Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sử dụng đồ dùng trong dạy học mỹ thuật pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU PHÚ
***

TRONG GIẢNG DẠY
MỸ THUẬT
TRUNG HỌC CƠ SỞ


B×nh Long, ngµy 10 th¸ng 11 n¨m
2010
 Tác giả: Nguyễn Quốc Bảo.
 Chức vụ: Giáo viên Mỹ Thuật.
 Đơn vò: Trường THCS Bình Long.

SỬ
DỤN
G
ĐỒ
DÙN
G
DẠY
HỌC
Sáng kiến kinh nghiệm:
SKKN “sö dông §å dïng d¹y häc trong gi¶ng d¹y mü thuËt”
Nguyễn Quốc Bảo
1
Trường THCS Bình Long
A. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài:
Dạy Mĩ thuật trong trường trung học cơ sở không phải là đào tạo HS trở


thành hoạ sĩ mà là giúp các em biết cách cảm nhận cái đẹp của cuộc sống
, của những
tác
phẩm nghệ thuật và biết cách tự tạo ra cái đẹp cho bản thân mình, cho cuộc
sống.
Giáo dục thẩm mĩ chính là giáo dục cho HS biết cách vận dụng cái đẹp vào
trong học tập và cuộc sống, nhằm khơi dậy khiếu thẩm mĩ vốn có ở tuổi thơ. Từ đó
bồi dưỡng cho các em niềm say mê, hứng thú tìm cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật
tạo hình. Mĩ thuật còn giúp các em làm quen với các ngôn ngữ, phương tiện của tạo
hình như: Đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục Qua đó HS có thêm những kĩ
năng để vận dụng những kiến thức giúp các em học các môn học khác và trong
cuộc sống hằng ngày. Theo qui luật phát triển của tự nhiên thì một khi đời sống vật
chất của xã hội được nâng cao thì nhu cầu về mặt thẩm mỹ cũng phát triển, chính vì
thế trong chương trình giáo dục mới thì mục tiêu giáo dục đặt ra đó là phải làm sao
để học sinh biết cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp đã được đưa lên ngang hàng với các
mục tiêu khác.
Môn mĩ thuật lấy hoạt động thực hành phát triển năng lực cảm thụ, thông
qua đó nhằm phát huy khả năng tư duy, tính độc lập, sáng tạo giúp HS thực hành
được theo cách nhìn, cách nghĩ bằng cảm xúc riêng.
Hầu hết tất cả các HS đều thích học Mĩ thuật, tuy nhiên để khơi gợi cảm xúc
ban đầu của các em là một việc không dễ dàng, vì nếu không có cảm xúc, không có
sự hình dung về đề tài thì HS sẽ không thể thể hiện hết được tính sáng tạo của
mình cũng như sự nhận biết đầy đủ về các hình ảnh mà mình sẽ thể hiện.
Chính vì vậy mà thực tế đã đặt ra phải làm sao HS có được kiến thức, hình
ảnh một cách trực quan và sinh động nhất. Qua đó khơi gợi được cảm xúc về đề tài
cho HS. Và làm sao để HS có thể khai thác hết được các yếu tố thẩm mĩ của đối
tượng về bố cục (cách sắp xếp), hình thể (hình dáng, kích thước, tỉ lệ, đậm nhạt )
để HS cảm nhận và thể hiện theo khả năng và sở thích riêng.
Nguyễn Quốc Bảo
2

Trường THCS Bình Long
SKKN “sö dông §å dïng d¹y häc trong gi¶ng d¹y mü thuËt”
2. Mục đích - ý nghĩa:
- Để góp phần nâng cao chất lượng Dạy và học môn Mĩ thuật trong trường
Trung học cơ sở. Giúp các em HS phát huy tối đa tính sáng tạo của bản thân cũng
như khả năng cảm thụ thẩm mĩ của HS đối với các phân môn Mĩ thuật.
- Sử dụng ĐDDH một cách khoa học và hiệu quả trong dạy Mĩ thuật
- Giúp HS tiếp thu nội dung bài học một cách sinh động và đầy đủ qua đó
khơi gợi cảm hứng, tính sáng tạo trong HS
- Góp phần thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục đặt ra cho mỗi ngành học,
môn học.
3. Đối tượng - phạm vi:
* Đối tuợng: Học sinh khối 7, 8.
* Địa điểm: Trường THCS Bình Long.
* Thời gian: năm học 2009 – 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát.
- Quan sát, phân tích rồi tổng hợp.
- So sánh và đối chiếu.
Nguyn Quc Bo
3
Trng THCS Bỡnh Long
SKKN sử dụng Đồ dùng dạy học trong giảng dạy mỹ thuật
1. C s lớ lun:
B. Ni dung
Cha ụng ta cú cõu Trm nghe khụng bng mt thy. Vỡ vy cho dự GV cú
ging hay th no, mụ t i tng c th nh th no i chng na thỡ tt c HS
cng u khụng th hỡnh dung ra hon ton v i tng ú. Nh vy, HS cú th
hỡnh dung cha ỳng v i tng dn ti cú th hiu sai v i tng, hiu sai
kin thc.

M thut l mụn hc ca th giỏc, thụng qua th giỏc HS cú th nhỡn thy cỏi
p, cỏi cha p t ú cú th tip thu kin thc ca bi hc.
Hc m thut ch yu l hc bng DDH vỡ DDH chớnh l s hin din
ca kin thc: Cỏc khỏi nim, thut ng m thut c th hin mt cỏch rừ
rng

thụng qua DDH.
Vic s dng DDH mt cỏch cú h thng s giỳp HS tip thu kin thc mt
cỏch y v khoa hc. Qua ú HS bit tp trung vo ỳng ni dung cn th hin
v tớnh sỏng to ca HS i vi bi v s uc phỏt huy ti a. Vic s dng
DDH cũn giỳp HS cú nhiu la chn cho mỡnh khi th hin trờn mt ti c th.
Dy hc M thut l ngi GV truyn cm hng cho HS giỳp HS bit cm
th cỏi p thụng qua nhng hỡnh nh c th, sinh ng qua ú giỳp cỏc em bit
thi hn cho nhng bi v ca mỡnh cng nh l bit cm nhn cỏi p ca mt tỏc
phm mt cỏch chõn thc nht.
Vi tõm lớ la tui ca HS trung hc c s l kiu t duy trc quan sinh
ng, cỏc em quan sỏt, nhỡn, hc tp, bt chc Vỡ vy vic s dng DDH sộ
giỳp cỏc em hiu ngay v ni dung kin thc m khụng phi hỡnh dung hay tng
tng lch lc vi kin thc bi hc.
2. C s thc tin:
Trong nh trng, hu ht cỏc em HS u rt thớch hc mụn hc M thut.
Tuy nhiờn, s quan tõm n mụn hc ny cỏc bc ph huynh cũn nhiu hn ch,
nhiu em cũn thiu sỏch M thut, mu v, vit chỡ Cỏc bc ph huynh ch yu
yờu cu cỏc em chỳ trng vo nhng mụn nh Toỏn, Ting Anh, nờn nhiu khi
môn Mĩ thuật bị coi nhẹ. Chính vì vậy các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến
việc tiếp thu bài của các em.
Việc sử dụng ĐDDH thiếu thẩm mĩ, chưa hệ thống, chưa khoa học, không
phù hợp với từng phân môn, trong dạy học tiết có sử dụng đồ dùng tiết không sử
dụng nên làm HS tiếp nhận kiến thức không sâu và không khơi gợi được đề tài cho
HS qua đó HS sẽ không có hứng thú làm bài, tiết học sẽ không đạt hiệu quả.

Môn Mĩ thuật trung học cơ sở có 4 phân môn: phân môn Vẽ tranh, phân môn
Vẽ trang trí, phân môn Vẽ theo mẫu và phân môn Thường thức mĩ thuật. Với mỗi
một phân môn lại có những nét đặc trưng riêng biệt cho nên việc sử dụng ĐDDH
cũng phải linh hoạt theo từng phân môn và nội dung của từng bài học cụ thể.
Chính vì vậy mà thực tiễn đòi hỏi người GV làm sao phải tìm ra một phương
pháp sử dụng ĐDDH một cách hợp lí và hiệu quả với từng phân môn cụ thể trong
giảng dạy mĩ thuật.
3. Các giải pháp cụ thể:
3.1 Đảm bảo các nguyên tắc khi sử dung ĐDDH trong dạy Mĩ thuật
a. Tính chính xác:
ĐDDH dạy học phải đảm bảo phù hợp với nội dung bài dạy. Mang trong nó
kiến thức của bài dạy. Tránh đưa ĐDDH không đúng hoặc khó hiểu với nội dung
bài học sẽ làm HS hiểu sai kiến thức hoặc hiểu kiến thức một cách chung chung
không rõ ràng.
b. Tính hệ thống:
Quá trình dạy học được coi là một hệ thống, nó bao gồm nhiều thành tố và
các thành tố này có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau,
quyết định chất lượng của nhau Chính vì vậy khi sử dụng ĐDDH cần phải đưa ra
hợp lí, phù hợp với nội dung, hướng HS quan sát theo cấu trúc: từ đơn giản đến
phức tạp, từ bao quát đến chi tiết.
c. Tính thẩm mĩ:
Học Mĩ thuật là học về cái đẹp, học cách cảm thụ cái đẹp nên yếu tố đầu tiên phải
quan tâm đến đó là “Cái đẹp”. Chính vì vậy mà ĐDDH khi GV sử dụng phải đẹp và
mang tính thẩm mĩ, qua đó mới có thể khơi gợi cho HS sự sáng tạo và xúc cảm với
cái đẹp.
d. Tính cập nhât:
GV nên sử dụng ĐDDH mang hình ảnh của địa phương và những hình ảnh
mang tính thời sự như: lễ hội, môi trường , giao thông để qua đó HS nắm được
nội dung bài một cách đa dạng những vẫn gần gũi với mình.
e. Tính phù hợp:

ĐDDH nên phù hợp với trình độ của HS vì khi GV đưa ra những bức tranh
rất đẹp nhưng lại khó đối với HS khi cho HS quan sát các em sẽ rất thích nhưng các
em cũng sẽ nản lòng vì không vẽ được như vậy. Qua đó sẽ làm

mất hứng thú của
HS, vì vậy khi đưa ĐDDH GV nên tìm những bức tranh phù hợp với trình độ và sở
thích của HS mình.
3.2 Sưu tầm và làm ĐDDH tự tạo:
Mĩ thuật là môn học của “thị giác”. Thông qua “thị giác” sẽ giúp HS “tri
giác” được đối tượng một cách toàn vẹn nhất. Chính vì vậy trong tất cả các bài học
trong chương trình mĩ thuật đều phải cần đến các giáo cụ trực quan như: tranh, ảnh,
vật mẫu, máy chiếu và có khi là cả khung cảnh xung quanh các em (vẽ ngoài trời).
Do vậy việc sử dụng ĐDDH trong từng phân môn rất phong phú và đa dạng,
với mỗi một bài học để đạt hiệu quả cao thì người GV phải sử dụng rất nhiều tranh
ảnh và đồ dùng khác nhau. Việc sưu tầm và làm đồ dùng tự tạo sẽ làm phong phú
thêm kho đồ dùng của mỗi GV, qua đó tiết dạy sẽ trở nên trực quan và sinh động
hơn, gợi cho HS nhiều cảm xúc cũng như các lựa chọn nội dung thể hiện cho mình.
3.3 Ứng dụng phương tiện nghe nhìn, CNTT trong giảng dạy Mĩ thuật:
Việc sử dụng phương tiện sẽ giúp GV hướng HS tới kiến thức một cách sinh
động và toàn vẹn nhất. Thông qua những đoạn phim, ảnh chụp thực tế, âm thanh
sinh động sẽ giúp HS có thêm nhiều hào hứng trong học tập. Đảm bảo HS tri giác
được toàn vẹn về đối tượng. Ví dụ như các em HS ở nông thôn sẽ thấy được hình
ảnh những ngôi nhà cao tầng, đường phố, xe cộ đông đúc ở thành phố lớn hay
thấy được các hình ảnh lễ hội đang diễn ra sinh động với nhiều màu sắc Qua đó
HS sẽ thể hiện bài vẽ một cách trung thực thông qua cách nhìn của trẻ thơ.
3.4 Sử dụng ĐDDH trong từng phân môn cụ thể:
a. Phân môn Vẽ tranh
Với phân môn này GV chủ yếu là gợi mở nội dung đề tài cho HS. Vì vậy
ĐDDH chủ yếu mang tính giới thiệu về các hình ảnh, nội dung của chủ đề cần thể
hiện. Do đó GV sử dụng ĐDDH cần nhấn mạnh khai thác về chủ đề, tư tưởng cách

thể hiện các chủ đê khác nhau trong cùng một đề tài. Mối liên quan giữa hình ảnh
nhóm chính, nhóm phụm. Màu sắc đậm nhạt trên tổng thể bức tranh.
Khi sử dụng ĐDDH với phân môn này GV nên giới thiệu một số chủ đề trọng
tâm, tránh giới thiệu tràn lan nhiều chủ đề sẽ làm cho HS khó khăn trong việc lựa
chọn chủ đề cho mình. Nên hướng HS vào những chủ đề gần gũi với HS, địa
phương mình.
b. Phân môn Vẽ theo mẫu:
Ở phân môn này có 2 dạng chính:
+ Mẫu mô phỏng: Vẽ theo trí nhớ
+ Mẫu thực: Vẽ theo mẫu được bày sẵn trước mặt.
Do vậy việc sử dụng ĐDDH ở phân môn này rất quan trọng vì HS sẽ tìm hiểu
cấu trúc của mẫu, qua đó tìm ra hình dáng, đặc điểm và tỉ lệ của mẫu. Việc sử dụng
ĐDDH hướng HS quan sát từ tổng thể tới chi tiết bám sát vật mẫu khi thể hiện trên
bài vẽ của mình
.
Với khả năng của HS trung học cơ sở thì yêu cầu cần đạt của phân môn này là
vẽ hình cân đối với khuôn khổ giấy và vẽ được nét đặc trưng của vật mẫu, vẽ được 3
độ đậm nhạt chính.
c. Phân môn Vẽ trang trí:
Sử dụng ĐDDH khai thác triệt để về: hoạ tiết, cách sắp xếp mảng, màu sắc,
tính ứng dụng trong thực tế của chúng
Khai thác độ đậm nhạt của màu và nhấn mạnh kiến thức vẽ màu ở hoạ tiết
trọng tâm. Khai thác sự thay đổi của các mảng vì đây chính là sự cần thiết để sáng
tạo ra nhiều bài trang trí đẹp
Cho học sinh thấy được bài trang trí cần vẽ tỉ mỉ, cẩn thận và cân đối.
d. Phân môn Thường thức Mĩ thuật:
Đây là một phân môn môn người GV có thể phải sử dụng ĐDDH suôt cả tiết
học. ở phân môn này đòi hỏi phải khai thác triệt để ĐDDH để HS nhận ra cái đẹp,
cái hay của tác phẩm.
Nên sưu tầm nhiều ĐDDH phục vụ cho bài dạy ở phân môn này để HS có thể

so sánh và rút ra kết luận đúng cho bài học
Đây là phân môn mang tổng hoà kiến thức của các phân môn trên,vì vậy GV
phải khai thác hết về hình ảnh, bố cục, nội dung, màu sắc
4. Kết quả đạt được:
- Khảo sát trên toàn khối 7 bao gồm 7 lớp với tổng số 240 HS.
- Thời gian khảo sát là trong các tiết mĩ thuật ở học kì I năm học 2009 - 2010.
- Kết quả thu được như sau:
Kết quả
khảo sát
Hoàn thành sản phẩm tốt Hoàn thành sản phẩm
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Không sử dụng
ĐDDH
73
30,42%
167
69,58%
Có sử dụng
ĐDDH
173
72,1%
67
27,9%
C. Kết luận
“Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa
đựng những giá trị lớn về tư tưởng - thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung
động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức.”
Do vậy “cái đẹp” là một phạm trù rất đa dạng và rộng lớn, nó mang tính thời
sự, tính dân tộc và tính lịch sử. Chính vì vậy, dạy cho học sinh cảm nhận được “cái
đẹp” là một điều vô cùng khó khăn. Vì “cái đẹp” của các em là cái đẹp thông qua

con mắt của trẻ thơ, sự áp đặt của người lớn về “cái đẹp” đôi khi sẽ “giết chết” sự
sáng tạo hồn nhiên, ngây thơ trong các em.
Dạy học là khó, dạy nghệ thuật lại càng khó hơn, cần phải mang tính nghệ
thuật cao, dạy cho các em thấy được “cái đẹp” nhưng lại phải phù hợp với lứa tuổi
của các em. Phải thấy được “cái nhìn” của trẻ thơ trong mỗi bài làm

của các em.
Dạy học Mĩ thuật không nhằm đào tạo HS trở thành hoạ sĩ hay người làm nghề mĩ
thuật, mà cái chính là dạy cho các em “thẩm mĩ”, dạy cho các em nhận biết được
“cái đẹp” trong các tác phẩm nghệ thuật cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
Việc khơi gợi những cảm xúc, hứng thú cho các em vô cùng quan trọng
trong mỗi bài học. Nó chính là khởi nguồn cho sự sáng tạo và nó cũng là liều thuốc
kích thích giúp các em húng thú học tập và làm bài thực hành. Do vậy, sử dụng
ĐDDH đúng cách và hợp lí sẽ đóng vai trò quyết định sự thành công của tiết dạy
Mĩ thuật ở trường trung học cơ sở.
Kiến nghị đề xuất:
Với tầm quan trọng của ĐDDH trong môn Mĩ thuật. Rất mong các cấp quản
lí cung cấp, hỗ trợ đầy đủ ĐDDH giúp GV lên lớp hiệu quả và đạt chất lượng cao.
Bình Long, Ngày 10 tháng 11 năm 2011
Người viết sáng kiến
Nguyễn Quốc Bảo
Mục lục
A.Đặt vấn đề
Trang
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích - ý nghĩa
2
3. Đối tượng - phạm vi

2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
B. Nội dung
3
1. Cơ sở lí luận
3
2. Cơ sở thực tiễn
3
3. Các giải pháp cụ thể
4
3.1 Đảm bảo các nguyên tắc khi sử dung ĐDDH trong dạy Mĩ thuật
4
3.2 Sưu tầm và làm ĐDDH tự tạo:
5
3.3 Ứng dụng phương tiện nghe nhìn, CNTT trong giảng dạy Mĩ thuật
5
3.4 Sử dụng ĐDDH trong từng phân môn cụ thể
6
4. Kết quả đạt được
7
C. Kết luận
8
Tài liệu Tham khảo
1. Sách giáo viên 6,7,8,9 môn Mỹ Thuật.
2. Tài liệu từ các nguồn trên Internet
3. Đổi mới Phương pháp dạy học ở Trung học cơ sở - NXB Giáo dục.
4. Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật ở Trung học cơ sở ( Tài liệu đào tạo
Giáo viên) - NXB Giáo dục.
5. Tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT_Dự án phát triển Giáo viên năm 2007.

Các chữ viết tắt
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
ĐDDH: Đồ dùng dạy học
CNTT: Công nghệ thông tin

×