Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sự Tích Bánh Dầy Bánh Chưng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.51 KB, 2 trang )

Sự Tích Bánh Dầy Bánh Chưng

Theo truyền thuyết từ ngày xa xưa vào đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi dẹp xong
giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng
tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì
ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho
vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của
Hùng Vương, là Tiết Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ.
Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm,
Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì
quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh
hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong
ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành". Khi Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ.
Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ
vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình
Trời, gọi là Bánh Dầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình
cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Trong mâm cỗ đón xuân ngày nay, những chiếc
bánh chưng xanh vuông vắn khiến ta nhớ đến sự tích bánh chưng, bánh dày tượng trưng
cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu
gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và gói trong lá dong Bánh được làm vào các dịp Tết cổ
truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch, tức vào ngày giỗ tổ Vua
Hùng. Vì có từ thời vua Hùng thứ 6, bánh chưng song hành cùng lịch sử dân tộc và trở
thành linh hồn ngày Tết ở Bắc Bộ. Những người từng trải qua Tết xưa như những năm
40-50 của thế kỷ về trước, thường nhớ về Tết cổ truyền với những chiếc bánh chưng
được chọn lựa cầu kỳ từ chiếc lá dong, hạt nếp cái hoa vàng, đỗ xanh cho tới lạt tre.
Không khí ngày Tết tại hải ngoại khó tìm thấy cảnh các gia đình lăn xăn chuẩn bị đón
Tết, nào là rửa lá dong, nào là ngâm gạo hay đãi đậu xanh, cảnh trẻ già trẻ lớn bé trong
gia đình ngồi canh nồi bánh chưng qua đêm, ngoài trời sương lạnh, buốt giá và bên trong
là không khí ấm nồng của người thân quanh bếp lửa hồng. Truyền thống dân tộc đã trải
qua nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm vui hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ
gia đình. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông xanh trong lá gói được dành riêng để


chưng bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như món quà đầu
năm Qua hình dáng chiếc bánh chưng vuông, bánh dày trờn, không thể không liên
tưởng đến ý nghĩa của hai chữ "vuông tròn" trong ngôn ngữ Việt Nam. Chữ nghĩa đó có
thể phát xuất từ quan niệm nguyên thuỷ về sự sinh thành, tổ tiên ta đã khéo lựa chọn hai
thứ phẩm vật tượng trưng dùng trong việc cúng lễ trời đất, ông bà đã nhắc đến tư tưởng
hòa hợp của hai hình thể: vuông hay tròn. Sự tương khắc nhau như giữa "âm" và
"dương", "trời" và "đất", "đàn ông" và "đàn bà", chúng có thể và phải kết hợp với nhau
theo lẽ trời đất phát dục vạn vật như lời dạy của thần cho Tiết Liêu. Lý lẽ vuông tròn đó
nói lên sự tốt đẹp trong tình nghĩa vợ chồng và trong mối quan hệ như câu thơ của thi hào
Nguyễn Du: Khuôn thiêng biết có vuông tròn hay chăng? hay câu "vuông tròn" khác như:
Trăm năm tính cuộc vuông tròn,
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông Bánh chưng gợi nhớ đến ngày Tết nhất hay Tết
gợi nhớ đến sinh hoạt truyền thống gói bánh chưng. Có lẽ, sự hòa quyện đó đã trở thành
một biểu trưng văn hoá của dân tộc Việt - Bánh chưng biểu trưng cho Tết. Vì thế, công
việc chuẩn bị gói bánh chưng mỗi khi Tết đến đã là một phong tục đẹp đẽ trong văn hoá
Việt Nam. st

×