Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những thuật ngữ trong thông tin khí tượng thuỷ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.24 KB, 6 trang )

Phần II
Những thuật ngữ trong thông tin Khí tượng - Thuỷ Văn

A/ Thuật ngữ về khí tượng:
1. Thuật ngữ về hiện tượng thời tiết trong các bản tin hạn ngắn:
Các hiện tượng thời tiết thường gặp là: Tình trạng mây, giáng thuỷ, gió, nhiệt
độ Dưới đây là một số thuật ngữ cơ bản nhất.

1.1.Thuật ngữ về mây:
Mây được chia ra làm 3 tầng:
+ Mây dưới từ độ cao 2.500m trở xuống:
+ Mây tầng Trung (mây giữa) từ 2.500 - 6.000m.
+ Mây tầng cao từ độ cao trên 6.000m trở lên.
* Lượng mây ước lượng được chia ra thành 10 phần bầu trời.
+Trời quang: Quá 6 giờ liên tục trời không có mây, những giờ trước
hoặc sau đó lượng mây trên bầu trời không quá 5/10.
+ Ít mây: Mây dưới không quá 5/10 bầu trời, không kể mây trên mây giữa.
+ Mây thay đổi: Mây biển đổi từ 4/10 đến 8/10.
+ Nhiều mây: Nói chung thường xuyên quá 5/10 bầu trời.
+ Đầy mây: Thường xuyên 8 - 10/10 đôi khi giảm xuống 5/10.
+ Trời u ám:Thường xuyên 10/10 đôi khi xuống 7/10.

1.2. Thuật ngữ về mưa:
a/ Lượng mưa:( mm/12 giờ).

Mưa nhỏ lượng không đáng kể
00≤RR≤0.5
Mưa nhỏ
Mưa
Mưa vừa
Mưa to


Mưa rất to
Mưa đặc biệt to
0.5≤RR≤3
3≤RR≤8
8≤RR≤25
25≤RR≤50
50≤RR≤100
>100

Mưa rào nhẹ và dông (hoặc mưa rào nhẹ và
có thể có dông)
0.0≤RR≤3

Mưa rào; Mưa rào và dông; Mưa và dông
hoặc mưa dông
3≤RR≤25

* Khi xét thấy RR>25 mm thì ngoài thuật ngữ mưa rào, mưa dông có
kèm thuật ngữ lượng mưa (mưa vừa, mưa to , thông thường dùng: Mưa vừa -
mưa to và dông hoặc mưa to và dông).

b/ Diện mưa:
+ Một vài nơi: Hiện tượng xảy ra không quá 1/3 số trạm đo.
+ Rải rác: Hiện tượng xảy ra từ 1/3 đến 2/3 số trạm đo.
+ Nhiều nơi: Hiện tượng xảy ra trên 2/3 số trạm đo.

3/ Thuật ngữ về nhiệt độ:
Mục này giải thích về tình trạng nắng nóng hoặc mức độ rét trên phạm vi
rộng trên lãnh thổ bị khống chế của áp thấp nóng hay lưỡi cao lạnh:


a/ Của áp thấp nóng:
- Trời nắng nóng: Khi nhiệt độ cao nhất từ 35 đến < 37
0
C.
- Nắng nóng gây gắt: Khi nhiệt độ cao nhất từ 37 đến < 39
0
C.
- Nắng nóng đặc biệt gay gắt: Khi nhiệt độ cao nhất lớn hơn hoặc bằng
39
0
C.

b/ Của không khí lạnh:
- Trời trở lạnh: Khi nhiệt độ trung bình ngày giảm xuống còn 20 - 21
0
C.
- Trời trở rét: Khi nhiệt độ trung bình ngày giảm xuống < 20
0
C.
- Trời rét đậm: Khi nhiệt độ trung bình ngày giảm xuống < 15
0
C.

4/ Thuật ngữ về xoáy thuận nhiệt đới:
- Tâm xoáy thuận nhiệt đới: Là nơi có trị số khí áp thấp nhất trong xoáy
thuận nhiệt đới, kéo theo sự hội tụ gió từ xung quanh thổi vào.
- Sức gió: Là tốc độ gió trung bình trong thời đoạn 2 phút quan trắc tính
bằng cáp Bô pho.
- Sức gió mạnh nhất: Trong xoáy thuận nhiệt đới là tốc độ gió trung bình
lớn nhất trong XTNĐ (thường gần ở trung tâm).

- Gió giật: Là tốc độ gió tăng lên tức thời (lớn hơn sức gió mạnh nhất
được xác định trong khoảng 2 giây).
- ATNĐ: Là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến
cấp 7 (tức là từ 39 - 61 km/h) và có thể có gió giật.
- Bão: Là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên
(tức là từ 62 km/h trở lên) và có thể có gió giật.

* Bão được phân thành các loại sau:
+ Bão thường: Là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 đến
cấp 9 ( tức là từ 62 - 88 km/h và có thể có gió giật).
+ Bão mạnh: Là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến
cấp 11 (tức là từ 89 - 117 km/h và có thể có gió giật).
+ Bão rất mạnh: Là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 12
trở lên (tức là từ 118 km/h trở lên và có thể có gió giật).
+ Bão đổ bộ: Là khi tâm bão đã đổ bộ vào đất liền.
+ Bão tan: Là khi tâm bão đã suy yếu thành vùng thấp, sức gió mạnh nhất
dưới cấp 6 (dưới 39km/h).
+ Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão hoặc ATNĐ là vùng có sức gió
mạnh từ cấp 6 trở lên do cơn bão hoặc ATNĐ đó trực tiếp gây ra.

5. Thuật ngữ về hiện tượng thời tiết trong các bản tin hạn vừa:
5.1.Thuật ngữ về thời gian dự báo:
Bản tin dự báo hạn vừa (10 ngày), ra vào sáng các ngày 01, 11, 21 và
được chia ra làm 03 thời kỳ:
+ Thời kỳ đầu: Từ ngày 1 đến ngày 3.
+ Thời kỳ giữa: Từ ngày 4 đến ngày 7.
+ Thời kỳ cuối: Từ ngày 8 đến ngày 10.

* Nửa đầu tuần: Từ ngày 1- 5.
* Nửa cuối tuần: từ ngày 6 - 10.

Bản tin dự báo hạn vừa (tháng), ra vào sáng các ngày 01 hàng tháng và
được chia ra làm 03 thời kỳ:
+ Thời kỳ đầu: Từ ngày 1 đến ngày 10.
+ Thời kỳ giữa: Từ ngày 11 đến ngày 20.
+ Thời kỳ cuối: Từ ngày 21 đến ngày 31.
* Nửa đầu tháng: Từ ngày 1 -15.
* Nửa cuối tháng: Từ ngày 16 - 30 (31).

5.2.Thuật ngữ về mây trong thời gian dự báo:
+ Trời quang: Trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 2/3 thời gian dự báo
lượng mây dưới trên bầu trời không quá 3/10.
+ Ít mây: Trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 2/3 thời gian dự báo lượng
mây dưới không quá 5/10 bầu trời, không kể mây trên mây giữa.
+ Mây thay đổi: Trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 2/3 thời gian dự báo
lượng mây biển đổi từ 0 - 10/10 bầu trời.
+ Nhiều mây: Trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 2/3 thời gian dự báo
lượng. Nói chung thường xuyên từ 5/10 đến10/10 bầu trời.
+ Đầy mây: Trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 2/3 thời gian dự báo lượng
mây 10/10 bầu trời.

5.3. Thuật ngữ về mưa:
a/ Lượng mưa:( mm/24 giờ).

Không mưa (Mưa nhỏ lượng không đáng kể)
RR≤0.5
Mưa nhỏ
Mưa
Mưa vừa
Mưa to
Mưa rất to

Mưa đặc biệt to
RR≤10
10≤RR≤25
25≤RR≤50
50≤RR≤100
RR≥100

Mưa rào nhẹ và dông (hoặc mưa rào nhẹ và có
thể có dông)
RR (10 Thời gian không quá 1 giờ)

Mưa rào; Mưa rào và dông; Mưa và dông hoặc
mưa dông
RR≥10


b/ Diện mưa:
+ Một vài nơi: Hiện tượng xảy ra (1/3 số trạm đo trong khu vực dự báo).
+ Rải rác: Hiện tượng xảy ra từ1/3 đến 2/3 số trạm đo trong khu vực dự
báo.
+ Nhiều nơi: Hiện tượng xảy ra trên 2/3 số trạm đo trong khu vực dự báo.

5.4. Thuật ngữ về hiện tượng khí tượng nguy hiểm ảnh hưởng đến
đời sống sản xuất
- Mưa to, mưa rất to: Mưa từ cấp mưa to trở lên trong phạm vi lớn hơn
hoặc bằng 1/3 số trạm đo của dự báo.
- Gió mạnh: Sức gió từ cấp 6 trở lên.
- Gió mùa đông bắc: Sức gió cấp 3 - cấp 4 đến cấp 5 và giật cấp 6 trên
đất liền, giật trên cấp 7 ở ngoài khơi, trời rét, lạnh.
- Trời rất nóng: Nhiệt đô cao nhất (36

0
C và xảy ra 2/3 số trạm đo trong
khu vực dự báo).
- Gió Tây nam nóng: Nhiệt độ cao nhất (36
0
C, độ ẩm: 45%)

6. Thuật ngữ dùng trong các bản tin hạn dài (Tháng, mùa, vụ):
Công tác dự báo hạn dài hiện nay ở nước ta và những nước đang phát
triển trên thế giới, mức độ chính xác vẫn còn là vấn đề nan giải. Trong bản tin dự
báo danh từ được dùng và có thể tin cậy được là những xu thế của các yếu tố
như: Nhiệt độ, bốc hơi Những danh từ thường dùng là trên trung bình (TTB),
xấp xỉ trung bình (XXTB); riêng yếu tố mưa được hiểu như sau:
- Trên trung bình: Giá trị > 120% trung bình nhiều năm trở lên.
- Dưới trung bình: Giá trị < 80% trung bình nhiều năm trở lên.
- Xấp xỉ trung bình: Giá trị từ 80% đến120% trung bình nhiều năm.

B/ Thuật ngữ về thuỷ văn:
- Dự báo lũ, là sự tính toán trước có cơ sở khoa học các trạng thái tương
lai cả tình hình lũ sau một thời gian nhất định, với độ chính xác nhất định.
- Cảnh báo lũ: Là thông báo lũ khẩn cấp về tình hình lũ được coi là nguy
hiểm có thể xảy ra, với độ chính xác thấp hơn dự báo.
- Xu thế mực nước: Là diễn biến mực nước có khả năng xảy ra trong thời
gian dự kiến nhất định.
- Lũ lên hoặc xuống nhanh: Là lũ lên hoặc xuống có cường suất vượt quá
cường suất lũ lên hoặc xuống trung bình nhiều năm (TBNN) tại Trạm đang xét.
- Dao động nhỏ: Mực nước trong thời gian dự kiến có lên và xuống như
một đợt lũ nhưng biên độ nhỏ hơn 0,5m.
- Ít biến đổi hoặc ít thay đổi: Mực nước có lên và xuống nhưng trong thời
gian dự kiến nhỏ hơn 0,3m.

- Lũ nhỏ: Biên độ mực nước có lên và lên trong thời gian dự kiến từ 1,0m
đến dưới mức báo động I.
- Xấp xỉ ở mức hoặc tương đương: Trị số dự báo khi sai số thực tế nằm
trong phạm vi 50% sai số cho phép.
-Trên mức: trị số dự báo khi sai số dự báo nằm trong phạm vi từ 0 đến
cộng sai số cho phép.
- Dưới mức: trị số dự báo, khi sai số dự báo nằm trong phạm vi đến trừ
sai số cho phép.
- Mức báo động:Tình hình lũ lụt hình như năm nào cũng xảy ra, tuy mức
độ khác nhau, có năm nghiêm trọng, có năm bình thường. Khi nước trong sông
dâng cao uy hiếp đến sự an toàn của các công trình trên sông, tính mạng và tài
sản không những các vùng ven sông mà phạm vi ảnh hưởng có thể rộng hơn.
Vì lẽ đó việc quy hoạch những công trình triển khai đáp ứng cho yêu cầu công
tác chuẩn bị và chỉ huy phòng chống lũ là nội dung của từng bước báo động.

Có thể khái quát mức báo động là quy định mức nguy hiểm là do tình
hình mưa lũ gây ra trên từng sông, đối với các đối tượng cần bảo vệ (tính mạng
tài sản, công trình ). Vì vậy, cần phải có những biện pháp thích ứng để giảm
mức thấp nhất những thiệt hại do lũ có thể gây ra. Để xác định mực nước đặc
trưng cho các cấp báo động khác nhau, cần căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Nếu cường suất lũ lớn, đỉnh lũ thường xuất hiện về đêm, nếu mức nước
báo động quy định cao, hoặc chênh lệch giữa mức nước báo dộng nhỏ, có thể
sẽ dẫn đến chuẩn bị triển khai không kịp.

- Nếu triển khai khối lượng công việc nhiều, việc chuẩn bị khó khăn, càng
nhiều thời gian, mực nước báo động cần quy định thấp chút ít, chênh lệch các
mức cần tăng lên chút ít.
- Có trường hợp đoạn đê nào đó vốn là suy yếu, nhưng sau nhờ gia cố độ
an toàn được tăng lên đáng kể, không còn là xung yếu nữa, mức báo động cần
nâng cao hơn so với trước.

- Đối với vùng ngập úng xác định mức báo động cần lưu ý quan hệ mức
úng và cây trồng trong từng vùng.

C/ Thuật ngữ về hải văn:
* Sóng gió có mối liên quan rất chặt chẽ. Căn cứ vào cấp gió để xác định
trạng thái mặt biển để tóm tắt theo bảng sau đây:

Bảng cấp gió Bo Pho (Ước lượng)

Cấp
gió
Tên cấp
gió
Tốc độ
tương
đương
Tác dụng của
gió
Độ cao
sóng
thông
thường
Trạng thái
0 Lặng gió 0 - 0.2 Lặng - Biển tốt
1
Gần như
lặng
0.3 - 1.5
Thuyền nhỏ thấy
rung động

0.1 Biển tốt
2
Gió rất
nhẹ
1.6 - 3.3
Thuyền đánh cá
có buồm nhờ gió
mỗi giờ đi được
2-3Km
0.2 Biển tốt
3
Gió khá
nhẹ
3.4 - 5.4
Thuyền đánh cá
bị lay động nhờ
gió mỗi giờ đi
được 5-6Km
0.6 Biển tốt
4 Gió nhẹ 5.5 - 7.9
Gió thổi căng
buồm có thể làm
thân thuyền
nghiêng về một
phía
1.0
Biển hơi
động
5 Gió vừa 8.0 - 10.7
Thuyền đánh cá

có thể cuốn buồm
2.0
Biển động
nhẹ
6
Gió hơi
mạnh
10.8 - 13.8
Thuyền đánh cá
chú ý nguy hiểm
3.0 Biển động
7 Gió mạnh 13.9 - 17.1
Thuyền không rời
bến hoặc tìm nơi
neo đậu
4.0
Biển động
mạnh
8
Gió khá
mạnh
17.2 - 20.7
Tất cả các thuyền
phải về bến
5.5
Biển động
rất mạnh
9
Gió rất
mạnh

20.8 - 24.4 Tàu thuỷ khó đi 7.0
Biển động
dữ dội
10
Gió khá
dữ dội
24.5 - 28.4
Khá nguy hiểm
đối với tàu đang
trên đường đi
9.0
Biển động
dữ dội
11
Gió dữ
dội
28.5-32.6
Rất nguy hiểm
với tàu trên biển
11.5
Biển động
dữ dội
12
Gió rất
dữ dội
32.7-36.9
Sóng biển ngập
trời
14.0
Biển động

dữ dội

×