Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

HIỆN TƯỢNG CÂY NHÃN, VẢI RA QUẢ CÁCH NĂM VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.71 KB, 7 trang )

HIỆN TƯỢNG CÂY NHÃN, VẢI
RA QUẢ CÁCH NĂM
VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Ở một số loại cây ăn quả, trong đó có vải, nhãn hàng năm thường có
hiện tượng ra quả không đều (năm có, năm không) người ta gọi đó là hiện
tượng cây ra quả cách năm. Hiện tượng này xảy ra làm cho sản lượng quả
hàng năm thất thường ảnh hưởng đến thu nhập của các nhà vườn và tâm lý
của các hộ muốn trồng và thâm canh cây nhãn, vải.
* Nguyên nhân của hiện tượng này:
- Cây giống được nhân từ cây bố, mẹ ra quả không ổn định.
- Khi thu hoạch, bẻ cành quá đau, bẻ hết cành lá không còn các mầm
ngủ ở gần đầu cành, cây không ra được lộc thu. Thao tác khi thu hoạch làm
dập, gãy cành đều làm cho cây thất thu vào mùa quả năm sau.
- Những năm cây cho năng suất cao, khi chăm sóc, bón phân không
đủ dinh dưỡng nuôi cây, nuôi quả.
- Không bón phân sau thu hoạch giúp cây phục hồi, hoặc bón phân
quá muộn cây không ra được lộc thu mà ra nhiều lộc đông.
- Những năm mưa nhiều, mưa muộn, cây sinh trưởng mạnh không
khống chế được cây ra lộc đông.
Để khắc phục hiện tượng cây ra quả cách năm đối với nhãn, vải, các
nhà vườn cần làm tốt quy trình chăm sóc cây, khắc phục các nguyên nhân
làm cho cây ra quả cách năm, cụ thể cần làm tốt các biện pháp kỹ thuật sau:
1. Chọn giống:
Chọn cây đầu dòng, lấy mắt ghép từ cây đầu dòng để nhân giống. Cây
đầu dòng phải là cây có năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt (theo dõi 3
năm liền).
2. Kỹ thuật chăm sóc
- Các năm đầu, mỗi năm xới xáo 5 - 6 lần. Cây nhiều tuổi, mỗi
năm chỉ làm 2 - 3 lần.
Chú ý : Gần gốc xới nông, xa gốc xới sâu dần.
- Tạo hình, tỉa cành, tỉa hoa, tỉa quả.


Đối tượng cắt tỉa là các cành sau:
+ Cành bị sâu bệnh nặng, cành tăm, cành vượt mọc trong tán cây, cành
khô, cành dập gãy.
+ Cành quả sau thu hoạch thì cắt ngắn, cắt tỉa bớt để từ chỗ cắt mọc ra
những chồi thu mới mập khoẻ hơn. Đối với nhãn, vải tốc độ sinh trưởng
chậm, do vậy không nên cắt tỉa trước các đợt bón phân. Song, quan trọng
nhất là 2 đợt tháng 8,9, sau thu hoạch và tháng 12 trước khi bón thúc để cây
tập trung dinh dưỡng phân hoá hoa.
Những năm cây sai hoa, sai quả; cành hè, cành thu rất ít dẫn đến năm
sau cây có rất ít hoa và quả do vậy cần phải tỉa bớt một số chùm hoa, chùm
quả để cho quả to đều, cây có nhiều cành hè, cành thu, cành thu là cành mẹ
của cành quả năm sau.
Thu hái sớm hơn đối với những năm sai quả để cây có điều kiện tốt
cho phân hoá vụ quả năm sau.
- Khống chế không cho cây ra lộc đông bằng cách hạn chế tưới nước
về mùa đông, chăm sóc đúng thời kỳ đặc biệt là bón phân kịp thời ngay sau
khi thu hoạch, tránh bón lai rai.
+ Bón phân:
Lượng phân bón hàng năm, theo tuổi cây, tính cho mỗi gốc như sau
(kg/gốc):

Tuổi cây
Loại
phân
1- 4 tuổi 5 - 10 tuổi Trên 10
tuổi
Phân hữu
cơ (kg)
10 - 20 20 - 30 40 - 50
Đạm urê

(kg)
0,3 - 0,4 0,5 - 0,7 1 -1,5
Lân (kg) 0,3 - 0,4 0,5 - 0,7 1 - 1,5
Kali (kg) 0,3 - 0,4 0,5 - 0,7 1,2 - 1,8

- Thời gian bón phân: Bón đúng thời gian theo bảng sau:
Lượng bón (%)
Lần
bón
Tháng

Mục
đích
bón
Hữu

Lân

Đạm

Kali

1 2 - 3 Nuôi
hoa, nuôi
lộc
100 50 30 30
2 4 - 5 Thúc
quả, nuôi
lộc
30 40

3 7 - 8
Bón
phục hồi
sau thu
hoạch thúc
cành thu
50 40 30

- Cách bón phân:
Đào rãnh vòng quanh mép tán cây, sâu 10 – 20 cm, rộng 15 – 20 cm,
trộn phân rải đều vòng quanh tán, bón xong lấp đất. Các năm sau đào rộng ra
phía ngoài.
Những năm cây sai hoa, sai quả cần bón bổ sung bằng cách tưới nước
phân chuồng hoai ngâm pha thêm đạm, kali để cây đủ dinh dưỡng nuôi quả,
nuôi lộc. Kết hợp tỉa hoa, quả.
- Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ các đối tượng sâu bệnh kịp thời để bảo vệ cây, hoa và quả.,
3. Thu hoạch:
Dùng kéo cắt các chùm quả kèm theo 1 – 2 lá. Tuyệt đối không làm
gãy, dập cành, không bẻ trụi hết cành lá.

×