Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bảo vệ hạt lúa sáng chắc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.53 KB, 5 trang )


Bảo vệ hạt lúa sáng chắc



Giai đoạn cây lúa bước vào làm đòng chuẩn bị trỗ theo các nhà khoa
học là giai đoạn cực kỳ quan trọng, có tính quyết định rất lớn đến năng suất
lúa về sau. Giai đoạn này cây lúa thường không còn khả năng phục hồi nữa
nếu bị sâu bệnh tấn công, hoặc gặp điều kiện thời tiết bất lợi. Do vậy đòi hỏi
người nông dân cần phải hết sức chú ý bảo vệ đồng ruộng của mình.
Trong kỹ thuật bón phân đón đòng, PGS.TS. Mai Thành Phụng -
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia luôn nhắc nhở bà con khi bón phân đón
đòng cần tuân theo nguyên tắc "không ngày không số", chỉ bón phân khi nào
mã lúa chuyển qua màu vàng tranh, bón theo kiểu vá áo. Không được bón dư
đạm vào cuối vụ, mặc dù từ giai đoạn lúa làm đòng trở đi cây lúa rất cần
đạm và kali nhưng lượng đạm chỉ cần ít thôi. Nếu bón dư đạm thì sâu bệnh
nhiều, lá lốp đổ, lúa trỗ chậm, lép nhiều. Trong giai đoạn lúa làm đòng chỗ
nào lúa còn xanh nếu cứ một hạt phân rớt xuống đó như là một giọt thuốc
độc.

Mùa mưa là mùa rất thuận lợi cho nhiều loại nấm bệnh tấn công vào
bông hạt. Trong đó bệnh lem lép hạt rất thường xảy ra trên lúa nhất là trong
điều kiện hiện nay các trà lúa đang trỗ lại bị ảnh hưởng của cơn bão số 2.
Việc phun ngừa là biện pháp được nhiều bà con quan tâm. Ông Trần Hoàng
Minh - xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn (An Giang) từ một hộ nông gia nay
đã trở thành chủ nhiệm câu lạc bộ chuyên nhân giống lúa cung cấp cho bà
con nông dân bộc bạch kinh nghiệm "Lúa ở giai đoạn làm đòng thường dễ bị
các loài sâu bệnh tấn công và quan trọng nhất là các nấm gây hại trên hạt
thường xuất hiện trong điều kiện mưa bão. Cho nên cách tốt nhất là bón
phân theo bảng so màu lá, bón nặng đầu nhẹ cuối và phun ngừa kịp thời khi
thấy có dấu hiệu bệnh". Trong nhiều năm qua, ông Trần Hoàng Minh và


nhiều bà con chung quanh luôn sử dụng thuốc Tilt Super phun vào giai đoạn
lúa 40-45 (giai đoạn cực trọng) vừa giúp ngăn ngừa được bệnh vừa giúp cây
lúa thông thoáng, cứng chắc chống chịu với điều kiện bất lợi của môi
trường.

Theo các nhà chuyên môn thì thuốc Tilt Super không những giúp
phòng trừ được các loại nấm gây bệnh trên hạt mà còn bảo vệ hạt lúa sáng
chắc, do tác động phổ rộng. Có 3 thời điểm để phun thuốc Tilt Super đạt
hiệu quả:

+ Lần thứ nhất: Khi lúa có tim đèn (tức là thời điểm khoảng 35 - 40
ngày sau khi sạ) để phòng trị bệnh đốm vằn, vàng lá; giúp cây lúa tập trung
chất dinh dưỡng nuôi đòng, kéo dài tuổi thọ của bộ lá và hạn chế sự phát
triển của chồi vô hiệu.

+ Lần thứ hai: Trước khi lúa trỗ 7 ngày để phòng trị bệnh lem lép hạt,
vàng lá, đốm vằn; giúp lúa thụ phấn tốt, tạo hiệu ứng xanh cây và lúa trỗ
nhanh, đều hơn.

+ Lần thứ 3: Lúc lúa trỗ đều (tức 7 ngày sau trỗ) để phòng trị bệnh
lem lép hạt, vàng lá, đốm vằn; giúp giữ xanh lá đòng, lúa chín đồng loạt và
hạt lúa sáng, chắc, bán được giá.

Bà con có thể sử dụng Tilt Super với liều từ 8-10cc/bình 8 lít, phun 3 -
4 bình cho 1 công 1.000 m2. Ngoài ra, để bảo vệ được hạt lúa sáng chắc bà
con cũng cần chú ý đến chân ruộng có thường bị ngộ độc hữu cơ hay ngộ
độc phèn hay không. Vì trên thực tế những ruộng lúa luôn trầm thuỷ, bị phèn
thường hạt lúa rất dễ bị "trứng cút", bị lép, bán rất mất giá. Biện pháp giải
độc hữu cơ bằng vôi và phân lân bất cứ khi nào thấy rễ đen, có mùi hôi, là
rất cần thiết. Thường xuyên tháo nước cho mặt ruộng được ráo trong mùa

mưa, thay nước sạch vào ruộng tạo điều kiện cho lúa mọc rễ trắng mới rồi
rải phân để lúa được phục hồi.

×