Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vang hồng và con đường tìm lại thương hiệu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.31 KB, 8 trang )

Vang hồng và con đường tìm lại thương hiệu
Với người Pháp, rượu Rosé là một loại rượu vang có màu
hồng nhạt gắn liền với rượu nhẹ có vị chát và hình ảnh
miền Nam nước Pháp đầy nắng.Với người Mỹ, rosé hầu
như được biết đến như một loại rượu ửng hồng nổi tiếng
vào cuối Thế Chiến Thứ 2 bởi những chai rượu ngọt rẻ tiền
như Mateus Rose của Bồ Đào Nha và White Zinfandels của
Bắc California. Với người Châu Á, rượu hồng chẳng khác
gì một thứ rượu hỗn hợp, và người ta gần như không có
những ý nghĩ tốt đẹp về nó vì nhiều lý do khác nhau.

Theo các nhà sử học, rượu vang hồng có từ khi những
người Phoenicia đặt chân lên một vùng đất, giờ là thị trấn
Marseille (cũng như những thị trấn khác của Pháp) vào
giữa năm 500 – 600 trước Công Nguyên. Họ đã đến và
mang theo cả nghề trồng nho nấu rượu. Và một khi con
người trở nên phát đạt thì nho cũng thế. Nó đã được nhân
rộng khắp Mediterranean nhờ vào nền thương nghiệp thịnh
vượng của thành phố cảng Marseille.

Vào thế kỷ thứ 13, thị trấn Provence đã trở nên nổi tiếng
với nghề làm rượu vang hồng chuyên dùng để dâng cho
Vua Pháp và Giáo Hoàng theo lệnh của công tước
Bourgogne. Lớp nước nho ép ra đầu tiênđược dành cho giới
hoàng tộc, trong khi loại rượu đỏ được ưa chuộng hiện nay
chỉ dành cho tầng lớp nô bộc mà thôi. Còn rượu trắng lúc
bấy giờ gần như không tồn tại.

Thế nhưng sau mấy trăm năm có được truyền thống và
danh tiếng, tai họa bỗng xảy đến với thương hiệu vang
hồng. Vào thế kỷ thứ 20, các loại rượu vang hồng không


chỉ đánh mất địa vị cao sang của nó mà còn trở thành biểu
tượng cho một loại rượu rẻ tiền, tiêu thụ không đều đặn
trong nội bộ nước Pháp. Vài chuyên gia về rượu nói rằng
lỗi một phần do rượu vang đỏ của vùng Bordeaux ngày
càng có tiếng trên thế giới. Trong khi đó, rượu vang hồng
qua nhiều năm vẫn chỉ tiêu thụ trong nước, mà những loại
rượu vang hồng hảo hạng thì chẳng bao giờ được biết đến ở
nước ngoài.

Ngày nay, vanghồng vẫn chiếm 80% các loại rượu được
sản xuất ở Provence, trong đó 90% được bán và tiêu thụ ở
Pháp và 10% còn lại được bán ra các nước Canada, Mỹ,
Anh, Hà Lan và Nhật Bản. Với lịch sử 2600 năm đằng sau
loại vang hồng vốn mang lại lịch sử và tiền bạc cho
Provence, thật đáng kinh ngạc khi hình ảnh thương hiệu
vang hồng sẽ phải mất nhiều năm để thay đổi.

Vào những năm 80, một số người làm rượu của Pháp như
Chateau Simone và La Commanderie de Peyrassol tin rằng
người ta nên nghiêm túc gìn giữ vang hồng một lần nữa, và
sau đó bắt đầu nâng cao chất lượng rượu lên. Kể từ thời kỳ
đầu của kỷ nguyên mới, những nhà sản xuất rượu vang
hồng khác của Pháp đã và đang nhòm ngó đến sự gia tăng
hàng xuất khẩu, chủ yếu nhắm vào thị trường Anh, Mỹ.

Theo Evelyne Lejeune-Resnick, cố vấn marketing đến từ
Pháp, thì những khát vọng này đi kèm với những kết quả
lộn xộn: “Xuất qua Anh thì được vì họ vốn có truyền thống
và khẩu vị riêng đối với rượu vang hồng. Họ đã là thị
trường chính cho loại rượu này trong nhiều thế kỷ qua và

họ vẫn giữ nguyên khẩu vị đó. Còn xuất qua Mỹ sẽ khó
hơn rất nhiều vì cũng có rất nhiều rượu vang hồng được sản
xuất ở Mỹ. Chúng chủ yếu là rượu phớt đỏ hay rượu White
Zinfandel, vì thế chúng rất ngọt và nhiều đường – khác
hoàn toàn với loại rượu vang hồng chát của chúng ta…Tôi
nghĩ rằng khẩu vị của người Mỹ là họ phải nếm thử nhiều
lần rồi mới thích, chứ không phải là đã quen với nó”.

Sửa chữa những sai lầm của vang hồng

Trong những ngày ở thung lũng Napa, Jeff Morgan, một
người làm rượu, nhà văn và đồng sở hữu nhà máy rượu đến
từ Mỹ đã ra sức ủng hộ chất lượng của vang hồng chát. Sau
khi trình diễn âm nhạc chuyên nghiệp ở Pháp vào những
năm 70 – 80, ông bắt đầu thấy thích vị nhẹ và tính đa dụng
của loại rượu vang hồng vốn từng được dâng cho giới
hoàng tộc trong vài thế kỷ trước. Ông thích đến nỗi cuối
cùng ông quyết định lập nhà máy rượu của riêng mình, với
sự giúp đỡ của người góp vốn Daniel Moore. Nhà máy đặt
ở thung lũng Napa và chỉ chuyên sản xuất rượu vang hồng.
Ông đặt tên nhà máy là SoloRosa (tiếng Ý có nghĩa ‘chỉ có
màu hồng’), khởi đầu với 1000 thùng rượu và một niềm tin
mạnh mẽ.

“Người ta nghĩ chúng tôi mất trí nên mới mở nhà máy sản
xuất rượu vang hồng. Tôi nói lại là có thể chúng tôi mất trí
thật, nhưng đây là thứ tôi muốn uống và nó còn được dùng
kèm với nhiều món ăn khác nhau…Tôi chắc chắn chúng tôi
sẽ tìm thấy thị trường cho nó.’”


Morgan không chỉ tìm được thị trường cho rượu vang
hồng, mà thông qua những nỗ lực xuất phát từ niềm đam
mê vang hồng của ông và những người khác, ông đã lập ra
các loại chiến lược tiếp thị lan truyền và bình dân ở Mỹ
thông qua việc quảng bá cho những quyển sách nấu ăn của
chính Morgan, trong đó quyển đầu tiên nói về vang hồng
trên khắp thế giới. Tương tự, công ty RAP (Công ty “Kẻ
báo thù và nhà sản xuất vang hồng”) của ông đã tổ chức sự
kiện “Pink Out” ở New York và San Francisco để truyền bá
thêm về vang hồng trên thế giới. Morgan cũng đóng góp
cho chủ nghĩa truyền bá thương hiệu vang hồng qua báo
chí, thương mại và các sự kiện lớn nhằm nâng cao nhu cầu
uống rượu vang hồng chát của người Mỹ, đồng thời ông
cũng chỉ ra cuộc tranh giành không gian kệ cho vang hồng
đang ngày càng khốc liệt từ phía các “ông trùm” như Gallo
và Clos du Bois để làm dẫn chứng.

Quay trở lại Provence, James de Roany, quản lý các nhà
máy rượu ở Pháp của công ty PGA và là tổng thư ký của
Hội đồng các chuyên gia sản xuất rượu Provence (Conseil
Interprofessionnel des Vins de Provence) đã nhận thức rõ
về cuộc cạnh tranh này, ông luôn bận rộn với việc truyền bá
rượu vang bên ngoài Provence. “Những người buôn bán
rượu Pháp không thích tiếp thị. Họ thích quảng cáo về lãnh
thổ của mình hơn là nhãn hiệu. Họ tin rằng lãnh thổ ảnh
hưởng đến rượu, và không nên thay đổi hay mô phỏng rượu
vang theo nhu cầu người tiêu dùng. Tôi nghĩ quan niệm thứ
hai là một sai lầm lớn… Chúng ta đã có ý tưởng xây dựng
thương hiệu đất nước với hi vọng rằng người ta sẽ nghĩ đến
“Rosé de Provence” như họ đã làm với Carmenere của

Chile hay Sauvignon Blanc của New Zealand… Provence
đã và đang làm rượu trong 26 thế kỷ qua nên có nhiều nền
tảng tốt để tiếp tục.”

Thật tình mà nói, bây giờ Rosé de Provence là một nỗ lực
xây dựng thương hiệu đã được chính phủ Pháp phê chuẩn
nhằm quảng bá những địa danh và tên tuổi nổi tiếng đến
người tiêu dùng – đặc biệt đối với những người mới biết
đến cuộc thi nếm rượu. Như cuộc thi năm 2007, những nỗ
lực của công ty PGA, công ty sở hữu ba nhà máy rượu tên
là Coteaux d’Aix-en-Provence. đã giành đựơc chính sách
cho phép nhãn hiệu “Rosé de Provence” xuất hiện trên các
chai rượu. Bước tiến đề này dựa trên ý tưởng muốn tô đậm
chất lượng bên trong những chai rượu của Provence với
việc sử dụng danh tiếng quốc tế vượt trội luôn gắn liến với
vùng đất này, điếu đó khiến người ta nghĩ đến một phong
cách sống lý tưởng, những ngày nghỉ êm dịu và cuộc sống
êm đềm.

Giờ đây, đó chính là một lý do để thưởng thức rượu vang
hồng và mơ mộng.

×