Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bài 1 đại cương về hóa phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.59 KB, 9 trang )


1

Bài 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA PHÂN TÍCH

I. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA HÓA PHÂN TÍCH
1. Nội dung
Hóa phân tích (HPT) là môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu các phương pháp
xác đònh thành phần của các chất. Tùy yêu cầu, HPT có hai nhiệm vụ cơ bản:phân tích
đònh tính và phân tích đònh lượng.
1.1 Phân tích đònh tính
Xác đònh sự hiện diện của các cấu tử (ion, nguyên tố hay nhóm nguyên tố) trong
mẫu phân tích và đồng thời đánh giá sơ bộ hàm lượng của chúng (đa lượng, vi
lượng,…)
1.2 Phân tích đònh lượng
Xác đònh chính xác hàm lượng của những cấu tử trong mẫu.
Vai trò chủ yếu của HPT là phân tích đònh lượng. Tuy nhiên trong thực tế, việc xác
đònh hàm lượng một mẫu chưa biết thành phần rất khó khăn, phức tạp, do sự có mặt
của cấu tử này thường cản trở việc xác đònh hàm lượng của cấu tử khác. Vì vậy với
một mẫu chưa biết thành phần, dù có yêu cầu hay không vẫn phải tiến hành phân tích
đònh tính trước khi phân tích đònh lượng – việc này sẽ giúp cho người phân tích chọn
được phương pháp đònh lượng thích hợp và cho kết quả chính xác nhất.
2. Ý nghóa
- Dựa vào HPT, người ta đã tìm ra những đònh luật hóa học quan trọng như: đònh luật
thành phần không đổi, đònh luật tỷ lệ bội, đònh luật tác dụng khối lượng, đònh luật tác
dụng đương lượng…
- HPT còn giúp xác đònh được nguyên tử khối của rất nhiều nguyên tố, thành lập được
công thức hóa học của rất nhiều hợp chất.
- HPT tạo được điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các môn khoa học khác như đòa
hóa học, đòa chất học, khoáng vật học, vật lý học, sinh vật học, y học, hóa kỹ thuật,


hóa học công nghiệp luyện kim….
- HPT còn là cơ sở cho việc kiểm nghiệm hóa học trong nghiên cứu, sản xuất như kiểm
nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Từ kết quả phân tích, có thể đánh
giá qui trình và chất lượng sản phẩm.
3. Yêu cầu
3.1 Đối với ngành phân tích
Phải luôn luôn phát triển hầu theo kòp đà phát triển của các ngành khoa học khác.
3.2 Đối với người phân tích
Người phân tích phải trang bò kiến thức cần thiết về HPT, toán, lý, hóa đại cương,
hóa lý, tin học… để có thể nắm vững nguyên tắc của PP và có thể đi sâu vào các PP
mới dựa trên các căn bản sẵn có.
Ngoài ra, trong phần thực nghiệm, người phân tích cần phải cẩn thận, kiên nhẫn,
chính xác, sạch sẽ, trung thực và có khả năng phán đoán kết quả phân tích.

2

II. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1. Phân loại theo bản chất (đặc điểm) phương pháp
1.1 Phương pháp hóa học
Dùng phản ứng hóa học để chuyển cấu tử khảo sát thành hợp chất mới mà với tính
chất đặc trưng nào đó của hợp chất mới, ta có thể xác đònh được sự hiện diện và hàm
lượng của cấu tử khảo sát.
Ví dụ : trong môi trường ammoniac, Ni
2+
tham gia phản ứng hóa học với dimethyl
glyoxim (DMG) làm xuất hiện tủa có màu đỏ son. Như vậy, khi cho dung dòch DMG
tác dụng với dung dòch phân tích:
- Nếu dung dòch tủa đỏ son, kết luận có Ni
2+
trong dung dòch phân tích (đònh tính).

- Tách và cân tủa ta xác đònh được hàm lượng Ni
2+
trong mẫu (đònh lượng).
1.2 Phương pháp phân tích dụng cụ
Phân tích dụng cụ là tên gọi chung của những PP phân tích phải dùng các dụng
cụ và thiết bò thích hợp để phân tích thông qua việc xác đònh một đại lượng vật lý đặc
trưng của mẫu khảo sát hay dung dòch phân tích khi có sự tương tác giữa chúng và các
yếu tố tác động: bức xạ, điện, nhiệt, Từ kết quả tương tác được ghi nhận có thể đònh
tính và đònh lượng mẫu.
Càng ngày, các thiết bò dùng trong phân tích càng được phát triển và hiện đại
hóa và vì vậy vai trò của phương pháp phân tích dụng cụ ngày càng được nâng cao.
Ưu điểm của các phương pháp phân tích dụng cụ là độ nhạy cao, tốc độ phân tích
nhanh, lượng mẫu phân tích bé… khi so sánh nó với phương pháp phân tích hóa học:
(*) Nếu hàm lượng cấu tử trong mẫu khảo sát không quá bé, độ chính
xác của bất kỳ phương pháp phân tích nào cũng không thể vượt quá độ
chính xác của phương pháp phân tích hóa học .
Phương pháp phân tích dụng cụ được cấu thành từ 2 nhóm phương pháp: (1)
phương pháp phân tích vật lý và (2) phương pháp phân tích hóa lý.
Phương pháp vật lý là các phương pháp phân tích đònh tính hoặc đònh lượng dựa
vào một mối quan hệ hỗ tương giữa thành phần hóa học và một tính chất vật lý đặc
trưng nào đó của mẫu nghiên cứu như tính chất quang, điện, từ, hoặc các tính chất vật
lý khác như khối lượng riêng hay tỷ trọng; nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, nhiệt độ
đông đặc; chiết suất, độ tan trong dung môi…Phương pháp vật lý có một số ưu điểm so
với các phương pháp hóa học như có thể tách được các nguyên tố khó bò tách bởi
phương pháp hóa học, dễ áp dụng cho các quá trình tự động hóa.
Phương pháp hóa lý là phương pháp phân tích dựa trên sự kết hợp giữa phương
pháp vật lý và phương pháp hóa học : sau khi thực hiện phản ứng hóa học giữa cấu tử
Chỉ tiêu so sánh Phương pháp hóa học Phương pháp dụng cụ
Lượng mẫu
Tính chọn lọc

Thời gian
Độ chính xác
Dụng cụ
Người phân tích
Lớn (kém nhạy)
Không cao
Chậm
Chính xác (*)
Đơn giản, rẻ tiền
Nhỏ (nhạy)
Cao
Nhanh
Chính xác (*)
Tối tân, đắt tiền
Trình độ kỹ thuật cao

3

khảo sát và thuốc thử, dựa vào việc khảo sát lý tính của hợp chất thu được hay dung
dòch tạo ra để đònh tính hoặc đònh lượng mẫu.
Ví dụ : thêm SCN
-
vào dung dòch nghi ngờ có Fe
3+
để thực hiện phản ứng Fe
3+
+
SCN
-
→ FeSCN

2+
. Phức FeSCN
2+
làm cho dung dòch có màu đỏ máu. Dựa vào việc
xuất hiện màu đỏ có thể kết luận dung dòch có Fe
3+
(đònh tính); khảo sát cường độ
màu đỏ của dung dòch có thể xác đònh hàm lượng Fe
3+
trong mẫu phân tích (đònh
lượng).
Giữa phương pháp vật lý và hóa lý thường không có ranh giới rõ rệt, và để thực
hiện các phương pháp phân tích này đều phải cần đến các dụng cụ và thiết bò thích hợp
nên chúng thường được ghép chung thành nhóm phương pháp phân tích dụng cụ hay
phương pháp phân tích hiện đại (để phân biệt với phương pháp phân tích hóa học còn
gọi là phương pháp phân tích cổ điển).
Tùy thuộc bản chất của hiện tượng gây tác động và tùy thiết bò sử dụng, lại có thể
chia các phương pháp phân tích dụng cụ thành ba nhóm chính :
1.2.1 Nhóm các phương pháp phân tích phổ nghiệm
Phương pháp phân tích phổ nghiệm là các phương pháp mà kết quả phân tích có
thể biểu diễn dưới dạng phổ. Các phương pháp phân tích phổ nghiệm bao gồm: (1)
Phương pháp phân tích quang phổ; (2) Phương pháp cộng hưởng từ; (3) Phương pháp
khối phổ…
hương pháp phân tích quang phổ
Nguyên tắc dựa trên sự tương tác giữa vật chất (mẫu) và bức xạ (nguồn). Tùy bản
chất giữa mẫu và nguồn, thu được kết quả dưới dạng tín hiệu hay đại lượng đo, từ đó
đònh tính và đònh lượng mẫu. Các phương pháp thông dụng gồm :
- Các phương pháp quang phổ hấp thu trong vùng tử ngoại (UV), thấy được (VIS) và
hồng ngoại (IR).
- Các phương pháp quang phổ phát xạ (lân quang, huỳnh quang)

- Các phương pháp quang phổ (hấp thu, phát xạ) nguyên tử (ngọn lửa; lò graphite…)
Phương pháp phổ cộng hưởng từ
Dựa trên sự tương tác của hạt nhân nguyên tử chất khảo sát hoặc của điện tử với từ
trường
Phương pháp khối phổ
Phương pháp nghiên cứu các chất bằng cách đo chính xác khối lượng phân tử và
khối lượng các mảnh ion của chất đó sau quá trình phân mảnh.
1.2.2 Nhóm các phương pháp phân tích điện hóa
Ngày nay đã có tới khoảng ba mươi phương pháp phân tích điện hóa khác nhau
mà cơ sở của phương pháp hoặc dựa trên các quy luật, hiện tượng có liên quan đến
phản ứng điện hóa xảy ra trên ranh giới tiếp xúc giữa các cực và dung dòch phân tích,
hoặc dựa vào tính chất điện hóa của dung dòch tạo nên môi trường giữa các điện cực,
hoặc dựa trên các ứng dụng của phản ứng điện hóa. Các phương pháp phân tích điện
hóa được sử dụng phổ biến có thể kể:
- Phương pháp điện khối lượng
- Phương pháp chuẩn độ điện thế
- Phương pháp cực phổ và chuẩn độ ampere

4

- Phương pháp đo độ dẫn
- Phương pháp điện lượng
1.2.3 Nhóm các phương pháp phân tích sắc ký
Sắc ký là quá trình tách dựa trên sự chuyển dòch của hỗn hợp phân tích qua lớp
chất bất động ở trạng thái rắn hoặc trạng thái lỏng tẩm trên chất mang rắn (được gọi là
pha tónh) và sự chuyển dòch đó được thực hiện bằng một chất lỏng hoặc chất khí có
khả năng di chuyển (gọi là pha động). Các phương pháp phân tích sắc ký cụ thể bao
gồm nhóm sắc ký hấp phụ (rắn – khí, rắn – lỏng); nhóm sắc ký phân bố (lỏng – lỏng,
lỏng – khí ), sắc ký trao đổi ion và sắc ký rây phân tử. Quá trình tách sắc ký có thể xảy
ra trên cột hoặc trên mặt phẳng như giấy, bản mỏng.

Phương pháp sắc ký được sử dụng rộng rãi để tách những chất vô cơ và hữu cơ
giống nhau về thành phần và tính chất, đặc biệt là có thể tách được các nguyên tố đất
hiếm và những nguyên tố phóng xạ với hiệu quả khá cao. Ngoài khả năng tách,
phương pháp sắc ký còn được dùng đònh tính và đònh lượng rất nhiều loại mẫu thuộc
các lónh vực khoa học và công nghiệp khác nhau.
Ngoài các nhóm phương pháp trên, thuộc nhóm phương pháp phân tích dụng cụ
còn có phương pháp phân tích phóng xạ dựa trên sự đo các bức xạ của các nguyên tử
có hoạt tính phóng xạ, các phương pháp phân tích nhiệt, phương pháp phân tích nhiệt
điện, phương pháp đo độ dẫn nhiệt, phương pháp chuẩn độ nhiệt lượng…
1.3 Các phương pháp khác
Các phương pháp được giới thiệu dưới đây thường dùng cho phân tích đònh tính:
1.3.1 Phương pháp nghiền
Mẫu thô ban đầu nghiền với KSCN, nếu xuất hiện màu đỏ máu tức là mẫu có
Fe
3+
.
1.3.2 Phương pháp thử nghiệm ngọn lửa
Một số kim loại phát ra bức xạ có màu đặc trưng khi được đốt trên ngọn lửa
xanh của đèn khí :
Na : lửa vàng K : lửa đỏ tím
Ca : lửa đỏ gạch Ba : lửa đỏ lục
1.3.3 Phương pháp soi tinh thể dưới kính hiển vi
Dùng kính hiển vi có thể phân biệt được các dạng tinh thể của các hợp chất
khác nhau như phân biệt SrCrO
4
với BaCrO
4
, phân biệt CuSO
4
với BaSO

4




C B

A

φ
m

Φ
S

Mẫu (A,B,C)


5


1.3.4 Phương pháp điều chế ngọc borax hay phosphat
Một số oxyt kim loại có thể tạo với borax (Na
2
B
4
O
7
– hàn the) hay phosphat
thành hợp chất có màu đặc trưng dưới ngọn lửa có tính oxy hóa/khử hay ở trạng thái

nóng/nguội. Ví dụ :
Cu-Borax dạng ngọc màu xanh đậm khi nguội
Mn-Borax màu tím ở ngọn lửa oxy hóa

2. Phân loại theo lượng mẫu phân tích
Tùy hàm lượng của cấu tử trong mẫu và tùy phương pháp phân tích , lượng mẫu
phân tích cũng khác nhau. Các phương pháp phân tích dựa trên lượng mẫu đem phân
tích gồm có:

Lượng mẫu Tên phương pháp
m(g) V(ml)
Phân tích đa lượng
(phân tích thô)

1−10

1 − 10

Phân tích bán vi lượng 10
-3
− 1 10
-1
− 1

Phân tích vi lượng 10
-6
− 10
-3
10
-3

− 10
-1


Phân tích siêu vi lượng < 10
-6
< 10
-3

Phân tích bán vi lượng ngày càng phát triển vì lượng mẫu dùng ít (nhưng không quá
bé), kỹ thuật tương đối đơn giản, có thể sử dụng trong phòng thí nghiệm hay nơi sản
xuất. Phân tích vi lượng và siêu vi lượng đòi hỏi những điều kiện thực nghiệm nghiêm
ngặt hơn.
3. Phân loại theo hàm lượng chất khảo sát

Tên phương pháp Hàm lượng chất khảo sát (%)
Phân tích đa lượng,
bao gồm:
- Phân tích lượng lớn
- Phân tích lượng nhỏ

0,01 – 100

0,1 – 100
0,01 – 0,1

Phân tích vi lượng
< 0,01 %

Ngoài các cách phân loại nói trên, người ta còn phân loại các phương pháp

phân tích theo trạng thái chất khảo sát: phân tích lối ướt (mẫu phân tích ở dạng dung
dòch ) hoặc phân tích lối khô (mẫu phân tích ở dạng rắn) .

6

III. CÁC LOẠI PHẢN ỨNG HÓA HỌC DÙNG TRONG HPT
1. Phân loại
1.1 Phản ứng acid baz
Phản ứng trao đổi H
+
giữa đôi acid/baz, thường dùng trong HPT để:
- Đònh tính : đo pH của dung dòch mẫu
- Hòa tan mẫu : CaCO
3
+ HCl → CaCl
2
+ CO
2
+ H
2
O
- Đònh lượng : HCl + NaOH → NaCl + H
2
O
1.2 Phản ứng oxy hóa khử
Phản ứng trao đổi điện tử giữa đôi oxy hóa/khử . Đưọc sử dụng để:
- Đònh tính : 2Fe
3+
+ 2I


→ 2Fe
2+
+ I
2

I
2
xuất hiện làm xanh giấy tẩm tinh bột

mẫu có I


- Hòa tan : 3Cu + 8HNO
3
→ 3Cu(NO
3
)
2
+ 2NO + 4H
2
O
NO + 1/2O
2
→ NO
2
khói nâu
- Đònh lượng : MnO
4

+ 5Fe

2+
+ 8H
+
→ Mn
2+
+ 5Fe
3+
+ 4H
2
O
1.3 Phản ứng tạo tủa
Phản ứng trao đổi ion để tạo thành hợp chất ít tan, dùng để:
- Đònh tính : Ag
+
+ I

→ AgI↓ vàng
- Tách nhóm : Ag
+
, Pb
2+
,Hg
2
2+
+ HCl → AgCl↓,PbCl
2
↓, Hg
2
Cl
2


- Đònh lượng : SO
4
2−
+ Ba
2+
→ BaSO
4

1.4 Phản ứng tạo phức :
Phản ứng kết hợp ion để tạo phức chất dễ tan, dùng để:
- Đònh tính : Fe
3+
+ nSCN

→ [Fe(SCN)
n
]
(3-n)+
đỏ máu
- Đònh lượng : M
n+
+ H
2
Y
2−
→ MY
(n− 4)+
+ 2H
+


- Hòa tan : AgCl↓ + 2NH
4
OH → [Ag(NH
3
)
2
]
+
+ Cl

+ 2H
2
O
- Che cấu tử dưới dạng phức bền :
+ Loại Ni
2+
: Ni
2+
+ 4CN

→ [Ni(CN

)
4
]
2–

+ Để tránh tạo tủa CuS :
Cu(NH

3
)
2
2+
+ H
2
S → CuS
- Giải che (trả các ion bò che về trạng thái tự do):
2Ag
+
+ [Ni(CN

)
4
]
2–
→ 2[Ag(CN

)
2
]

+ Ni
2+
2. Yêu cầu đối với các phản ứng trong HPT
- Phản ứng phải tức thời
- Phản ứng phải hoàn toàn (hằng số cân bằng K ≥ 10
7
).
- Phản ứng phải có hệ số xác đònh và cho sản phẩm có thành phần xác đònh.

- Phải có dấu hiệu để nhận biết lúc phản ứng chấm dứt.
3. Yêu cầu đối với thuốc thử dùng trong HPT
- Phải có độ tinh khiết cao ( ≥99,90% )
- Phải có tính chọn lọc (hay đặc hiệu) cao (chỉ phản ứng cấu tử quan tâm trong
dung dòch chứa đồng thời nhiều cấu tử).
- Phải nhạy, nghóa là có khả năng phát hiện cấu tử khảo sát hiện diện trong mẫu
với hàm lượng thấp. Tính nhạy được biểu diễn thông qua giới hạn phát hiện (lượng tối
thiểu của cấu tử khảo sát - tính bằng µg/ml – mà thuốc thử phát hiện được) hoặc độ

7

loãng giới hạn (thể tích dung môi tối đa – tính bằng lít - dùng hòa tan 1g cấu tử khảo
sát mà thuốc thử vẫn còn phát hiện được).
Ngoài các điều kiện chung kể trên, thuốc thử dùng để pha các dung dòch chuẩn
(dung dòch có nồng độ xác đònh) còn phải trơ đối với môi trường, ở dạng vụn, bột để có
thể cân được lượng nhỏ, có phân tử lượng lớn để giảm sai số khi cân…
Các hóa chất thỏa mãn được đồng thời các điều kiện trên được gọi là hóa chất
chuẩn gốc. Các hóa chất chuẩn gốc thông dụng có thể kể: K
2
Cr
2
O
7
, (COOH)
2
.2H
2
O,
AgNO
3

, Na
2
H
2
C
10
H
12
O
8
N
2
.2H
2
O (EDTA)…. Mặc dù có một số hạn chế, đôi khi người
ta cũng dùng Na
2
CO
3
khan, NaCl với vai trò của hoá chất chuẩn gốc.
IV. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT PP PHÂN TÍCH
1. Giai đoạn chọn mẫu
Mẫu phân tích có thể là các nguyên liệu (quặng mỏ, đất đá ), nhiên liệu (than,
dầu mỏ…); bán thành phẩm hay thành phẩm có thể đóng gói hoặc không đóng gói rất
đa dạng bao gồm hóa chất (NaOH, Na
2
CO
3
, Na
2

SO
4
, NH
4
Cl,…), sản phẩm hóa học
(xà bông, kem đánh răng, dung dòch mạ,…), thực phẩm ( rượu, bột ngọt, đường, nước
chấm,…) dược phẩm, dược liệu (dòch truyền, vitamin…)
Giai đoạn chọn mẫu rất quan trọng vì từ kết quả phân tích một lượng mẫu giới hạn,
ta phải cho kết luận về chất lượng của một lô hàng rất lớn. Do đó lượng mẫu phân tích
phải được chọn đúng cách mới bảo đảm tính chất đại diện của lô hàng. Nếu không,
việc phân tích chỉ gây hao tổn vô ích, đôi khi với kết luận sai lệch dẫn đến những nguy
hại nghiêm trọng.
Mẫu phân tích được chọn từ lô đóng gói hay không đóng gói theo trình tự sau :
- Mẫu riêng : được chọn ngẫu nhiên một số đơn vò bao gói (nếu lô đóng gói) hay từ
một số vò trí khác nhau trong lô không gói (đã được trộn khá đồng nhất).
- Mẫu ban đầu : là mẫu đại diện được chọn từ các đơn vò đóng gói hay các vò trí
khác nhau của mẫu riêng (không đóng gói).
- Mẫu chung : tổng lượng mẫu ban đầu.
- Mẫu trung bình thí nghiệm : mẫu chung được nghiền nhỏ, rây với cỡ hạt phù hợp
với phương pháp phân tích và trộn đều.
Mẫu trung bình thí nghiệm được chia làm 3 phần bằng nhau: (1) nơi giao hàng giữ;
(2) : nơi nhận hàng giữ; (3) nơi phân tích giữ.
Mỗi phần có khối lượng hoặc thể tích đủ tiến hành tất cả các thí nghiệm cần thiết
với mỗi thí nghiệm được thực hiện ít nhất 3 lần.
Ghi chú
Nếu mẫu chung quá lớn so với mẫu trung bình TN, giảm lượng mẫu bằng cách
trộn đều và trãi mẫu chung lên các khay hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật, chia
thành 4 phần và bỏ đi 2 phần đối diện. Lặp lại quá trình cho đến khi mẫu chung đạt
kích thước cần thiết.






8

2. Giai đoạn chuyển mẫu thành dung dòch
Một số ít trường hợp mẫu phân tích có thể ở trạng thái rắn, nhưng đa số các trường
hợp đòi hỏi phải hòa tan để chuyển mẫu rắn thành DD có nồng độ xác đònh. Có hai
cách chuyển mẫu hoàn toàn thành dung dòch phân tích: phương pháp ướt và phương
pháp khô.
2.1 Phương pháp ướt
Mẫu được hòa tan trong dung môi thích hợp. Dung môi có thể là nước cất hay
dung dòch acid với nồng độ thích hợp :
- Nước cất : hòa tan các loại muối (NaCl, KNO
3
, Na
2
CO
3
…), các loại đường…
- Dung dòch HCl : hòa tan mẫu CO
3
2−
, PO
4
3−
, SO
3
2−

, S
2−

- Dung dòch HNO
3
: hòa tan mẫu PbS, Bi
2
S
3
, As
2
S
3
, CuS, Hg
2
SO
4
, hợp kim
- Dung dòch H
2
SO
4
(đậm đặc ,200
o
C): là chất oxy hóa mạnh, có thể hòa tan các
loại thép không gỉ.
- Dung dòch HF : hòa tan mẫu SiO
3
2−
, SiO

2
, H
2
SiO
3
.
2.2 Phương pháp khô
Nhiều oxit như Al
2
O
3
, Fe
2
O
3
, TiO
2
,… hoặc quặng crom hoặc ferosilic khó tan
trong các dung môi trên. Ta chỉ có thể chuyển chúng sang dạng dung dòch bằng cách
nung khô chúng với hóa chất rắn có tính kiềm như : NaOH , Na
2
CO
3
, K
2
S
2
O
7
, Na

2
O
2
,
Na
2
B
4
O
7
ở 500-1000
o
C trong lò nung. Mẫu và chất kiềm được chứa trong chén bằng Pt
hay Ni. Cấu tử được chuyển thành muối dễ tan, sau đó được hòa tan bằng dung môi
thích hợp.
Dù chuyển mẫu thành dung dòch theo phương pháp nào, cũng phải bảo đảm các
yêu cầu sau :
- Không làm mất mẫu trong quá trình hòa tan.
- Không làm bẩn mẫu (đưa thêm cấu tử lạ) khi hòa tan
3. Chọn phương pháp thích hợp và thực hiện phản ứng
Phương pháp thích hợp là phương pháp có độ nhạy, độ chọn lọc, tốc độ phân tích
cao và cho kết quả gần với kết quả thực. Sau khi chọn được phương pháp thích hợp,
thực hiện phản ứng giữa dung dòch mẫu phân tích và thuốc thử theo những điều kiện
xác đònh. Quan sát các dấu hiệu đặc trưng xuất hiện khi phản ứng xảy ra (đònh tính)
hoặc đo thể tích hoặc cân khối lượng hợp chất tạo ra (đònh lượng).
4. Kiểm chứng kết quả và xử lý kết quả phân tích
Đối với phân tích đònh tính, người ta có thể kiểm chứng lại các kết quả bằng
những phản ứng đặc hiệu khác.
Nếu là phân tích đònh lượng, người ta tính kết quả phân tích dựa vào các dữ
kiện ghi nhận được và biểu diễn kết quả phân tích theo các yêu cầu của phương pháp

thống kê.






9


×