nhãn hiệu sản
phẩm của mình là chính đáng. Trong số các bằng
chứng có giấy phép kinh doanh của Cadtrak được
cấp vào năm 1980 tại Đài Loan, các nhãn hiệu của
Cadtrak và biển hiệu đã được sử dụng tại Đài Loan,
danh sách gần 400 cửa hàng hoạt động theo hợp
đồng nhượng quyền kinh doanh của Cadtrak ở Đài
Loan và các thị trường nước ngoài. Ngoài ra còn có
báo cáo doanh thu ròng hàng năm từ việc bán sản
phẩm và nhượng quyền kinh doanh của Cadtrak từ
năm 1997 đến năm 2003.

Thế nhưng trường hợp tương tự như Cadtrak không
phải là hy hữu. Đã có không ít các công ty phải


đương đầu với vấn đề bản quyền và phải vất vả lắm
họ mới có thể đòi lại được quyền sở hữu nhãn hiệu
hợp pháp. Hồi thập niên 1990, Panasonic cũng bị một
công ty tại Mỹ nộp đơn xin sở hữu bản quyền nhãn
hiệu trước thời điểm hãng này nộp đơn cho phía Mỹ.
Rất may, nhờ sự đấu tranh rất tích cực với sự giúp
đỡ của các luật sư có kinh nghiệm cùng những bằng
chứng có tính thuyết phục cao, Panasonic đã giành
lại được quyền sở hữu và sử dụng … cái tên của
chính mình.

Thông thường, các công ty hay cá nhân lấy cắp nhãn
hiệu, thương hiệu và tên miền đều nhằm vào mục
đích trục lợi cá nhân. Bởi vì, như chúng ta đều biết,
đăng ký một tên miền chỉ mất vài chục USD, song khi
bán lại thì chắc chắn cái giá phải là hàng ngàn USD;
còn đăng ký sở hữu một nhãn hiệu hay thương hiệu
chỉ mất chi phí chừng 1200- 1500 USD, nhưng nếu
mua lại phải tốn khoảng 50 ngàn đến hàng trăm ngàn
USD, tuỳ vào kết quả thương lượng giữa hai bên.

Về tên miền trên mạng Internet, nhiều doanh nghiệp
đã sớm có ý thức trong việc đăng ký và bảo vệ,
nhưng riêng đối với sở hữu thương hiệu và nhãn hiệu
thì vấn đề rắc rối hơn nhiều, nhất là với các thương
hiệu uy tín, bởi thương hiệu là một trong những yếu
tố kinh doanh quan trọng bậc nhất, không thể thay đổi
một sớm một chiều được. Điều khó cho các công ty là
những người vi phạm sở hữu thương hiệu hay sở
hữu bản quyền nhãn hiệu hàng hoá thường lại chính

là các đối tác kinh doanh của họ. Những đối tác này
đã có thời gian khá dài tìm hiểu về công ty, nắm bắt
được các điểm mạnh và điểm yếu của công ty, sau
đó họ mới “xuất chiêu” lấy cắp sở hữu bản quyền
thương hiệu.

John Ascock là một luật sư uy tín của hãng W&K,
công ty tư vấn luật có nhiều kinh nghiệm trong các vụ
kiện về tranh chấp bản quyền, hãng đã từng giúp
Panasonic “lấy lại công bằng” về sở hữu bản quyền
nhãn hiệu và thương hiệu hợp pháp. Hiện W&K đang
tư vấn về bản quyền cho hàng loạt các công ty đang
muốn xâm nhập vào thị trường Mỹ. John Ascock cho
biết: “Cách tốt nhất để không bị “vấp” về bản quyền là
ngay khi tính đến kế hoạch kinh doanh ở thị trường
mới, các công ty nên quan tâm ngay đến việc đăng ký
sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm, hàng hoá của
mình ở thị trường đó”. Hiện nay, W&K đang tiếp nhận
hàng loạt đơn của các công ty lớn từ Nhật và châu
Âu để giúp các công ty này đăng ký sở hữu bản
quyền tại Mỹ. “Thời gian cấp bản quyền thương hiệu,
nhãn hiệu có thể kéo dài đến hai năm, tuỳ vào hồ sơ
có các trở ngại về pháp lý, vào từng nhãn hiệu
thương hiệu cụ thể (liệu có đang ở trong tình trạng bị
tranh chấp và khiếu kiện hay không). Do đó, các công
ty càng không nên chậm trễ”- John nói.
Còn Adam Synee, phó giám đốc điều hành tập đoàn
chuyên sản xuất mỹ phẩm Decostic, Australia, thì nói:
“Decostics đã chi khoảng 420.000 USD cho việc đăng
ký hàng loạt các nhãn hiệu của mình tại thị trường

Mỹ. Hiện nay, mọi việc đang tiến triển thuận lợi và
việc đăng ký sở hữu công nghiệp sẽ có tác dụng hỗ
trợ mạnh mẽ cho hoạt động quảng bá và đưa các sản
phẩm của Decostic vào thị trường Mỹ ngày một nhiều
hơn”.

Từ sự quan trọng của thương hiệu, việc bảo vệ và
đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đã được các
công ty “thức thời” đặt lên hàng đầu trong các chiến
lược xâm nhập thị trường nước ngoài. Hầu hết các
nước trên thế giới đều có cơ quan đăng ký và bảo vệ
nhãn hiệu cho sản phẩm trong nước, ngoài nước.
Riêng EU ban hành một chỉ thị cho phép sử dụng
thương hiệu của liên hiệp châu Âu. Mọi công ty đều
có thể đăng ký bảo hộ cho mình một nhãn hiệu riêng.


Việc bảo vệ nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã sử
dụng ở các quốc gia khác nhau sẽ mang những đặc
điểm khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp của mỗi
quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều quy định
người đăng ký trước sẽ được công nhận là người chủ
sở hữu của thương hiệu. Ngoài ra, một số quốc gia
còn đòi hỏi nhãn hiệu phải được đăng ký và sử dụng
liên tục thì mới được bảo vệ như: Bolivia, Pháp và
Đức. Trong khi đó, có những quốc gia vẫn bảo vệ
quyền sở hữu nhãn hiệu mặc dù chúng không được
đăng ký để trở thành thương hiệu. Như vậy, quyền sở
hữu nhãn hiệu được đặt trên cơ sở ưu tiên sử dụng.
Các nước áp dụng luật này là Canada, Ðài Loan,

Philippines, Mỹ và một vài quốc gia khác. Một số
nước khác thì chọn biện pháp dung hòa giữa hai
cách làm trên, ví dụ như ở Israel, cả người đăng ký
trước và người sử dụng trước đều có quyền sử dụng
chung nhãn hiệu.

Chúng ta hãy điểm qua các hiệp ước quốc tế quan
trọng trong vấn đề bảo vệ thương hiệu đã được nhiều
quốc gia biểu quyết thông qua:

- Hiệp ước quốc tế về bảo vệ tài sản công nghiệp:
Theo hiệp ước này, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm
bảo vệ nhãn hiệu của các nhà sản xuất trên các quốc
gia thành viên. Có trên 70 quốc gia cùng thỏa thuận
hiệp ước này, kể cả phần lớn các nước Tây Âu và
Mỹ.
- Hiệp ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế:
Theo quy định, một người đăng ký sở hữu nhãn hiệu
ở một nước này thì xem như đã nộp hồ sơ đăng ký
tại các quốc gia thành viên của hiệp ước. Hiện hiệp
ước này có 20 quốc gia thành viên.
- Tương tự có Hiệp ước Liên Mỹ áp dụng cho các
nước thành viên ở Tây bán cầu.

Sau cùng, chắc hẳn nhiều người không biết hàng
năm Coca-Cola đã phải chi phí đến hơn 100 triệu
USD để bảo vệ nhãn hiệu các sản phẩm của mình.
Một bộ phận các chuyên gia nhãn hiệu nổi tiếng của
Coca-Cola luôn nghiên cứu, tìm hiểu xem mặt hàng
nào có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của Coca-Cola

hay không. Quả thật, để an toàn, các công ty phải
thường xuyên tự mình cảnh giác trước những hành vi
bắt chước hoặc ăn cướp một cách trắng trợn đối với
các nhãn hiệu đã được xuất khẩu ra nước ngoài, đó
là việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
Rõ ràng con đường xâm nhập thị trường nước ngoài
trên bình diện sở hữu công nghiệp luôn khá cam go.
Qua bài học của nhiều công ty, bạn nên rút ra cho
mình những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để
một mặt không bị “giật mình” trước hành vi xâm phạm
bản quyền thương hiệu, mặt khác nâng cao tính cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường

×