Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Facebook: lòng tin và sự phát triển doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.83 KB, 11 trang )

Facebook: lòng tin và sự phát triển
Với Facebook, Zukerberg đã thay đổi cả thế giới. Liệu
tương lai của Facebook cần thêm những gì để người ta tiếp
tục đặt niềm tin vào Mark Zurkerberg và mạng xã hội lớn
nhất hiện nay này?


Facebook cần phải bước những bước thật thận trọng
Phát triển nhanh cầnsự thận trọng
Có những khi, người sáng lập Facebook Mark Zukerberg
chỉ muốn kéo chiếc mũ trùm đầu lên và giấu mình đi. Ngay
cả khi ở trụ sở Facebook, Zukerberg cũng thường xuyên bị
săn đuổi phỏng vấn; và khi nói về Top 400 doanh nghiệp
của The FORBES, Zukerberg rụt rè trả lời "Nếu có thể, tôi
ước tôi không ở trong danh sách đó".
Bạn chỉ có thể tưởng tượng anh ấy đã hoảng sợ ra sao khi
The Social Network - câu chuyện đầy u ám về quá trình
sáng lập Facebook do Sony sản xuất - được trình chiếu trên
hàng ngàn màn ảnh nhỏ khắp nước Mỹ. Bộ phim xây dựng
Zukerberg như một "ông lớn" đầy ám ảnh, người đã chọn
công ty và sự nghiệp thay vì bạn bè mình. Nhà sản xuất
phim Scott Rudin nói rằng ông đã bị giá trị của "câu
chuyện của sự trải nghiệm và trưởng thành" lôi cuốn. Còn
Zukerberg gọi nó là "chuyện vớ vẩn", và ước sao bộ phim
không bao giờ được ra mắt trong suốt cuộc đời mình (mặc
dù anh không nghĩ đến chuyện khởi kiện nó). Zukerberg từ
chối bình luận về chuyện này với FORBES.
Nhưng Zukerberg phải lo ngại về nhiều thứ khác hơn là
Hollywood. Một cuộc thăm dò dư luận do Zogby
International thực hiện cho thấy 63% người Mỹ không đủ
tin tưởng để đưa thông tin cá nhân của mình lên Facebook;


dù 90% số người được hỏi là thành viên của mạng xã hội
này. Làm thế nào để vượt qua nghịch lý đó là vấn đề khiến
Zukerberg bận tâm nhất hiện nay, khi mà các nhà hoạt động
xã hội và lập pháp - những người đang theo dõi sát sao
công ty của anh - luôn đòi hỏi những sự cải cách có thể làm
Facebook đi sai hướng.
Họ cần phải bước những bước thật thận trọng. 26 tuổi,
Zukerberg đã xây dựng được một tập đoàn truyền thông
tiềm năng và hứa hẹn nhất kể từ thời đại của Bell System.
Hệ thống mạng xã hội của anh là nơi 500 nghìn khách hàng
chơi đánh trận với các xác ướp và thây ma trên videogame,
thông báo những sự chào đời và ra đi vĩnh viễn, trao đổi
hình ảnh, nối lại liên lạc với những người bạn "thanh mai
trúc mã" từ ngày nhỏ với 30 tỷ lượt truy cập trong 1 tháng,
tần số này gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Một người phụ nữ
ở Maryland coi Facebook quan trọng đến mức cô quyết
định khởi kiện công ty do đã chặn quyền truy cập: vi phạm
hợp đồng, xâm phạm quyền công dân và xúc phạm những
người Mỹ khuyết tật (cô tuyên bố mình mắc chứng rối loạn
lưỡng cực). Công ty của Zukerberg sẽ thu về lợi nhuận 2 tỷ
USD trong năm nay - con số đó năm 2008 chỉ là 300 triệu.
Và có phải, chính bạn cũng đang sử dụng Facebook không?
Giữa cuộc đại suy thoái kinh tế tồi tệ, Zukerberg đã thành
công trong việc xây dựng một tài sản khổng lồ cho mình và
cho hàng ngàn người khác, có thể lên tới 35 triệu USD kể
từ ngày khởi nghiệp năm 2004. Năm nay Zukerberg xếp
thứ 35 trong top The FORBES 400, với tổng trị giá tài sản
6.9 tỷ USD. Cộng sự trước kia Dustin Moskovitz, 26 tuổi,
và Eduardo Saverin, 28, cũng có tên trong danh sách. Rất
nhiều những nhà đầu tư khác đã kiếm được tổng cộng 150

triệu USD trong năm 2010- số liệu công ty môi giới đầu tư
SecondMarket cung cấp. Facebook hiện tạo việc làm cho
1700 nhân viên.
Tuy vậy, cuộc thăm dò của Zogby cho thấy 63% người Mỹ
không biết gì về Zukerberg để có thể đưa ra đánh giá xác
thực về anh. Bố là nha sĩ và mẹ là bác sĩ tâm lý, anh lớn lên
tại Dobb, cách New York 40 phút chạy xe về phía bắc. Là
một chuyên gia lập trình từng học trường Havard. Năm 19
tuổi viết Facebook phiên bản đầu tiên trong phòng ký túc
xá, nhằm giúp các sinh viên trong trường trao đổi, liên lạc
với nhau bằng tên thật - một ý tưởng đột phá trong thời kỳ
đó, khi mà tất cả mọi người đều ẩn danh trên Internet. Chỉ
trong 1 năm, dự án phát triển tới nhiều trường đại học trên
khắp nước Mỹ, và Zukerberg âm thầm chuyển tới Thung
lũng Silicon để tìm kiếm tài năng và nguồn tài trợ để mở
rộng công ty của mình. Dịch vụ bắt đầu phục vụ đại trà -
chỉ cần người dùng có địa chỉ email vào năm 2006.
Con đường sự nghiệp đương nhiên nhiều gập ghềnh, trở
ngại. Zukerberg đã từng phải tham gia tranh chấp vị trí
sáng lập Facebook với trị giá 65 triệu USD năm 2008.
Tháng Sáu, một nhà đầu tư Internet trước kia đã từng thuê
Zukerberg làm một số công việc lập trình tuyên bố sở hữu
84% cổ phần của Facebook. Công ty gọi vụ kiện này "thật
sự là phù phiếm".
Cần sự ủng hộ từ các nhà lập pháp và các nhà hoạt
động xã hội
Có thể dễ dàng nhận thấy vì sao người ta muốn có cổ phần,
đó là bởi quỹ đạo tuyệt vời mà công ty đang có. Ba năm
trước, trong nỗ lực phát triển một tính năng mới để thu hút
thêm nhiều khách hàng cho Facebook (và để chăm sóc chu

đáo hơn cho 24 nghìn thành viên đang sử dụng), Zukerberg
cho phép các lập trình viên ngoài công ty truy cập mã phần
mềm Facebook. Chỉ trong vài tuần, họ đã đóng góp thêm
nhiều loại game và ứng dụng khác, nâng số lượng thành
viên đăng ký mới cùng với thời gian sử dụng Facebook của
thành viên hiện hành tăng vọt.
Ngày nay, hơn 1 triệu chuyên viên đang làm việc với
Facebook trên khắp thế giới. Phần lớn họ chỉ làm việc lẻ tẻ
với hi vọng đạt được thành công đột phá như Zynga - công
ty trò chơi điện tử đã lôi cuốn được 60 triệu lượt người chơi
qua Farmville. Nhờ hoạt động mua bán hàng hoá ảo như xe
kéo, trâu bò, vũ khí, các món đồ "thời thượng", dù nghe có
vẻ ngớ ngẩn, nhưng trò chơi làm người ta xao lãng này đã
đem lại lợi nhuận lên tới 1.6 tỷ USD. Hiện tài sản của
Zynga vào khoảng 5 tỷ USD, và chủ tịch công ty Mark
Pincus có tên trong The FORBES 400.
"Cũng giống như hồi Google bắt đầu cho phép đăng quảng
cáo, chúng tôi hiểu rằng đây sẽ là một kiểu mẫu mới trong
kinh doanh", Bret Taylor - trưởng phòng kỹ thuật của
Facebook đồng thời là một cố vấn kỳ cựu cho Google - nói.
Hiện nay, Facebook đang trở thành một thị trường hứa hẹn
cho tất cả các mặt hàng, từ sách, quần áo đến âm nhạc và
bảo hiểm. Một câu hỏi đơn giản: bạn sẽ tin vào lời giới
thiệu của ai hơn, Google hay bạn của mình? Công ty thậm
chí còn có hệ thống tiền tệ riêng - Facebook Credits - để
đơn giản hoá các hoạt động giao dịch (Zukerberg được
miễn giảm 30%). 80 trong 100 hãng quảng cáo lớn nhất thế
giới đang hoạt động trên Facebook. Hãng bán lẻ Urban
Outfitters thiết lập một mục riêng trên website điện tử của
mình, để chào hàng những sản phẩm "được ưa thích nhất"

do người dùng Facebook bầu chọn.
Lẽ đương nhiên, các nhà đầu tư đang so sánh Facebook và
Google (giá trị thương mại 152 tỷ USD) và ra sức chạy đua
trong đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu.
"Chúng tôi tin rằng các mối quan hệ xã hội đóng vai trò rất
lớn trong tiếp thị quảng cáo, và thị trường thương mại trực
tuyến đang rất hứa hẹn" - theo lời nhân viên môi giới cổ
phần Facebook của Second Market Jeff Thomas.
Tuy nhiên, trong thành công thương mại không thể bỏ quên
những mối lo ngại về riêng tư cá nhân. Zukerberg đã bị đặt
vào tầm ngắm của các nhà hoạt động xã hội - những người
bày tỏ sự lo lắng về khả năng bóc lột thông tin cá nhân
được chia sẻ. "Facebook là vật chứng thứ nhất cho thấy nhu
cầu bức thiết phải cập nhật luật cá nhân và riêng tư của
chúng ta" - Marc Rotenberg, giám đốc điều hành Trung tâm
Bảo mật Thông tin điện tử của Washington nói. Trung tâm
đưa ra hai chỉ trích lên Uỷ ban Thương mại Liên bang,
công kích Facebook về "hoạt động thương mại thiếu công
bằng và minh bạch vì họ đã tuỳ tiện thay đổi luật cá nhân
và làm biến thái khái niệm "dịch vụ" "
Đơn cử, tháng mười hai năm trước, công ty của Facebook
đưa ra một hệ thống tuỳ chọn cài đặt thông tin cá nhân mới,
giúp người sử dụng giới hạn những đối tượng có thể xem
hình ảnh và cập nhật của họ. Tổ chức Biên giới điện tử đã
ngay lập tức buộc tội công ty lừa đảo khách hàng, bởi cài
đặt nguyên bản của site này cho phép "Tất cả mọi người"
xem ảnh và thông tin cá nhân. Một tổ chức tư nhân cũng
phàn nàn với Uỷ ban Thương mại Liên bang. Khi một số
bức ảnh cá nhân của Zukerberg được công khai, các
blogger liền lấy đó làm bằng chứng cho những rắc rối

khủng khiếp có thể có, dù thực tế chỉ mất có vài phút để
thay đổi cài đặt. Facebook trả lời rằng họ đã làm việc với
các tổ chức nói trên, bao gồm Uỷ ban Thương mại trước
khi đưa ra những sự thay đổi đó.
Dù sao, vụ việc này đã ít nhiều làm tổn hại tới danh tiếng
của Facebook, và đây cũng không phải lần đầu tiên. Cú
giáng mạnh nhất là khi ra mắt tính năng "Beacon" cuối năm
2007, cho phép bạn bè trên Facebook biết được những mặt
hàng bạn mua online. Ngay cả những người dùng trung
thành nhất cũng phải cho rằng nó quá bất tiện. MoveOn.org
đã vận động được 50,000 lượt kiến nghị thay đổi.
Kể từ đó, Washington quyết định siết chặt các chính sách
của mình. Đầu năm nay, 4 Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ
đã khuyến cáo Facebook nên cung cấp cho người sử dụng
thêm quyền giới hạn và quản lý thông tin cá nhân, và thúc
giục Uỷ ban Thương mại Liên bang điều tra thêm về việc
này. Họ cũng đề nghị cân nhắc một hệ thống "chặn theo
dõi" giành cho các thông tin online, ví dụ chương trình
ngăn chặn cuộc gọi tiếp thị của các hãng marketing.
Những điều luật kiến nghị của Đại diện Rick Boucher và
Bobby Rush còn tiến thêm một bước nữa khi buộc thành
viên Facebook phải ký cam kết mỗi khi có một website nào
đó muốn thu thập thông tin về họ. Các công ty truyền thông
đa phương tiện và quảng cáo lo lắng rằng nếu vậy, hệ thống
sẽ trở nên cứng nhắc và khó hoạt động. Dự thảo luật này sẽ
được đưa ra biểu quyết vào cuối năm nay.
Tất cả những điều này đã cản trở, ràng buộc Facebook:
tương lai của họ phụ thuộc vào giá trị của những thông tin
thu thập được xung quanh chúng ta, nhưng những nỗ lực
nhằm định giá chúng lại luôn nhận về những đòn giáng dữ

dội từ các nhà điều hành lập pháp và hoạt động chính trị.
Facebook thường nói rằng, họ không bao giờ chia sẻ hay
nhượng bán thông tin của thành viên cho các hãng quảng
cáo.
Nhìn nhận về các cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề riêng
tư cá nhân, Zukerberg cho rằng nó đi ngược lại cách hành
xử thông thường của thành viên Facebook. "Chúng tôi lắng
nghe tất cả ý kiến phản hồi, nhưng sẽ phải nhìn vào các số
liệu để biết được cách mọi người đang sử dụng Facebook",
anh phát biểu tại một hội thảo ở Thung lũng Silicon hồi
năm ngoái. Anh nhận thấy rằng, nhu cầu chia sẻ thông tin
cá nhân đang gia tăng, chứ không hề suy giảm.
Nếu các nhà lập pháp không tin tưởng vào lời nói của anh,
có lẽ họ nên đặt niềm tin vào thị trường. Mỗi ngày, 1 triệu
lượt người đăng ký sử dụng Facebook trên hơn 70 ngôn
ngữ. Và khi các nhà hoạt động xã hội đề xuất "Ngày rời bỏ
Facebook" vào 31 tháng năm vừa qua, chỉ có 37,000 người
nói rằng họ sẽ từ bỏ.

×