Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.82 KB, 32 trang )

Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
2.1. Lý luận chung về tín dụng
2.1.1. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng
Vào thời kỳ công xã nguyên thủy, xã hội đã có những chuyển biến sâu sắc,
những thay đổi trong các quan hệ kinh tế xã hội. Sự phân công lao động xã hội và sự
xuất hiện của quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở ra đời của quan hệ tín
dụng. Trong đó tín dụng nặng lãi là hình thức tín dụng sơ khai nhất. Nó ra đời trong thời
kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy, khi quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuãt xuất
hiện dẫn đến sự khác nhau về mức độ thu nhập giữa các thành viên trong xã hội.
Song song với sự phát triển không ngừng của quá trình phân công lao động xã
hội, của cải được mang đi trao đổi, nền sản xuất hàng hóa ra đời. Sự ra đời và phát triển
của nền kinh tế hàng hóa góp phần thúc đẩy phân công lao động xã hội, đồng thời cũng
làm sâu sắc thêm thu nhập của các thành viên trong xã hội. Tín dụng được áp dụng
thông qua hình thức vay mượn vốn dưới hình thái sản phẩm hàng hóa giữa các chủ thể
sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình dân cư, nhằm thực hiện điều hòa vốn từ nơi thừa
đến nơi thiếu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, vốn tín dụng được sử dụng cho mục đích tiêu
dùng là chủ yếu.Giai đoạn đầu, hoạt động của tín dụng nặng lãi mang tính chất phi kinh
tế, song cùng vời sự phát triển của kinh tế hàng hóa tín dụng nặng lãi dần dần được tiền
tệ hóa trở thành một nghề của một số người giàu có hoặc những người môi giới trung
gian. Do số lượng người cần vay nhiều và nhu cầu vay cấp bách, nguồn cho vay lại ít
cho nên lãi suất rất cao. Tiền vay hầu như không được đầu tư vào sản xuất kinh doanh
mà chủ yếu được dùng vào mục đích tiêu dùng cấp bách mặc dù người đi vay là những
người sản xuất kinh doanh. Như vậy, tín dụng nặng lãi góp phần vào quá trình làm tan
rã “kinh tế tự nhiên”, mở rộng quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo điều kiện tiền đề cho chủ
nghĩa tư bản xuất hiện. Ra đời từ chế độ tư hữu nhưng hoạt động của tín dụng nặng lãi
lại có tác động ngược lại làm cho sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc hơn, sự tách biệt
giàu nghèo ngày càng lớn. Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và
phát triển, giai cấp tư sản nhanh chóng tự tạo lập cho mình một hình thức tín dụng mới -
Tín Dụng Tư Bản Chủ Nghĩa.
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 11


Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
Tín dụng tư bản rất đa dạng, biểu hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước… trong đó hoạt động tín dụng dụng
của các định chế tài chính trung gian rất mạnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tư bản
phát triển. Sự năng động trong các quan hệ tín dụng tạo ra cơ chế tự điều tiết vốn hiệu
quả, từ đó góp phần rất lớn vào quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội.
Tóm lại, chế độ tư hữu là cơ sở ra đời quan hệ tín dụng. Giai đoạn đầu, quan hệ
tín dụng rất thô sơ, chủ yếu là quan hệ vay mượn trực tiếp bằng hàng hóa, tiền bạc nhằm
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng là chính. Về sau, khi sản xuất và lưu thông hàng hóa phát
triển, quan hệ tín dụng không ngừng mở rộng. Tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng
trong đời sống kinh tế xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển , đặc biệt từ khi phương
thức sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa hình thành, hoạt động tín dụng phát triển rất mạnh,
biểu hiện qua quy mô vốn và sự phong phú đa dạng của các hình thức. Như vậy, có thể
kết luận tín dụng là một phạm trù kinh tế, là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa phát
triển.
2.1.2. Khái niệm và bản chất của tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời và tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế xã
hội. Từ “Tín Dụng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Creditium có nghĩa là sự tin tưởng,
tín nhiệm, dựa trên sự tin tưởng, tín nhiệm đó sẽ thực hiện các quan hệ vay mượn một
lượng giá trị biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc vật chất trong một thời gian nhất định,
ngay cả những giá trị vô hình như tiếng tăm, uy tín để đảm bảo, bảo lãnh cho sự vận
động của một lương giá trị nào đó. Vì vậy, nếu ta nghiên cứu tín dụng từ phía các quan
hệ kinh tế ở tầm vi mô thì tín dụng là sự vay mượn giữa hai chủ thể kinh tế, giữa người
đi vay và người cho vay trên cơ sở thỏa thuận về thời hạn nợ, mức lãi cụ thể. Còn nếu
chúng ta nhìn trên giác độ kinh tế vĩ mô thì tín dụng là sự vận động vốn từ nơi thừa đến
nơi thiếu.
Biểu hiện ra bên ngoài của tín dụng là sự vận động độc lập tương đối của các
luồng giá trị trong một thời kỳ cụ thể nào đó. Sự vận động này biểu hiện qua sơ đồ:

Chuyên đề tốt nghiệp Trang 12

Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
a. Người cho vay

Giá trị (hàng hóa, tiền tệ)

> Người đi vay
Sau một thời gian:
b. Người cho vay <
Giá trị (hàng hóa, tiền tệ)
Người đi vay
Người cho vay trên cơ sở tín nhiệm về người đi vay, đó là sự hoàn trả đúng hạn
của giá trị tín dụng (cả gốc và lãi) sẽ chuyển giao một lượng giá trị tín dụng cho người
đi vay. Từ đó ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát về tín dụng như sau: “Tín dụng là
một phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả
cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định". Từ khái niệm này cho thấy trong
quan hệ tín dụng, người cho vay chỉ chuyển giao quyền sử dụng vốn cho người đi vay
trong một thời gian nhất định, không chuyển giao quyền sở hữu vốn cho vay. Người đi
vay chỉ nhận được quyền sử dụng chứ không nhận được quyền sở hữu vốn vay.
Mặc dù quan hệ tín dụng được biểu hiện qua các phương thức rất đa dạng và
phong phú nhưng nó vẫn mang bản chất cơ bản sau:
• Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn.
• Thời hạn tín dụng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham
gia quan hệ tín dụng.
• Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín
dụng.
2.1.3. Chức năng và vai trò của tín dụng
2.1.3.1. Chức năng của tín dụng
Có hai chức năng cơ bản sau:
a. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả
Có thể nói chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình cùng

thống nhất trong sự vận hành của quan hệ tín dụng. Chức năng này làm cho tín dụng trở
thành chiếc cầu nối giữa cung - cầu vốn trong nền kinh tế, nhờ sự vận động của tín
dụng mà các chủ thể đi vay nhận được một phần tài nguyên của xã hộ, thỏa mãn nhu
cầu mở rộng quy mô kinh doanh hoặc tiêu dùng. Ở khâu tập trung, tín dụng là phương
thức giúp cho các chủ thể kinh tế thu hút được một phần nguồn vốn của xã hội dưới
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 13
Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
hình thái tiền tệ hoặc vật chất tạm thời nhàn rỗi. Việc huy động bằng tín dụng dựa trên
lợi ích kinh tế là hình thức huy động có hiệu quả, khai thác được các nguồn vốn trong và
ngoài nước tăng cường nguồn lực tài chính cho các pháp nhân và thể nhân trong nền
kinh tế. Ở khâu phân phối, tín dụng đã đáp ứng được các nhu cầu về vốn cho các doanh
nghiệp, các dân cư, các tổ chức xã hội cũng như của nhà nước.
Thông qua chức năng phân phối nguồn vốn của tín dụng các nhà tiết kiệm đầu tư
có thể tận dụng vốn của mình một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Có thể thấy
được trong nền kinh tế thị trường, phân phối vốn tín dụng qua hệ thống ngân hàng
chiếm một vị trí quan trọng. Ngân hàng với sự chuyên môn hóa về ngành nghề kinh
doanh có khả năng tập trung một lượng vốn tín dụng bằng tiền lớn và cơ cấu kỳ hạn đa
dạng, sau đó ngân hàng thực hiện phân phối lại nguồn vốn vay dưới hình thức cấp tín
dụng cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn của nhiều đối tượng kịp thời và hiệu quả.
b. Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế
Kiểm soát các hoạt động kinh tế qua quan hệ tín dụng được thực hiện dưới hình
thái giá trị tiền tệ, dựa trên cơ cơ sở vận động của các luồng giá trị tiền tệ để kiểm tra
kiểm soát. Chức năng này được thực hiện trên cơ sở tín dụng thực hiện chức năng tập
trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả.Chức năng kiểm soát hoạt
động kinh tế thể hiện khi chủ thể đi vay và chủ thể cho vay thực hiện thẩm định dự án,
kế hoạch kinh doanh, cũng như việc kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay,
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Như vậy, thực hiện chức năng phản ánh kiểm soát các
hoạt động kinh tế, tín dụng, một mặt đảm bảo lợi ích thiết thực cho các chủ thể kinh tế
tham gia, mặt khác còn mang lại lợi ích, hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân và toàn xã
hội.

2.1.3.2. Vai trò của tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có những vai trò sau:
a. Tín dụng là công cụ thực hiện tích tụ, tập trung vốn và tài trợ vốn cho các
ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Quan hệ tín dụng thực hiện kết nối giũa tiết kiệm và đầu tư, giữa giao lưu vốn
trong nước và ngoài nước. Tín dụng khai thác các khoản vốn nhàn rỗi trong xã hội, các
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 14
Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
quỹ tiền tệ đang tồn động trong lưu thông đưa nhanh vào phục vụ trong sản xuất và tiêu
dùng xã hội, góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh
doanh không bị gián đoạn. Tín dụng còn là công cụ tài trợ cho các ngành kém phát triển,
các ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước tạo tiền đề
cho một nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững.
b. Tín dụng là công cụ góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế kiểm
soát lạm phát
Thông qua tín dụng, bằng các biện pháp huy động vốn và cho vay, thực hiện
nghiệp vụ điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, tín dụng góp phần làm cho tốc độ luân
chuyển hàng hóa và tiền vốn tăng lên. Nhà nước có thể thu hút được một lượng tiền mặt
dư thừa trong lưu thông vừa không phải phát hành thêm tiền. Do đó, tình trạng thiếu tiền
mặt cục bộ được giải quyết. Do vậy mà tín dụng là một biện pháp quan trọng được nhà
nước sử dụng trong tình trạng nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng, việc mở rộng quan hệ
tín dụng nhà nước với các nước cũng như các tổ chức tài chính tiền quốc tế sẽ làm tăng
các nguồn thu tài chính, đảm bảo cho nhà nước có thể can thiệp hữu hiệu vào thị trường
để ổn định tình hình Tài chính - Tiền tệ quốc gia. Mặt khác, việc mở rộng quan hệ tín
dụng còn tạo điều kiện tăng khối lượng hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế, là cơ sở vững
chắc cho sự ổn định giá cả hàng hóa, tiền tệ từng bước củng cố và tăng cường tiềm lực
tài chính quốc gia. Có thể khẳng định, hoạt động của tín dụng tạo điều kiện mở rộng
công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một trong những nhân tố tích cực tiết
giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giúp cho nhà nước quản lý và điều hành hữu hiệu
chính sách tiền tệ.

c. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự
xã hội
Hoạt động tín dụng đáp ứng nâng cao đời sống vật chất cho dân cư. Trong tín
dụng tiêu dùng những nhà sản xuất kinh doanh hoặc các tổ chức tín dụng cấp tín dụng
dưới hình thức hàng hóa tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, các tư liệu sinh hoạt…đáp
ứng nhu cầu trong cuộc sống, sinh hoạt ngày càng cao của người dân. Nhà nước vận
dụng quan hệ tín dụng nhà nước để thực hiện các chương trình chính sách xã hội như
cho vay xóa đói giảm nghèo, cho vay giải quyết việc làm…từng bước cải thiện đời sống
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 15
Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
dân cư. Như vậy, tín dụng đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và từ đó ổn định
trật tự chính trị-xã hội.
d. Tín dụng là một trong những phương tiện kết nối nền kinh tế quốc gia với nền
kinh tế của cộng đồng thế giới, góp phần phát triển mối quan hệ đối ngoại
Thật vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của
thị trường thế giới, các nước thực hiện chính sách kinh tế mở thì tín dụng ngày càng trở
nên cần thiết. Tín dụng quốc tế tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao công nghệ giữa
các quốc gia thực hiện nhanh hơn, góp phần làm cho các nước chậm phát triển trong
một thời gian ngắn có thể có được một nền sản xuất với kỹ nghệ cao mà các nước phát
triển trước đây phải mất một thời gian khá lâu mới có được.
2.1.4. Lãi suất và các hình thức tín dụng
2.1.4.1. Lãi suất tín dụng
Chúng ta có thể xem xét sự vận động tổng quát của tín dụng qua công thức T-T
1
,
trong đó T
1
= T + ∆T. Với một khoản tiền đưa ra cho vay sau một thời gian sẽ quay về
với người sở hữu nó kèm theo một giá trị tăng thêm, đó là lợi tức. Hay nói cách khác,

lợi tức tín dụng là khoản chênh lệch giữa số vốn thu về và số vốn đã cho vay. Lợi tức tín
dụng được xem là giá cả của vốn vay, nó có độ lớn và được biểu hiện thông qua tỷ suất
lợi tức hay lãi suất tín dụng. Lãi suất tín dụng là tỷ lệ giữa tổng lợi tức thu được so với
tổng số vốn đã cho vay trong một thời gian nhất định.
Nếu đứng trên góc độ huy động vốn, lãi suất tín dụng có các loại:
+ Lãi suất tiền gởi có kỳ hạn
+ Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
+ Lãi suất tiền gởi từ các đơn vị, tổ chức kinh tế
+ Lãi suất của các loại chứng từ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu
Nếu đứng trên góc độ sử dụng vốn, lãi suất tín dụng có:
+ Lãi suất cho vay bằng tiền
+ Lãi suất cho vay cầm cố
+ Lãi suất chiết khấu các chứng từ có giá
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 16
Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
Nếu đứng trên góc độ điều tiết vốn giữa các tổ chức tín dụng, lãi suất tín dụng có:
+ Lãi suất tái chiết khấu
+ Lãi suất liên ngân hàng
2.1.4.2. Các hình thức tín dụng
Có thể nói quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường được thể hiện rất đa dạng,
phong phú nhưng tiêu biểu là các hình thức tín dụng sau:
a. Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với
nhau, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Sự hình thành và phát triển
của tín dụng thương mại gắn liền với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản
xuất. Tín dụng thương mại hỗ trợ vốn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất không bị gián
đoạn. Tín dụng thương mại có ba đặc điểm:
+ Về hình thức biểu hiện của tín dụng: cho vay dưới hình thức hàng hóa với giá trị
của món tín dụng là giá trị của khối lượng hàng hóa bán chịu. Người đi vay khi nhận
được khoản tín dụng sẽ đưa trực tiếp toàn bộ lượng hàng hóa, nguyên liệu này vào chu

trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Khi tới hạn nợ được trả dưới hình thức tiền
tệ.
+ Chủ thể tham gia là các nhà doanh nghiệp trực tiếp hoạt động sản xuất kinh
doanh trên các lĩnh vực, ngành nghề có liên quan với nhau.
+ Sự vận động phát triển của tín dụng thương mại phù hợp tương đối với quá trình
phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
b. Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ chức
tín dụng với bên kia là các pháp nhân hoặc thể nhân trong nền kinh tế quốc dân. Trong
nền kinh tế thị trường ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, quan
hệ tín dụng ngân hàng được thể hiện qua hai khâu: khâu huy động vốn và khâu cho vay
vốn.
Tín dụng ngân hàng có ba đặc điểm như sau:
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 17
Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
+ Về hình thức biểu hiện: Hoạt động của tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới
hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ.
+ Chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng: Ngân hàng thương mại, các tổ chức
tín dụng đóng vai trò là chủ thể trung tâm. Ngân hàng vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay
trong khâu huy động, vừa thực hiện vai trò là chủ thể cho vay trong khâu phân phối vốn.
+ Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù
hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng trở thành loại tín dụng phổ
biến, đáp ứng mọi nhu cầu bổ sung vốn của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng không chỉ
đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn mà còn tham gia cấp vốn trung và dài hạn. Ngoài ra nó
còn đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung
cho nhau.
c. Tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các chủ thể trong và

ngoài nước. Tín dụng nhà nước thể hiện bằng việc vay nợ của nhà nước dưới hình thức
nhà nước phát hành các giấy tờ có giá (như công trái, trái phiếu, tín phiếu) hoặc qua các
hiệp định, hiệp ước vay nợ với chính phủ, các tổ chừc tài chính tiền tệ trên thế giới theo
nguyên tắc có hoàn trả trong một thời gian nhất định. Tín dụng nhà nước gắn liền với
hoạt động của ngân sách nhà nước, là một giải pháp thực hiện cân đối ngân sách nhà
nước. Trong tín dụng nhà nước, nhà nước vừa là chủ thể đi vay vừa là chủ thể cho vay
nhằm mục đích thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội của nhà nước.
Tín dụng nhà nước có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
- Căn cứ theo yếu tố thời gian, tín dụng nhà nước được chia làm hai loại: tín
dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn.
- Căn cứ vào hình thức huy động, tín dụng nhà nước được thực hiện qua hai
phương thức: huy động vốn qua phát hành chứng từ có giá và huy động vốn qua các
hiệp định vay nợ.
- Căn cứ vào phạm vi huy động, tín dụng nhà nước gồm: tín dụng trong nước và
tín dụng nước ngoài.
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 18
Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
Tín dụng nhà nước có các đặc điểm như sau:
- Thể hiện lợi ích kinh tế mang tính tự nguyện, tính cưỡng chế và tính chính trị-
xã hội.
- Hình thức tín dụng đa dạng, phạm vi huy động vốn lớn.
- Việc huy động vốn và sử dụng vốn có sự kết hợp giữa các nguyên tắt và các
chính sách Tài Chính - Tiền Tệ của Nhà nước.
2.2. Tình hình hoạt của các DNVVN trong những năm vừa qua
2.2.1. Khái niệm DNVVN
“DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo
pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình
hàng năm không quá 300 người”. Định nghĩa này được ban hành trong Nghị định số
90/2001/NĐ-CP vào ngày 23/11/2001 dựa vào hai tiêu thức phổ biến: lao động thường
xuyên và vốn sản xuất.

Ta có thể ước lượng tiêu thức để phân loại DNNVV như sau:
Bảng 2.1: Bảng tiêu thức phân loại các doanh nghiệp
Ngành nghề
Tiêu thức
Công nghiệp Thương nghiệp, dịch vụ
DNNVV DN Nhỏ DNNVV DN Nhỏ
Vốn sản xuất (tỷ đồng) < 10 < 3 < 5 < 2
Lao động thường xuyên
(người)
< 300 < 100 < 300 < 50
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
Theo định nghĩa này, DNNVV có thể bao gồm những doanh nghiệp sau:
- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thành lập và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ và vừa thành lập và hoạt động theo
Luật doanh nghiệp nhà nước.
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 19
Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
- Các hợp tác xã có quy mô nhỏ và vừa thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác
xã.
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày
03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
2.2.2. Thực trạng hoạt động
a. Tình hình chung
Cho đến thời điểm hiện nay, số lượng các DNNVV không ngừng tăng lên. Theo
Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Ngọc Phúc, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở VN
hiện tại chiếm khoảng 97% trong tổng số khoảng 200.000 doanh nghiệp đã thành lập
trên toàn quốc. Các doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 26% GDP, 31% giá trị
tổng sản lượng công nghiệp, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn,
và 26% lực lượng lao động trong cả nước. Tuy nhiên theo ông Phúc, đây chỉ là những

con số đóng góp trực tiếp, điều quan trọng là doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò lớn
trong mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Dù quy mô nhỏ và
vừa nhưng khu vực kinh tế này đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế đất
nước. Kể từ khi có luật doanh nghiệp ra đời, tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực
này là 20%. Theo định hướng của Chính phủ, đến năm 2010, cả nước sẽ có 500.000
DNNVV. Đi cùng với con số này là một lương vốn lớn cần được đáp ứng.
Trong những năm qua, DNNVV đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, giữ gìn và phát triển
ngành nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách (hằng năm
các DNNVV đóng góp khoảng 7% ngân sách nhà nước, tương đương với mức đóng góp
của doanh nghiệp FDL); khai thác tiềm năng, trí tuệ, nguồn lực trong dân. Hầu hết các
lĩnh vực của nền kinh tế đều có DNNVV:
- Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, DNNVV chiếm 17% tổng
số doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực thực phẩm, chế biến gỗ, chế
biến thủy hải sản… Hằng năm, DNNVV tạo ra 31% tổng giá trị sản lượng công nghiệp.
Nhìn chung, quy mô doanh nghiệp nhỏ: khoảng 90% số doanh nghiệp có số công nhân
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 20
Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
dưới 100 người, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ xấp xỉ 45 công nhân; trang thiết bị,
máy móc còn lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm.
- Đa số các DNNVV ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại -
dịch vụ (chiếm 55%), do vậy là ngành có vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao, không
cần số vốn đầu tư lớn, sử dụng ít lao động. Các DNNVV ngoài quốc doanh chiếm đến
78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa. Theo số liệu điều tra, các
DNNVV trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực
công nghiệp, bình quân 1 lao động trong doanh nghiệp công nghiệp tạo ra doanh thu
14,6 triệu đồng, trong khi doanh nghiệp thương mại - dịch vụ là 75,8 triệu đồng. Các
doanh nghiệp thương mại hiện chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, kết cấu hạ tầng phát
triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức cầu lớn. Do
tập trung quá nhiều doanh nghiệp trên cùng một địa bàn, nên tính cạnh tranh thường rất

gay gắt.
- Trên địa bàn nông thôn, DNNVV chiếm 14%, với số lượng 40.500 doanh
nghiệp, tập trung hầu hết ở 1631 làng nghề, trong đó DNNN chiếm 14,16%, HTX
5,76%, doanh nghiệp tư nhân 80%. Nếu phân theo lĩnh vực hoạt động có khoảng
18,62% doanh nghiệp chế biến nông nghiệp - lâm - thủy sản, 32,5% doanh nghiệp sản
xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, 49,78% doanh nghiệp dịch vụ. Hiện 100% sản
lượng của một số sản phẩm truyền thống như cối, đan lát, thủ công mỹ nghệ… do các
DNNVV ở nông thôn sản xuất. Vốn bình quân một doanh nghiệp rất thấp, chủ yếu dựa
vào nguồn vốn tự có. DNNVV ở nông thôn tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp, thu
hút khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước. Nhưng, nhìn chung, lao động trong các
DNNVV ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động bản thân và gia đình là chính (lao động
làm thuê chỉ chiếm khoảng 32% trong các hộ sản xuất ngành nghề), khả năng giải quyết
lao động thừa ở nông thôn chưa cao, bình quân 1 DNNVV ở nông thôn sử dụng khoảng
30 lao động; trình độ, tay nghề của người lao động cũng rất thấp: trung học phổ thông
35%, nghệ nhân 0,06%, trung cấp trở lên 9,8%; tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn còn
khá phổ biến; phương thức sản xuất còn rất lạc hậu, tình trạng ngưng trệ sản xuất, thua
lỗ, phá sản rất phổ biến.
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 21
Chương2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV…
Nhìn chung ở nước ta, quy mô DNNVV còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, khả
năng cạnh tranh rất thấp, sản xuất kinh doanh mang tính chất tự phát, thiếu định hướng,
mất cân đối, phân bổ không đều (DNNVV tập trung ở Đông - Nam Bộ 35,8%, đồng
bằng sông Hồng 24,3%, đồng bằng sông Cửu Long 16,6%), tổ chức kinh doanh thiếu
chặt chẽ, rất ít doanh nghiệp áp dụng phương thức kinh doanh, quản lý hiện đại, bỏ lỡ
nhiều cơ hội kinh doanh; khả năng giải quyết việc làm cho người lao động chưa cao;
năng lực và trình độ quản lý doanh nghiệp của đội ngũ chủ doanh nghiệp rất thấp (mà
đây lại là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, theo điều
tra nguyên nhân thất bại của DNNVV, 96% là do quản lý yếu kém); tình trạng thiết vốn
hoạt động, mặt bằng sản xuất, thông tin còn phổ biến. Khoảng 60% DNNN không đủ
vốn pháp định theo luật định, 50% không đủ vốn lưu động tương ứng với quy mô hoạt

động. Số DNNN có số vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 26%, dưới 5 tỷ đồng 65%, 5-10 tỷ
đồng 15%. Khoảng 66,7% DNNVV gặp khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng sản
xuất. Khoảng 20% DNNVV tiếp cận được thông tin từ các thương vụ; thông tin mà các
DNNVV có được chủ yếu khai thác từ internet, đo đó, chất lượng thông tin chưa cao.
Việc triển khai thương mại điện tử còn rất hạn chế, hiện chỉ có khoảng 7% tổng doanh
nghiệp tiếp cận thương mại điện tử, trong số đó DNNVV chiếm 33,1%. DNNVV cũng
rất hạn chế trong việc tiếp thị và khai thác thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, sự liên kết hợp tác giữa DNNVV với các doanh nghiệp lớn và với
các dự án liên doanh còn thấp. Việc phát triển DNNVV còn gặp trở ngại từ phía các cơ
quan nhà nước như thủ tục hành chính nhiêu khê, quyền tự đo kinh doanh theo pháp luật
vẫn chưa thực thi đầy đủ, các chính sách trợ giúp doanh nghiệp chưa được quán triệt; sự
không nhất quán của một số cơ quan chức năng khiến doanh nghiệp gặp không ít khó
khăn, gây tốn kém, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh; một số chủ trương của
Nhà nước chậm được thực thi do chưa có văn bản hướng dẫn hoặc đo những quy định
chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng ban hành các văn bản pháp quy chưa thật sự xuất phát từ
yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở một số địa phương, quỹ bảo lãnh tín
dụng đã được thành lập, nhưng đến nay chưa có quỹ nào đi vào hoạt động do một số
quy định còn vướng mắc, như yêu cầu về vốn lên đến 30 tỷ đồng, trong đó bắt buộc
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 22

×