GIÁO ÁN VĂN HỌC
Truyện :Sự tích bánh chưng bánh dày. Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ làm quen với các nhân vật trong chuyện và hiểu được nội dung câu chuyện
- Biết làm những vật có nét đặc trưng theo từng nhân vật từ nguyên vật liệu.
- Biết được tính cách riêng của từng nhân vật.
- Giáo dục tính tự lập, không kiêu ngạo.
II. Chuẩn bị:
- Đàm thoại về mùa xuân.
- Tranh rời theo nội dung của truyện.
- Tập tranh của cô, rối.
- Các nguyên vật liệu cho trẻ làm mô hình rối, vẽ, nặn, xé dán.
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ.
1. Ổn định Giới thiệu:
- Trò chơi "one, two, three..."
- Cô đố các con, bây giờ là mùa gì trong
năm?.
- À! Đúng rồi đó là mùa xuân. Thế mùa xuân
có dịp gì vui nè ?
- Đúng rồi đó là dịp Tết. Thế tết trên bàn thờ
các con thấy gia đình mình chưng những gì ?
- Hôm nay cô sẽ kể cho các con một câu
chuyện nói về hai thứ bánh không thể thiếu
trong ngày Tết.
- Bây giờ các con cùng lắng nghe cô kể nha.
2. Tiến hành:
a. Cô kể chuyện:
- Lần 1: Cô kể diễn cảm + mô hình.
- Lần 2: Cô kể diễn cảm + rối.
b. Đàm thoại:
- Cô vừa kể vừa hỏi một vài trẻ để nhớ lại
câu chuyện.
- Qua câu chuyện cô kể con thích nhân vật
nào? Con ghét nhân vật nào? Tại sao?
- Theo con con thích đặt tên câu chuyện
là gì?
- Còn cô cô sẽ đặt tên cho câu chuyện là "
sự tích bánh chưng bánh dày ".
- Trẻ chơi.
- Thưa cô bây giờ là mùa xuân.
- Dạ,thưa cô là dịp Tết.
- Dạ trái cây: dưa hấu,lê ,táo,...bánh chưng
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ tự do phát biểu.
- Trẻ thích thú khi được tạo ra các nhân vật
bằng nguyên vật liệu ( trẻ ngồi thành 4 nhóm
thực hiện ).
- Nhóm 1: tranh rỗng cho trẻ tô.
3. Kết thúc:
- Cô cũng có nhiều các nguyên vật liệu ở góc
tạo hình, bây giờ các con hãy làm các nhân
vật trong truyệnmà con thích bằng các
nguyên vật liệu đó nghe.
=> Cô mở băng cho trẻ nghe khi trẻ tạo sản
phẩm.
- Trong khi trẻ làm cô theo dõi, quan sát, gợi
ý cho trẻ.
- Trẻ nào xong cô nhận xét (tại nhóm). Trẻ
nào chưa làm xong chuyển qua hoạt động kế
tiếp.
- Nhóm 2: Làm rối.
- Nhóm 3: Nặn nhân vật.
- Nhóm 4: Xé dán.
GIÁO ÁN VĂN HỌC
Truyện :Sự tích bánh chưng bánh dày. Tiết 2
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ ghi nhớ nội dung câu chuyện và khắc sâu tính cách nhân vật.
- Biết phối hợp cùng cô và bạn kể lại theo trình tự câu chuyện.
- Từng nhóm trẻ kể lại câu chuyện sáng tạo dựa vào nội dung câu chuyện bằng ngôn ngữ
của trẻ.
- Giáo dục trẻ tính nhường nhịn bạn trong giờ kể chuyện.
II.Chuẩn bị:
- Cho cháu tái hiện câu chuỵên qua nhiều hình thức (kể chuyện góc văn học, nghe băng, tô
màu,...).
- Nhân vật bằng các nguyên vật liệu.
- Nhân vật làm bằng rối.
- Sân khấu, vật dụng hoá trang để đóng kịch.
- Băng, máy casset.
III.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô Hoạt động của cháu.
1. Ổn định giới thiệu:
- Trò chơi "Em bé".
- Cô nói nội dung trẻ đoán tên nhân vật và
trong câu chuyện nào: Đến ngày hội đầu
năm, ai tìm được của ngon vật là nhất đem
đến để tế lễ trời đất thì sẽ được nhường ngôi.
- Bây giờ cô và các con cùng nhau kể lại câu
chuyện đó nha.
- Trẻ chơi.
- Thưa cô đó là câu chuyện " Sự tích bánh
chưng bánh dày " và tên nhân vật trong câu
chuyện là hoàng tử Lang Liêu.
2. Tiến hành:
a. Cô và trẻ kể chuyện:
- Cô kể lời dẫn: Ngày xưa ở nước ta, trong
số các con của Vua Hùng thứ 6 có người con
tên là Lang Liêu...
b. Đàm thoại:
- Trong quá trình kể cô đàm thoại về tính
cách nhân vật, chú ý đến ngữ điệu, lời thoại
nhân vật nhưL
* Về tính cách nhân vật:
- Lang Liêu là môt người siêng năng,
chăm chỉ làm việc,luôn gần gũi với bà con
nông dân.
- Các hoàng tử khác chỉ biết hưởng thụ
chứ không hề mó tay đến việc gì
* Về ngữ điệu , lời thoại nhân vật:
- Khi kể câu chuyện này các con phải chú
ý kể nhẹ nhàng, chậm rãi hơi cao giọng diễn
tả sắc thái của thần thoại.
- Trong câu chuyện con thích nhân vật
nào ? Vì sao?
- Nếu con là Lang Liêu con sẽ làm gì ?
c. Trẻ diễn đạt lại nội dung truyện theo
ngôn ngữ của trẻ:
- Cô chia thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: lấy rối để kể.
- Nhóm 2: tranh đạ tô màu.
- Nhóm 3: xé dán.
- Nhóm 4: đóng kịch.
=> Cô bao quát và đến từng nhóm gợi ý
động viên trẻ nhút nhát.
3.Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cho cả lớp xem các bạn đóng kịch.
- Trong quá trình kể và đàm thoại với trẻ, cô
chú ý đến ngữ điệu lời thoại của nhân vật...
- Phần đàm thoại:
Cô hỏi trẻ tính cách từng nhân vật...
Để diễn tả tính cách nhân vật thì giọng của
Lang Liêu như thế nào?
- Trẻ tự do phát biểu.
- Trẻ thích thú khi được kể chuyện bằng các
nhân vật mà trẻ làm từ nguyên vật liệu.
- Trẻ thích thú khi được xem đóng kịch.