Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Lợi ích và lịch sử phất triển của điện toán máy chủ ảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.45 KB, 3 trang )

Các bạn có biết rằng Khái niệm về Điện Toán Đám Mây đã được giới thiệu lần đầu
tiên vào năm 1961. Kể từ đó đến nay, điện toán đám mây đã có những bước tiến
dài, thời gian cũng dài, đặc biệt là trong những năm trở lại đây, Máy chủ ảo đã có
những sự phát triển vượt bậc và cực kỳ nhanh chóng.
Vào những năm 2000, với sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cao, đặc
biệt là ngành công nghiệp kỹ thuật cao với sự ra mắt của mạng xã hội Facebook
năm 2004, Amazon ra mắt vào quý 3 năm 2006, Apple tung ra Iphone năm 2007,
Google Apps ra mắt năm 2009 đã đánh thức được tiềm năng của điện toán đám
mây.
Vậy để thảo luận các vấn đề xung quanh điện toán máy chủ ảo trước hết phải đặt
nó trong một điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Điện toán đám mây hay còn gọi là điẹn toán máy chủ ảo là xu hướng quan trọng
nhất trong nền công nghiệp công nghệ thông tin. Ngay cả những nhà phê bình lớn
nhất dường như đồng ý rằng: Điện toán đám mây là một trong những thay đổi mô
hình quan trọng nhất của thập kỷ qua. Nhưng đó là tất cả và nó xuất phát từ đâu?
Và lịch sử điện toán đám mây hình thành phát triển như thế nào ?
Trước hêt ta tìm hiểu điện toán máy chủ ảo là gì?
Có rất nhiều khái niệm đã được đưa ra bởi nhiều người, nhiều tổ chức khác nhau,
họ cố gắng định nghĩa Cloud Computing theo hướng thương mại, từ góc nhìn của
người dùng đầu cuối. Theo đó, tính năng chủ yếu của Cloud Computing là cung
cấp cơ sở hạ tầng và các ứng dụng về Công nghệ thông tin dưới dạng “dịch vụ” có
khả năng mở rộng được. Tuy nhiên, theo Ian Foster: “Cloud Computing là một mô
hình điện toán phân tán có tính co giãn lớn mà hướng theo co giãn về mặt kinh tế,
là nơi chứa các sức mạnh tính toán, kho lưu trữ, các nền tảng và các dịch vụ được
trực quan, ảo hóa và co giãn linh động, sẽ được phân phối theo nhu cầu cho các
khách hàng bên ngoài thông qua Internet”. Đây là khái niệm được sử dụng phổ
biến trên thế giới.
Lợi ích cơ bản của điện toán đám mây là gì?
- Sử dụng các tài nguyên tính toán động: các tài nguyên được cấp phát cho doanh
nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời. Thay vì việc
doanh nghiệp phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu


máy chủ thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu ví dụ “chúng tôi cần thêm tài
nguyên tương đương với 1 CPU 3.0 GHz, 128GB RAM…” và đám mây sẽ tự tìm
kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn.
- Giảm chi phí : Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt
và bảo trì tài nguyên. Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ,
cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác
định chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu.
- Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: doanh nghiệp sản xuất hàng
hóa mà lại phải có cả một chuyên gia công nghệ để vận hành, bảo trì máy chủ thì
quá tốn kém. Nếu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây thì doanh nghiệp sẽ chỉ tập
trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức
tạp trong cơ cấu.
- Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: một trong những câu hỏi đau đầu
của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, đầu tư
như thế có lãi hay không, có bị sớm lạc hậu về công nghệ hay không? … Khi sử
dụng tài nguyên trên đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này nữa.
Lịch sử điện toán máy chủ ảo
Thuật ngữ điện toán máy chủ ảo xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lưới
(grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu (utility
computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS).
Điện toán lưới đặt trọng tâm vào việc di chuyển một tải công việc (workload) đến
địa điểm của các tài nguyên điện toán cần thiết để sử dụng. Một lưới là một nhóm
máy chủ mà trên đó nhiệm vụ lớn được chia thành những tác vụ nhỏ để chạy song
song, được xem là một máy chủ ảo.
Với điện toán đám mây, các tài nguyên điện toán như Thuê máy chủ có thể được
định hình động hoặc cắt nhỏ từ cơ sở hạ tầng phần cứng nền và trở nên sẵn sàng
thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ những môi trường không phải là điện toán lưới như
Web ba lớp chạy các ứng dụng truyền thống hay ứng dụng Web 2.0.

×