Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Công thức máu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.99 KB, 16 trang )

Công thức máu
Viết bởi Y học NET
Thứ ba, 16 Tháng 9 2008 18:42
Xét nghiệm công thức máu (CTM) là một trong những xét nghiệm được thực hiện nhiều
nhất. CTM là xét nghiệm dùng để tính số lượng tế bào của máu. Các phép tính được thực
hiện bởi một loại máy đặc biệt có khả năng phân tích những thành phần khác nhau của
máu trong vòng chưa đến một phút.
Phần quan trọng cần chú ý trong CTM là số lượng các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu
cầu trong máu.
Cách thực hiện
Xét nghiệm công thức máu được thực hiện bằng cách lấy một vài millilit máu (1 hay 2
muỗng trà) trực tiếp từ bệnh nhân. Việc này có thể được thực hiện ở nhiều nơi bao gồm:
phòng mạch tư, phòng xét nghiệm và bệnh viện. Da sẽ được sát trùng bằng gòn có tẩm
alcol, sau đó nhân viên y tế sẽ đâm kim xuyên qua vùng da đã được sát trùng để đưa vào
tĩnh mạch của bệnh nhân (những tĩnh mạch có thể thấy được từ phía bên ngoài da). Sau đó
máu sẽ được rút ra, đi qua kim vào ống tiêm rồi đưa vào lọ thủy tinh rồi gửi đến phòng xét
nghiệm để được phân tích.
Những thành phần của công thức máu
Công thức máu liệt kê nhiều giá trị quan trọng. Thông thường thì nó bao gồm những giá
trị sau:
• WBC: white blood cell - số lượng bạch cầu (hoặc leukocyte count)
• Các thành phần của bạch cầu
• RBC: red blood cell - số lượng hồng cầu (hoặc erythrocyte count)
• Hct: hematocrit
• Hb (hay Hbg): hemoglobin.
• MCV: Mean corpuscular volume - thể tích hồng cầu trung bình
• MCH: Mean corpuscular hemoglobin - giá trị hemoglobin trung bình
• MCHC : mean corpuscular hemoglobin concentration - nồng độ hemoglobin trung
bình
• RDW: red cell distribution width - độ phân bố về kích thước của hồng cầu.
• PLC: platelet count - số lượng tiểu cầu


• MPV: mean platelet volume - thể tích trung bình của tiểu cầu.
Các giá trị của công thức máu
Các giá trị của công thức máu thông thường bao gồm:
• WBC: số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường thay đổi nhẹ
tùy theo từng phòng xét nghiệm nhưng thông thường nằm ở khoảng từ 4.300 đến
10.800 tế bào mỗi mm khối (mm
3
), tương đương với số lượng bạch cầu tính theo
đơn vị quốc tế (IU - International unit) là 4.3 đến 10.8 x 10
9
tế bào trong mỗi lít.
• Thành phần bạch cầu: bạch cầu bao gồm một số loại khác nhau được phân biệt
dựa theo kích thước và hình dạng của chúng bao gồm bạch cầu hạt, lymphocyte,
monocyte, bạch cầu ái toan (eosinophil) và bạch cầu ái kiềm (basophil). Máy đếm
các thành phần bạch cầu tự động có khả năng tính toán các thành phần của bạch
cầu theo phần trăm. Ngoài ra, các thành phần này cũng có thể được đếm dưới kính
hiển vi bởi một kỹ thuật viên đã được huấn luyện hoặc bởi một bác sĩ.
• RBC: số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường thay đổi nhẹ
tùy theo từng phòng xét nghiệm nhưng thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9
triệu tế bào/cm
3
, tương đương với số lượng hồng cầu tính theo đơn vị quốc tế (IU -
International unit) là 4.2 đến 5.9 x 10
12
tế bào trong mỗi lít. Hồng cầu là loại tế bào
có nhều nhất trong máu và mỗi người có hàng triệu tế bào bên trong máu tuần
hoàn. Chúng nhỏ hơn bạch cầu nhưng lớn hơn tiểu cầu.
• Hb - Hemoglobin: lượng hemoglobin có trong một thể tích máu. Hemoglobin là
một loại phân tử protein có trong hồng cầu chuyên chở oxy và tạo màu đỏ cho
hồng cầu. Giá trị bình thường của hemoglobin thay đổi tùy theo giới tính và nằm

trong khoảng từ 13 đến 18 g/dl ở nam giới và 12 đến 16 g/dl đối với nữ giới (tính
theo đơn vị quốc tế là 8.1 - 11.2 millimole/l đối với nam và 7.4 - 9.9 millimole/l
đối với nữ).
• Hct - Hematocrit: là tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ. Giá trị bình
thường của Hct thay đổi tùy thuộc vào giới tính và nằm trong khoảng từ 45 - 52%
đối với nam và 37 - 48% đối với nữ. Hct thường được đo bằng cách quay tròn ống
xét nghiệm có chứa mẫu máu để làm cho các tế bào hồng cầu bị đẩy xuống phía
dưới đáy ống nghiệm.
• MCV: là thể tích trung bình của hồng cầu, giá trị này được lấy từ Hct và số lượng
hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 80 - 100 femtoliter (1
femtoliter = 1/1triệu lít).
• MCH: là số lượng trung bình của hemoglobin có trong một hồng cầu trung bình.
Giá trị này được tính bằng cách đo hemoglobin và số lượng hồng cầu. Giá trị bình
thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram.
• MCHC: là nồng độ trung bình của hemoglobin có trong một thể tích máu cho sẵn
được tính bằng cách đo giá trị của hemoglobin và hematocrit. Giá trị bình thường
nằm trong khoảng từ 32 - 36%.
• RDW: đo độ thay đổi của kích thước và hình dạng hồng cầu. Giá trị này càng cao
có nghĩa là kích thước của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm
trong khoảng từ 11-15.
• PLC: số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu nhất định. Tiểu cầu không phải là
một tế bào hoàn chỉnh mà thật chất là những mảnh vỡ của những tế bào chất (một
thành phần của tế bào không chứa nhân hoặc thân của tế bào) từ những tế bào
được tìm thấy trong tủy xương được gọi là megakaryocyte. Tiểu cầu đóng vai trò
sống còn trong quá trình đông máu. Giá trị bình thường thay đổi nhẹ giữa các
phòng thí nghiệm và nằm trong khoảng từ 150.000 - 400.000/cm
3
(150 - 400 x
10
9

/liter).
• MPV: kích thước trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu.
Chức năng của các loại tế bào máu
Các tế bào trong máu (bạch cầu, hồng cầu, và tiểu cầu) có những chức năng riêng biệt.
Bạch cầu là thành phần cơ bản của hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm
trùng. Mỗi một thành phần của bạch cầu đóng một vai trò khác nhau trong hệ miễn dịch.
Hồng cầu đóng vai trò cơ bản trong vận chuyển oxy đến toàn bộ cách tế bào trong cơ thể
để giúp chúng có thể thực hiện tốt chức năng của mình. Phân tử hemoglobin trong hồng
cầu là phương tiện chuyên chở oxy. Tiểu cầu là một thành phần của hệ thống đông máu
của cơ thể giúp ngăn ngừa chảy máu.
Công dụng của xét nghiệm công thức máu
Bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm công thức máu bởi nhiều lý do. Có thể đây là một phần
của cuộc khám sức khỏe định kỳ hoặc dùng để tầm soát, hoặc là một xét nghiệm dùng để
theo dõi một số biện pháp điều trị nào đó. Nó cũng có thể được thực hiện để đánh giá dựa
trên các triệu chứng của bệnh nhân.
Chẳng hạn như số lượng bạch cầu tăng có thể là dấu hiệu báo động có một tình trạng
nhiễm trùng ở đâu đó trong cơ thể, hoặc ít gặp hơn, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh ác
tính nào đó. Số lượng bạch cầu giảm có thể gợi ý một bất thường về tủy xương hoặc liên
quan đến một số thuốc điểu trị, chẳng hạn như các thuốc hóa trị. Bác sĩ cũng có thể cho
thử công thức máu để theo dõi đáp ứng điều trị đối với những bệnh nhiễm trùng. Những
thành phần của bạch cầu cũng có những chức năng riêng biệt và sự thay đổi của chúng
cũng có thể cung cấp một chút manh mối gợi ý đến một tình trạng bệnh nào đó.
Số lương hồng cầu giảm hay hemoglobin giảm có thể gợi ý đến một tình trạng thiếu máu
do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân gây tăng số lượng hồng cầu hay
hemoglobin có thể xảy ra bao gồm những bệnh về tủy xương hoặc khi nồng độ oxy trong
máu giảm.
Số lượng tiểu cầu giảm có thể là do chảy máu kéo dài hoặc do một số bệnh khác. Ngược
lại, số lượng tiểu cầu tăng có thể gợi ý đến một bất thường của tủy xương hoặc một tình
trạng viêm nặng.
Công thức máu, còn được gọi là huyết đồ, là một trong những xét nghiệm thường quy

được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học cũng như xét nghiệm y khoa.
Trước đây công thức máu được thực hiên bằng các dụng cụ đếm tay, để xác định số
lượng của từng loại tế bào máu, ngày nay mẫu máu được đưa vào và nhờ các máy đếm tự
động, do vậy việc thực hiện công thức máu trở nên đơn giản hơn nhiều.
Công thức máu là xét nghiệm quan trọng cung cấp cho người thầy thuốc những thông tin
hữu ích về tình trạng của bệnh nhân hoặc của người được xét nghiệm. Tuy nhiên phải
biết rằng chỉ riêng công thức máu thì không thể cho phép đưa ra một chẩn đoán xác định
về nguyên nhân gây bệnh, nó chỉ có tính chất định hướng, gợi ý mà thôi.
[sửa] Một số điểm cần lưu ý
Các trị số của công thức máu thay đổi theo tình trạng sinh lý, ví dụ thay đổi tùy theo giai
đoạn tiêu hóa của cơ thể hoặc thay đổi theo mức độ hoạt động thể chất của cơ thể
Máu được lấy từ tĩnh mạch, sau đó cho vào trong một ống nghiệm có chứa chất chống
đông và chất chống kết dính tiểu cầu
Các máy đếm tự động:
Tách riêng các dòng tế bào theo kích thước, có nhân hay không có nhân, theo hình dạng
của nhân, có hạt hay không có hạt
Tuy nhiên, máy móc cũng chưa hoàn toàn thay thế được con người, vì hình thể tế bào
phức tạp, và khi máy báo có bất thường thì nhà tế bào học cần kiểm tra lại tiêu bản máu
và đây là người cho kết quả sau cùng. Thông thường thì khi làm công thức máu người ta
làm kèm theo phết máu ngoại biên và đem quan sát dưới kính hiển vi.
[sửa] Các thông số trong công thức máu
Một xét nghiệm công thức máu thông thường ở Việt Nam sẽ cho biết các thông tin như
sau:
[sửa] Dòng hồng cầu
Số lượng hồng cầu: thường được ký hiệu là RBC (red blood cell) hay ở một số tờ kết quả
xét nghiệm của Việt Nam thì được ghi là HC, là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị
máu (thường là lít hay mm³)
Nồng độ hemoglobin trong máu: thường được ký hiệu là HGB hay Hb (đơn vị tính bằng
g/l hay g/dl), đo hàm lượng hemoglobin trong máu.
Hematocrit - dung tích hồng cầu: thường được ký hiệu là Hct, đây là phần trăm thể tích

của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm.
Các chỉ số hồng cầu:
MCV - thể tích trung bình hồng cầu, đơn vị thường dùng là femtolit (1 fl = 10-15lit)
MCV được tính bằng công thức: MCV = Hct / số hồng cầu. Giá trị MCV cho phép phân
biệt các loại thiếu máu sau:
Thiếu máu hồng cầu nhỏ: khi MCV < 90 fl
Thiếu máu hồng cầu bình: khi 90 fl < MCV < 100 fl
Thiếu máu hồng cầu đại: khi MCV > 100 fl
MCHC - nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là
(g/dl hay g/l)
MCHC được tính theo công thức: MCHC = Hb / Hct. MCHC cho phép phân biệt thiếu
máu
Thiếu máu đẳng sắc: khi MCHC trong giá trị bình thường
Thiếu máu nhược sắc: khi MCHC < 33g/l
MCH - số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là
picogram (1 pg = 10-12g)
MCH được tính theo công thức: MCH = Hb / số lượng hồng cầu, hay MCH = Hb / RBC
Tóm lại, các trị số của dòng hồng cầu cho những thông tin về tình trạng hồng cầu của
máu người được làm xét nghiệm, tất nhiên không đầy đủ, gợi ý bệnh lý thiếu máu và
nguyên nhân gây thiếu máu.
Thông thường, các bác sỹ dựa vào nồng độ hemoglobin để chẩn đoán và đánh giá mức độ
thiếu máu, và dựa theo định nghĩa sau:
Thiếu máu khi nồng độ Hb thấp hơn:
13 g/dl (130 g/l) ở nam giới
12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới
11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi
[sửa] Dòng bạch cầu
Số lượng bạch cầu: là số lượng bạch cầu có trong một đơn vị máu, được ký hiệu là WBC
(white blood cell). Giá trị bình thường của thông số này là 4000-10000 bạch cầu/mm³
(trung bình khoảng 7000 bạch cầu/mm³ máu). Số lượng bạch cầu tăng cao trong các bệnh

nhiễm khuẩn cấp tính, và đặc biệt cao trong các bệnh bạch huyết cấp hoặc mãn tính (ung
thư máu - leucemie).
Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu trong máu. Sự thay đổi tỷ lệ này
cho nhiều ý nghĩa quan trọng.
Bạch cầu trung tính: là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có một chức
năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay
trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể. Vì vậy bạch cầu đa nhân
trung tính tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp. Đôi khi trong trường hợp nhiễm
trùng quá nặng như nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy kiệt, trẻ sơ sinh, lượng bạch
cầu này giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì sức
chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng. Bạch cầu cũng giảm trong những
trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, arsenic, khi suy tủy, nhiễm một số virus
Bạch cầu đa nhân ái toan: khả năng thực bào của loại này yếu, nên không đóng vai trò
quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường. Bạch cầu này tăng cao trong các
trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vì bạch cầu này tấn công được ký sinh trùng và giải
phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng. Ngoài ra bạch cầu này còn tăng cao trong các
bệnh lý ngoài da như chàm, mẩn đỏ trên da
Bạch cầu đa nhân ái kiềm: đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.
Mono bào: là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả
năng thực bào. Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả
năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính. Chúng sẽ phân bố đến các
mô của cơ thể, tồn tại tại đó hàng tháng, hàng năm cho đến khi được huy động đi làm các
chức năng bảo vệ. Vì vậy mono bào sẽ tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như
lao, viêm vòi trứng mãn
Lympho bào: đây là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, chúng có thể trở
thành những tế bào "nhớ" sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại lâu dài cho
đến khi tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng
miễn dịch mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu. Lympho bào tăng trong ung
thư máu, nhiễm khuẩn máu, nhiễm lao, nhiễm virus như ho gà, sởi Giảm trong thương
hàn nặng, sốt phát ban

Dòng tiểu cầu
Số lượng tiểu cầu: cho biết số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu. Số lượng tiểu cầu
bình thường là 150.000-400.000 tiểu cầu/mm³ máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong
quá trình đông cầm máu, vì vậy khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm³ máu thì
nguy cơ xuất huyết tăng lên.
Thể tích trung bình tiểu cầu: MPV - cũng được tính bằng đơn vị femtolit, giá trị bình
thường từ 7,5-11,5 fl
Lưu ý: các trị số bình thường trên được thống kê trên người Việt.
Các trị số bình thường này còn thay đổi tùy theo máy làm xét nghiệm, theo lứa tuổi, giới
tính, theo chủng tộc của người được làm xét nghiệm.
CÔNG THỨC MÁU
I>WBC = white blood cell = bạch cầu.
• bt: 4.000-10.000 bạch cầu/mm³ .
• là số lượng bạch cầu có trong một đơn vị máu.
• Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu trong máu. Cần tính ra số
lượng tuyệt đối của mỗi loại (vì có khi tỉ lệ phần trăm giảm nhưng số lượng tuyệt đối lại
bình thường nếu tổng số bạch cầu tăng - hay ngược lại). Bao gồm:
NEU: NEUTROPHIL = Đa nhân trung tính
LYM: LYMPHOCYTE = Bạch cầu Lympho
MONO: MONOCYTE = Mono bào
EOS: EOSINOPHIL = Đa nhân ái toan
BASO: BASOPHIL = Đa nhân ái kiềm.
• giá trị:
> 10.000 -> tăng thật sự
< 5.000 -> giảm có thể hồi phục
< 4.000 -> giảm , khả năng hồi phục thấp: có bệnh lý.
• tăng:
- nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm
- mất máu nhiều
- sau ăn no, sau hoạt động (vì vậy không nên lấy máu thử lúc này).

-> BC tăng cao trong bệnh Bạch cầu cấp.
• giảm: do thuốc, sốt rét, thương hàn, bệnh do virus: viêm phổi không điển hình, thủy
đậu, cúm
NEU: NEUTROPHIL = Đa nhân trung tính
• bt: 60 - 66% ( 1.700 - 7.000 / mm3 ).
• đặc điểm:
+ là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có một chức năng quan trọng là
thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần
hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể -> vì vậy tăng trong các trường hợp nhiễm
trùng cấp.
+ trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng như nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy
kiệt, trẻ sơ sinh, lượng bạch cầu này giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh
nhân rất nguy hiểm vì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng.
+ Bạch cầu cũng giảm trong những trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, arsenic,
khi suy tủy, nhiễm một số virus
• giá trị:
tăng: > 75% ( > 7.000 / mm3 )
giảm: < 50% ( < 1.500/ mm3 ).
• tăng:
+ các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm phổi, viêm túi mật
+ các quá trình sinh mủ: apxe, nhọt
+ Nhồi máu cơ tim, Nhồi máu phổi
+ các bệnh gây nghẽn mạch
+ bệnh Hogdkin, bệnh bạch cầu
+ sau bữa ăn, vận động mạnh ( tăng ít - tạm thời ).
• giảm:
+ nhiễm trùng tối cấp
+ các bệnh do virus trong thời kỳ toàn phát: cúm, sởi, thủy đậu
+ sốt rét
+ các bệnh có lách to gây cường lách, Hogdkin

+ thiếu B12 ác tính ( bệnh Biermer )
+ nhiễm độc thuốc, hóa chất
+ sốc phản vệ
+ giảm sản hay suy tủy xương
+ Bạch cầu cấp, Bạch cầu kinh thể lympho.
LYM: LYMPHOCYTE = Bạch cầu Lympho
• bt: 20 - 25% ( 1000 - 4000 / mm3 ).
• đặc điểm:
+ là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, chúng có thể trở thành những tế bào
"nhớ" sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần
nữa với cùng tác nhân ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ,
nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu.
+ Lympho bào tăng trong ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, nhiễm lao, nhiễm virus như ho
gà, sởi Giảm trong thương hàn nặng, sốt phát ban
• giá trị:
tăng: > 30% ( > 4.000/ mm3 ).
giảm: < 15% ( < 1.000/ mm3 ).
• tăng:
+ Bạch cầu cấp thể lympho
+ Nhiễm khuẩn mạn tính: lao, thấp khớp
+ các bệnh do virus: sởi, ho gà, viêm gan siêu vi
+ trong thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
• giảm:
+ một số bệnh nhiễm trùng cấp tính
+ chứng mất bạch cầu hạt, sốc phản vệ
+ bệnh Hogdkin, nhất là trong giai đoạn sau
+ Bạch cầu cấp (trừ thể lympho)
+ các bệnh tự miễn, tạo keo
+ điều trị thuốc Ức chế miễn dịch, hóa chất trị K
MONO: MONOCYTE = Mono bào

• bt: 2 - 2.5% ( 100 - 1000/ mm3 ).
• đặc điểm:
+ là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả năng thực
bào.
+ Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả năng này của
nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính. Chúng sẽ phân bố đến các mô của cơ thể,
tồn tại tại đó hàng tháng, hàng năm cho đến khi được huy động đi làm các chức năng bảo
vệ.
+ Vì vậy mono bào sẽ tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như lao, viêm vòi trứng
mãn
• tăng:
+ bệnh do virus: cúm, quai bị, viêm gan
+ thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn: viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler), lao
+ sốt rét
+ bệnh chất tạo keo
+ chứng mất BC hạt do nhiễm độc dị ứng
+ một số bệnh ác tính: K đường tiêu hoá, bệnh Hogdkin, u tuỷ, bạch cầu cấp dòng mono.
-> Mono & Lym cùng tăng:
+ do virus: cúm, quai bị, sởi
+ thương hàn.
EOS: EOSINOPHIL = Đa nhân ái toan
• bt: 2 - 11% ( 50 - 500/ mm3 ).
• đặc điểm:
+ khả năng thực bào của loại này yếu, nên không đóng vai trò quan trọng trong các bệnh
nhiễm khuẩn thông thường.
+ Bạch cầu này tăng cao trong các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vì bạch cầu này tấn
công được ký sinh trùng và giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng.
+ Ngoài ra bạch cầu này còn tăng cao trong các bệnh lý ngoài da như chàm, mẩn đỏ trên
da
• giá trị:

tăng: > 500/ mm3
giảm: < 25/ mm3.
• tăng nhẹ & thoáng qua:
+ thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn, nhất là sau khi điều trị kháng sinh
+ khi điều trị hồng cầu thiếu máu bằng các tinh chất gan.
• tăng cao & liên tục:
+ các bệnh giun sán
+ các trạng thái dị ứng: hen, chàm, mẫn ngứa, bệnh lý huyết thanh, hội chứng Loeffler
+ Leucemie tủy thể bạch cầu đa nhân ái toan, bệnh Hogdkin
+ bệnh chất tạo keo
+ sau thủ thuật cắt bỏ lách
+ sau chiếu tia X.
• giảm:
+ suy tủy bị tổn thương hoàn toàn
+ nhiễm khuẩn cấp tính, quá trình sinh mủ cấp tính
+ hội chứng Cushing, trạng thái sốc điều trị bằng Corticoide.
BASO: BASOPHIL = Đa nhân ái kiềm
• bt: O.5 - 1% ( 10 - 50/ mm3 ).
• đặc điểm: đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.
• tăng:
+ bệnh Leucmie mạn tính: càng tăng - tiên lượng càng tốt
+ bệnh tăng hồng cầu Vaquez
+ sau tiêm huyết thanh hay các chất albumin
+ trong vài trạng thái do thiếu máu tan máu, BC đa nhân ái kiềm tăng 2 - 3%.
• giảm:
+ tủy xương bị tổn thương hoàn toàn
+ dị ứng.
II>RBC = Red Blood Cell = hồng cầu.
• bt:
+ nam: 4.000.000 - 5.800.000/ mm3

+ nữ: 3.900.000 - 5.400.000/ mm3.
• đặc điểm: (wiki)
+ là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³).
+ có hình đĩa lõm hai mặt. Đời sống: 120 ngày.
+ có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa O2 từ phổi đến các
mô.
+ Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương, đa số hồng cầu bị hủy ở
lách.
+ Yếu tố chủ yếu điều hòa sản xuất hồng cầu: mức độ ôxy hóa của cơ thể. Khi giảm
lượng ôxy chuyên chở tới các mô cũng kích thích sự tạo hồng cầu.
+ khi cơ thể bị thiếu máu, tủy xương sẽ tăng sinh hồng cầu. Khi phần lớn tủy xương bị
hủy hoại (chẳng hạn do xạ trị ung thư), các phần tủy còn sót lại cũng sẽ tăng dưỡng để bù
đắp cho cán cân cung - cầu.
+ Vitamin B12 và axit folic là các chất dinh dưỡng hết sức cần thiết cho sự trưởng thành
của hồng cầu. Thiếu vitamin B12 và axit folic gây thiếu ADN hoặc tạo ra các ADN bất
thường, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của nhân và sự phân chia tế bào.
+ các tủy bào đi vào máu tuần hoàn dưới dạng hồng cầu bất thường với lớp màng mong
manh và thường có dạng trứng, to thay vì dạng đĩa lõm hai mặt: chúng vẫn thực hiện
được chức năng chở ôxy nhưng với hình dạng và lớp màng như vậy: đời sống 40 - 60
ngày.
• giá trị: trung bình 3,5 triệu - 4,5 triệu tế bào; < 3,5 triệu -> thiếu máu.
• tăng:
+ cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).
+ bệnh gây rối loạn tuần hoàn tim, phổi ( bệnh tim bẩm sinh, hẹp ĐM phổi, COPD ),
thiếu oxy
• giảm: thiếu máu, suy tuỷ, thấp khớp cấp, già, mang thai
III>HGB = Hb = Hemoglobin = huyết sắc tố.
• bt:
+ nam: 14 - 16 g/dl, trung bình 15 g/dl
+ nữ: 12,5 - 14,5 g/dl, trung bình 14 g/dl.

• đặc điểm:
+ là sự kết hợp của heme và globin.
+ chứa bốn đơn vị con, mỗi đơn vị kèm theo một nhóm heme. Mỗi nhóm heme chứa một
phân tử sắt - đảm nhiệm cho việc gắn kết với oxy.
+ Nồng độ hemoglobin trong bào tương của hồng cầu có thể lên đến 34 g/dL tế bào. Đó
là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu.
+ Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức
tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm
đáng kể, có thể làm thể tích hồng cầu giảm theo.
+ đo trọng lượng sắc tố của hồng cầu.
• giá trị: chẩn đoán thiếu máu
+ Nam Hb < 13 g/dl
+ Nữ Hb < 12 g/dl
+ Phụ nữ mang thai & người già Hb < 11 g/dl.
• liên quan truyền máu (Viện Huyết học TW):
+ Trên 10 g/dl: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
+ Từ 8-10 g/dl: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
+ Từ 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu.
+ Dưới 6 g/l: cần truyền máu cấp cứu.
-> < 7g: cần truyền máu/ XHTH.
IV>HCT = Hematocrit = dung tích hồng cầu.
• bt: trung bình 40%
+ nam: 42%
+ nữ: 38%.
• đặc điểm:
+ là tỉ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu & máu toàn phần.
+ đo thể tích của hồng cầu
+ trong một số trường hợp do truyền dịch Hct giảm. Vì vậy, theo trình tự lưu tâm: Hb (vì
không tùy thuộc: thể tích nước cơ thể <-> mức độ thiếu nước của BN -> Hct -> RBC.
+ HCT/3 = HGB.

+ có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất
huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được
huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố
thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất.
+ cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 25% hoặc ở mức 30% ở những bệnh nhân mắc
bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu.
• giá trị:
+ > 55%: nguy cơ tai biến mạch máu não (stroke)
+ giảm: là cơ sở quyết định truyền máu:
< 20% (25%) đối với người trưởng thành
< 30% (28%) đối với người già.
• tăng: ứ nước trong tế bào, bệnh tăng hồng cầu, shock
• giảm: thiếu máu, xuất huyết cấp
V>MCV = Mean corpuscular volume = thể tích trung bình một hồng cầu
• bt: 80 - 100 fl ( fl : femtolit, 1 fl = 10 (mũ)-15 lit ).
• công thức:
MCV = HCT/ RBC x 10
• giá trị:
< 80: nhỏ
> 100: to
> 140: khổng lồ.
VI>MCH = Mean corpuscular hemoglobin = số lượng hemoglobin trung bình
trong một hồng cầu
• bt: 27 - 32 pg ( pg: picogram, 1 pg = 10 (mũ)-12 gram ).
• công thức:
MCH = HGB/ RBC
• giá trị:
< 27: nhược sắc
> 32: ưu sắc.
VII>MCHC = Mean corpuscular hemoglobin concentration = nồng độ

hemoglobin trung bình trong một hồng cầu.
• bt: 32 - 36 g/dL.
• công thức:
MCHC = HGB / HCT x 100
• giá trị:
< 32: giảm sắc
32 - 36: đẳng sắc
> 36: tăng sắc.
TÓM LẠI
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng hợp huyết sắc tố
gây loạn sản hồng cầu.
- Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất tái tạo hồng cầu.
- Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi phục là do bất
thường ở tủy xương. Nếu thiếu máu có hồi phục có thể do mất máu chảy máu ở ngoại vi.
VIII>RDW = Red (cell) Distribution width = phân bố hình thái kích thước
hồng cầu (khoảng phân bố hồng cầu).
• bt: 12 - 15%.
• đặc điểm:
+ đo độ thay đổi của kích thước và hình dạng hồng cầu -> giá trị càng cao kích thước của
hồng cầu thay đổi càng nhiều.
+ là tỷ lệ % độ lệch (SD) so với kích thước trung bình của hồng cầu.
• ý nghĩa: (botruong)
-> Chỉ số này càng lớn thể hiện rằng các hồng cầu có kích thước chênh nhau càng lớn
gián tiếp cho thấy có cả hồng cầu non và hồng cầu trưởng thành ở máu ngoại vi hoặc có
thể toàn hồng cầu trưởng thành nhưng kích thước lại to nhỏ khác nhau (các loại thiếu
máu hồng cầu to, nhỏ).
• giá trị: dựa vào 2 chỉ số RDW (khoảng phân bố HC) & MCV (thể tích TB 1 HC) để
phân biệt giữa:
+ Thiếu máu thiếu sắt, Thiếu máu do thiếu acid folic, Thiếu máu bất sản tuỷ. (khi LS
hướng đến những bệnh này)

-> Nhìn vào RDW. Nếu > 15% do TMTS hoặc do TM thiếu acid folic. Xem tiếp MCV:
nếu MCV < 80 -> TMTS, > 100 -> TM thiếu acid folic.
-> RDW bình thường (12 - 15%) & MCV > 100: TM bất sản tuỷ.
* Một chút phân biệt:
Bất sản là hiện tượng không hình thành đầy đủ một cơ quan. Giảm sản là cơ quan đã hình
thành nhưng chỉ có hình dạng và cấu trúc tương tự nhưng không hoàn chỉnh. TM bất sản
tuỷ là trường hợp tuỷ xương mất khả năng sản sinh các tế bào máu, nguyên nhân thường
do bệnh tự miễn (không rõ NN). TM giảm sản tuỷ là trường hợp TM đẳng sắc đẳng bào,
gặp trong Suy thận mạn.
+ β Thalassemia, Bệnh về gan, Thiếu máu do tan máu miễn dịch & Bệnh suy tủy xương.
(khi LS hướng đến những bệnh này)
-> Nhìn vào RDW. Nếu giá trị bình thường & MCV > 100: bệnh suy tủy xương.
-> RDW > 15% : có thể TM do tan máu MD, bệnh về gan hoặc β Thalassemia. Xem
MCV: nếu MCV < 80 -> β Thalassemia (dù RDW cao hoặc bình thường), nếu MCV >
100 -> TM do tan máu MD, nếu MCV bình thường (80 - 100) -> bệnh về gan.
RET % = % Reticulocyte = HC lưới = HC mạng.
• bt: 0,2 - 2%.
• đặc điểm:
+ HC lưới (HCL): là HC trẻ vừa trưởng thành từ Nguyên HC ái toan trong quá trình sinh
HC, là dạng chuyển tiếp giữa HC non trong tủy xương & HC trưởng thành ở ngoại vi.
Hồng cầu lưới là giai đoạn biệt hóa và trưởng thành cuối cùng của hồng cầu trong tủy
xương trước khi vào dòng máu tuần hoàn.
+ Nguyên bào hồng cầu tích luỹ dần hemoglobin cho đến khi đủ để thành HCL, HCL mất
nhân ( mạng lưới các cấu trúc ưa kiềm ) và đi vào máu thành hồng cầu.
+ Tên gọi hồng cầu lưới là do khi được nhuộm (bằng một số phương pháp nhất định) và
quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy một cấu trúc dạng lưới trong bào tương của loại
tế bào này.
+ đời sống: 24 - 48 giờ.
+ xác định tỉ lệ % HC lưới ( % reticulocyte ) cho phép đánh giá trạng thái & khả năng
sinh HC của tủy xương -> phản ảnh mức độ sản xuất hồng cầu mau hay chậm, cho biết

tủy xương đã đáp ứng ra sao trước sự thiếu máu.
+ Nếu reticulocyte count ( tính ra từ % reticulocyte ) thấp, sẽ cho ta thấy tủy xương bệnh,
không sản xuất đủ các hồng cầu; ngược lại, khi trị số này cao, ta biết đang có sự thất thoát
hồng cầu quá mức (như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục ), hoặc
đang có hiện tượng tan huyết, hủy hoại hồng cầu bất thường trong cơ thể (vì truyền sai
máu, vì dùng thuốc ).
• tăng: Hồng cầu lưới tăng cả về số lượng lẫn tỷ lệ phần trăm khi có sự tăng sản xuất
hồng cầu chẳng hạn trong hội chứng thiếu máu huyết tán hay trong bệnh thiếu máu hồng
cầu hình liềm.
• giảm: suy tuỷ, hóa trị liệu, thiếu máu ác tính
IX>PLT = platelet = Tiểu cầu.
• bt: 150.000 - 400.000/ cm3.
• đặc điểm:
+ Tiểu cầu có đời sống 8-12 ngày. Đổi mới sau 4 ngày.
+ là những mảnh vỡ hình đĩa mỏng, không nhân, từ tế bào chất của những tế bào
megakaryocyte được tìm thấy trong tủy xương.
+ Bình thường tiểu cầu trôi tự do theo dòng máu. Khi mạch máu bị đứt, những sợi
colagen ở dưới lớp biểu mô bị bộc lộ và tiểu cầu sẽ kết dính tụ lại chỗ mạch đứt (do thành
mạch mất điện âm không đẩy tiểu cầu nữa). Tiếp đó, những tiểu cầu đang lưu thông sẽ
đến kết tụ vào đó và kéo theo sự kết tụ của lớp tiểu cầu thứ 3, thứ 4 cho đến khi hình
thành nút tiểu cầu (còn gọi đinh cầm máu Hayem) bịt kín chỗ tổn thương.
+ Suy giảm tiểu cầu về mặt số lượng hoặc chất lượng sẽ gây ra bệnh sinh chảy máu.
• giá trị:
+ TC < 100.000: hay có xuất huyết
+ TC < 20.000: xuất huyết nặng -> tử vong.
+ > 500.000/ mm3: tăng.
• tăng:
+ hội chứng tăng sinh tủy, thiếu máu thiếu sắt, sau cắt lách, tăng do phản ứng sau một số
bệnh lý: ung thư di căn tủy xương, u thận, u gan…
+ Tăng tiểu cầu giả tạo: do máy đếm nhầm thành TC bởi:

- mảnh hồng cầu vỡ hoặc hồng cầu kích thước quá nhỏ (MCV < 65 fl).
- mẫu máu lẫn bụi bẩn.
- máy nối đất không tốt gây hiện tượng nhiễu nên các xung điện nhỏ sẽ được máy ghi
nhận là các tiểu cầu.
• giảm:
+ giảm sản xuất (suy tủy xương, bệnh máu ác tính lấn át, ung thư di căn tủy xương, xuất
huyết giảm tiểu cầu miễn dịch/ITP), tăng tiêu thụ (xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông
máu tiêu thụ).
+ Đa số các trường hợp tăng sử dụng tiểu cầu dẫn đến hoạt hóa tiểu cầu, một số có liên
quan đến huyết tắt. Với nhiệm vụ tạo ra vón cục máu (Clot), TC tích tụ phía trên mảng
thành một khối cứng bao quanh vành động mạch, gây ra chứng huyết khối (Thrombus),
huyết khối tích tụ lâu ngày sẽ dày làm bít đường kính của động mạch và làm tắt nghẽn
hoàn toàn. Bao gồm:
. thiếu máu giảm tiểu cầu do hủy tiểu cầu/TTP
. hội chứng tán huyết - tăng urê huyết/HUS
. tiểu hemoglobin cực điểm về đêm/PNH
. đông máu nội mạch lan tỏa/DIC
. giảm tiểu cầu do heparin/HIT.
+ Giảm tiểu cầu giả tạo có thể gặp do:
- tiểu cầu tăng kết dính: lấy máu quá lâu làm hoạt hóa tiểu cầu, lấy mẫu vào ống thủy tinh
làm tiểu cầu kết dính do thành ống làm hoạt hóa và kết dính tiểu cầu.
- tiểu cầu tập trung xung quanh bạch cầu…
X>MPV = Mean platelet volume = Thể tích trung bình tiểu cầu.
* bt: 5-8 fl.
XI>PCT = Plateletcrit = Thể tích khối tiểu cầu.
* bt: 1,6 - 3,6%.
XII>PDW = Platelet distribution width = Dải phân bố kích thước TC.
Con người có 4 nhóm máu : O, A, B, AB . Nhưng trước đây ta mới biết về hai ý nghĩa của nó là:
1. Để truyền máu khi cần. Cụ thể là: Nhóm máu O có thể truyền cho cả 4 nhóm ( nghèo mà vị tha nhất )
nhưng lại chỉ nhận được nhóm của mình là O. Ngược lại AB có thể nhận được cả 4 nhóm (giàu mà vị kỷ

nhất) nhưng chỉ truyền được cho nhóm của mình là AB. Còn 2 nhóm A, B thì vừa phải, nghĩa là nhận 2 và
cho cũng 2, cụ thể là nhóm A nhận được A và O nhưng cũng cho được A và AB. Nhóm B nhận được B và
O, cũng cho được B và AB.
2. Để phục vụ cho ngành pháp y trong vấn đề xác định, loại trừ tội phạm , hiện khoa học đã tiến xa hơn
bằng cách xác định bằng DNA (Deoxyribo Nucleic Acid). Nhưng gần đây các nhà khoa học Mỹ, qua
những công trình nghiên cứu tỉ mỉ và rộng rãi đã cho biết thêm 2 ý nghĩa mới:
+ Biết được nhóm máu của mình để điều chỉnh cách sống sao cho tốt nhất.
+ Để phòng và chữa nhiều nhóm bệnh một cách hiệu quả nhất. Một công trình nghiên cứu trên 20.635
người gồm 15.255 nữ và 5.380 nam đủ mọi lứa tuổi đã cho tỷ lệ nhóm máu sau:
Nhóm máu
O 44.42%
A 34.83%
B 13.61%
AB 7.14%
Qua phân tích từng nhóm người có cùng nhóm máu, người ta có thể biết sơ bộ về cá tính con người:
- Nhóm O: Mạnh mẽ, tự tin, thẳng thắn, quyết đoán, vững vàng, nhẫn nại, có óc chiến lược, óc thực tiễn và
logic, thích làm lãnh đạo, có tính hướng ngoại.
- Nhóm A: Có xu thế hướng nội, nhạy cảm, mãnh liệt, ưa toàn thiện, thích sáng tạo, hoài cổ, tính tình bảo
thủ.
- Nhóm B: Có tính độc lập trong suy nghĩ, linh hoạt, có óc tổ chức, dễ cảm thông với mọi người nhưng dễ
tự phát, tự cao, tự mãn.
- Nhóm AB: Thụ động, vị kỷ, thích riêng biệt, xa cách mọi người, yên tỉnh, sâu kín, trung gian giữa hướng
ngoại và nội, cũng nhạy cảm và có trực giác tốt nhưng phản ứng chậm .
Ngoài ra thông qua nhóm máu, cũng có thể biết sơ bộ về khả năng mắc bệnh, ví dụ các loại bệnh ung thư:
- Nhóm O: Ít có nguy cơ, tỷ lệ mắc và tử vong thấp, biến chứng chậm.
- Nhóm A: Ngược với nhóm O.
- Nhóm B: Gần giống nhóm O, trừ khi có bệnh mang tính di truyền theo gia đình .
- Nhóm AB: Tương tự nhóm A, nghĩa là nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn .
Từ 2 đặc tính trên, người ta đưa ra một số khuyến cáo về cách sống như sau :
Những vấn đề cả 4 nhóm đều phải tránh :

Nghiện thuốc lá; chế độ ăn giảm ngọt, tăng chất đạm và rau quả tươi . Tránh dùng các gia vị gây kích thích
mạnh như tiêu, giấm, ớt Tránh 2 thái cực : ăn quá ít hay bỏ bữa vì gây thiếu tiết dịch vị, hoặc ngược lại -
ăn quá nhiều . Với người béo phì cần tập thể dục nhiều, ăn bớt đường, mỡ, chất bột; sinh hoạt điều độ, tham
gia các thú vui thích hợp với tuổi tác, giới tính và hoàn cảnh sống.
Ngoài ra cần lưu ý thêm cho từng nhóm máu cụ thể như sau :
- Nhóm O : Làm việc theo chương trình đã vạch ra cho từng năm, tháng, ngày, tránh bốc đồng, tuỳ hứng .
Muốn thay nếp sống cũng nên từ từ để thích nghi dần . Có thể ăn nhiều món nhưng cần nhai chậm, không
nuốt vội . Nên hạn chế dùng ngũ cốc, bơ, sữa, phô mai, cà phê, trà đen và một số quả có vị chua như cam,
chanh, quýt, dâu
- Nhóm A : Sinh hoạt ổn định, coi trọng lao động sáng tạo, cần nơi yên tỉnh, ít ánh sáng chói, rèn luyện
trong trạng thái tĩnh nhiều hơn động, vận động nhẹ nhàng, chậm chạp, ngủ 8 tiếng trở lên mỗi ngày và
không thức quá 11 giờ đêm . Khi ăn cố nhai nhanh vì lượng acid trong dạ dày thường ít, đầu ngày ăn nhiều
chất đạm hơn cuối ngày, nên ăn thành nhiều bữa ( 6 bữa hơn là 3 bữa mỗi ngày vì mỗi lần thường ăn ít ),
tránh bỏ bữa.
- Nhóm B : Coi trọng hoạt động thị giác, sáng tạo, sống giản dị và sắp xếp theo ý mình . Ngủ như nhóm A,
cần tham gia công tác xã hội và sinh hoạt cộng đồng nhiều hơn . Ăn nhiều bữa như nhóm A, tạo không khí
để ăn ngon, chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng . Hạn chế các món ăn hải sản, kem, phô mai nhưng
vẫn có thể dùng bơ, sữa.
- Nhóm AB : Nên sống gần với tự nhiên hơn, tránh lo nghĩ đến những điều mà mình không giải quyết được
. Làm việc theo chương trình như nhóm O và tăng cường hoạt động xã hội như nhóm B . Tạo những hứng
thú riêng để tự thưởng thức.
Biết thêm 2 tiểu nhóm:
Nhờ những tiến bộ về khoa học, người ta mới phát hiện thêm trong mỗi nhóm máu có 2 tiểu nhóm được gọi
là : Xuất tiết (Secretor) và Không xuất tiết (Non-secretor), ví dụ trong loại xuất tiết thì chỉ cần xét nghiệm
nước bọt cũng có thể xác định được nhóm máu, vì các kháng nguyên của nhóm máu đó tiết qua các dịch
của cơ thể như nước bọt, chất nhầy và cả tinh dịch . Còn loại không xuất tiết đòi hỏi phải tiến hành xét
nghiệm máu trực tiếp. Nói chung các loại xuất tiết có khả năng giúp cơ thể chống bệnh cao hơn và thích
nghi dễ hơn với hoàn cảnh so với loại không xuất tiết . Trong 2 tiểu nhóm này, mặc dù cùng thuộc một
nhóm máu nhưng cũng có vài khác biệt trong việc lựa chọn thức ăn.
Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể tham khảo một vài thông tin y học mới có liên quan đến nhóm máu mà

2 tác giả Mỹ là BS. Peter J. Dedamo và Catherline Whitney đã công bố tháng 9/2000 trong cuốn sách dày
383 trang, với nhan đề : Live Right 4 for your type, xin tạm dịch : Sống khỏe theo 4 nhóm máu của bạn .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×