Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi lớp 3 cuối năm học 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.87 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2008 - 2009
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ MÔN : TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC) - LỚP 3
-
HỌ VÀ TÊN : Đọc thầm
LỚP : ĐIỂM Đọc tiếng
Cộng
BÀI LÀM
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (4 điểm) - Thời gian làm bài 25 phút
Bài 1 (2 điểm):
Đọc thầm bài “ Người đi săn và con vượn ”, sách Tiếng Việt lớp 3, tập II trang
113. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
A. Nó căm ghét người đi săn độc ác.
B. Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang rất cần vượn mẹ chăm
sóc.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy cái chết của rất thương tâm
Câu 3:
Câu 4:
Bài 2 (2 điểm ) Luyện từ và câu:
Em hãy đọc đoạn thơ dưới đây và cho biết :
A- Những sự vật và con vật nào được tả trong đoạn thơ ?
B- Các sự vật và con vật được gọi và tả bằng những từ ngữ nào ?
C- Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay ?
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi.


Trần Đăng Khoa
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 6 điểm )
Đọc và trả lời câu hỏi theo 5 bài Tập đọc sau:
- Hai Bà Trưng
- Ở lại với chiến khu
- Bàn tay cô giáo
- Nhà bác học và bà cụ
- Đối đáp với vua

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2008-2009
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT-PHẦN ĐỌC TIẾNG LỚP 3

Giáo viên cho học sinh lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi theo đoạn vừa đọc.
( Mỗi đoạn khoảng 65-70 chữ ) 5 bài tập đọc sau :
- Hai Bà Trưng
- Ở lại với chiến khu
- Bàn tay cô giáo
- Nhà bác học và bà cụ
- Đối đáp với vua
BIỂU ĐIỂM CHẤM
* Đọc đúng tiếng, đúng từ, đủ nghe : 3 điểm

- Đọc sai 2 hoặc 3 tiếng : 2 điểm
- Đọc sai từ 4- 6 tiếng : 1 điểm
- Đọc phải đánh vần : 0,25 điểm
* Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi không đúng 2 ; 3 chỗ : 0,5 điểm
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0,25 điểm
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 1 điểm
-Đọc quá đến 2 phút : 0,5 điểm
- Đọc trên 2 phút : 0,25 điểm
* Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm
- Trả lời chưa đầy đủ, diễn đạt chưa rõ ý : 0,5 điểm
- Trả lời sai, không trả lời được : 0 điểm

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ II
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM HỌC: 2008 – 2009
MÔN : TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP ) - LỚP 3
- I - ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (4 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
Câu 1: Câu chuyện giữa Ê- đi- xơn và bà cụ xảy ra vào lúc:
Ê- đi- xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ
cũng đến xem chiếc đèn điện đó. ( 0,5 điểm )
Câu 2: Bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo vì:
Vì đi xe ngựa rất xóc, đi xe ấy bà cụ sẽ bị ốm. ( 0,5 điểm )
Câu 3: Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê- đi- xơn ý nghĩ:
Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện. ( 0,5 điểm )
Câu 4: Mong ước của bà cụ được thực hiện nhờ:
Óc sáng tạo kỳ diệu,sự quan tâm đến con người của nhà bác học Ê-đi-xơn.(0,25 điểm)
Sự lao động miệt mài, thực hiện bằng được lời hứa với mọi người ( 0,25 điểm )
. Bài 2 (2 điểm ) Luyện từ và câu:
Học sinh có thể trả lời theo từng ý hoặc trình bày như sau:

Tên các sự
vật, con vật
được tả(c1)
Các sự vật
con vậtđược
gọi (cột 2)
Các sự vật, con vật
được tả
( cột 3 )
Cách gọi và tả sự
vật, con vật rất hay
Vì: ( cột 4 )
Lúa chị phất phơ bím tóc Làm cho các sự vật
con vật trở nên sinh
động, gần gũi, đáng
yêu hơn.
Tre cậu Bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò ao trắng, khiêng nắng qua sông
Gió cô chăn mây trên đồng
Mặt trời bác đạp xe qua ngọn núi
- Thực hiện đúng cột 1 và cột 2 cho 0,5 điểm ( mỗi cột 0,25 điểm )
- Thực hiện đúng cột 3 cho 1 điểm. Đúng 1 ý cho 0,2 điểm.
- Thực hiện đúng cột 4 cho 0,5 điểm.
Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng
Ở lại với chiến khu Ở lại với chiến khu
Bàn tay cô giáo Bàn tay cô giáo
Nhà bác học và bà cụ Nhà bác học và cụ già
Đối đáp với vua Đối đáp với vua
Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng
Ở lại với chiến khu Ở lại với chiến khu

Bàn tay cô giáo Bàn tay cô giáo
Nhà bác học và bà cụ Nhà bác học và cụ già
Đối đáp với vua Đối đáp với vua
CÂU HỎI PHẦN ĐỌC TIẾNG TẬP ĐỌC LỚP 3 - KTGK II (Tờ 01)
NĂM HỌC 2008 – 2009
Bài 1- Hai Bà Trưng Trang 4
Câu 1: Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta.
Trả lời: - Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương.
- Bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều
người thiệt mạng…lòng dân oán hận ngút trời.
Câu 2: Hai Bà Trưng có tài và có trí lớn như thế nào ?
Trả lời: Hai Bà Trưng rất giỏi nghệ, nuôi trí giành lại non sông.
Câu 3: Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ?
Trả lời: - Hai Bà mặc áo giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong
- Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn
cuộn tràn theo…tiếng trống đồng dội lên.
Bài 2 Ở lại với chiến khu Trang 13
Câu 1: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
Trả lời: Ông thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với
gia đình vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các
em khó lòng chịu nổi.
Câu 2: Vì sao nghe ông trung đoàn trưởng nói, “Ai cũng thấy cổ họng mình
nghẹn lại” ?
Trả lời: Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi mình phải rời xa chiến khu, xa
chỉ huy…không được tham gia chiến đấu.
Câu 3: Trước những lời van xin thơ ngây, thống thiết của Mừng ông trung đoàn
trưởng đã cảm động như thế nào ?
Trả lời: Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt. Ông ôm Mừng vào lòng và hứa sẽ
về báo cáo với ban chỉ huy.
Bài 3 Bàn tay cô giáo Trang 25

Câu 1: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì ?
Trả lời: - Từ tờ giấy trắng, thoắt cái cô đã gấp xong chiếc thuyền cong cong rất xinh.
- với một tờ giấy đỏ cô đã làm ra một mặt với nhiều tia nắng tỏa.
- Thêm 1 tờ giấy xanh cô tạo ra mặt nước dập dềnh, những làn sóng
lượn quanh thuyền.
Câu 2: Em hãy tả bức tranh cắt dán của cô giáo.
Trả lời: Học sinh có thể tả bức tranh cắt dán của cô giáo như sau: ( tờ 02 )
Một chiếc thuyền trắng rất xinh dập dềnh trên mặt biển xanh. Mặt trời đỏ ối phô
những tia nắng hồng.
` Câu 3: Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
Trả lời: Cô giáo rất khéo tay. Bàn tay cô giáo như có phép mầu. Bàn tay cô giáo tạo
nên bao điều kỳ lạ.(Học sinh có thể trả lời theo nhiều ý khác nhau )
Bài 4: Nhà bác học và bà cụ
Câu 1: Câu chuyện giữa Ê- đi- xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?
Trả lời: Ê- đi- xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem.
Bà cụ cũng đến xem chiếc đèn điện đó.
Câu 2: Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
Trả lời: -Vì đi xe ngựa rất xóc, đi xe ấy bà cụ sẽ bị ốm.
Câu 3: Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ?
Trả lời: Nhờ óc sáng tạo kỳ diệu, sự quan tâm đến con người của nhà bác học Ê- đi –
xơn.
- Sự lao động miệt mài, thực hiện bằng được lời hứa.
Bài 5 : Đối đáp với vua
Câu 1: Cao Bá Quát có mong muốn gì ? Cậu đã làm gì để thực hiện mong
muốn đó ?
Trả lời: Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua, nhưng không được. Cậu nghĩ cách gây
chuyện ầm ĩ, náo động bằng cách cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm…vua truyền lệnh
dẫn cậu tới hỏi.
Câu 2: Vì sao nhà vua bắt Cao Bá Quát đối ?
Trả lời: Vì nhà vua thấy cậu tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu cơ hội

chuộc tội.
Câu 3: Cao Bá Quát đã đối lại như thế nào ?Câu đối đó thể hiện điều gì ?
Trả lời: Cao Bá Quát đã đối lại vua: Trời nắng chang chang người chói người.
- Câu đối đó rất chỉnh và cứng cỏi, biểu lộ sự nhanh trí thông minh, tính cách khẳng
khái tự tin.

×