Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lí 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 76 trang )

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến
nền kinh tế - xã hội thế giới.
Câu 2. Chứng minh cuộc cách mạng khoa học công nghệ là điều kiện cần thiết để chuyển
nền kinh tế - xã hội thế giới từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.
Câu 3. Kết hợp bảng 1.1, bảng 1.2, bảng 1.3 và hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thành
bảng kiến thức sau:
Bảng 1.1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát
triển và nhóm nước đang phát triển
Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển
GDP/người
Cơ cấu GDP theo
khu vực kinh tế
HDI
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Bảng 1.2. Tổng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển
Năm 1990 1998 2000 2004
Tổng nợ 1310 2465 2498 2724
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát
triển qua các năm. Rút ra nhận xét.
Câu 5. Xu hướng thay đổi cơ cấu công nghiệp của nước đang phát triển là:
a. Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.
b. Tạo ra khối lượng sản phẩm công nghiệp lớn.
c. Tạo ra khối lượng sản phẩm công nghiệp với chất lượng cao.
d. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn hướng ra xuất khẩu.
Câu 6. Hãy xếp theo thứ tự từ thấp đến cao mức GDP/người của các nước
a. Đan Mạch b. Ấn Độ


c. Ca-na-đa d. An-ba-ni
1
Câu 7. Nhân tố ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế tri
thức là:
a. Tài nguyên thiên nhiên.
b. Nguồn lao động.
c. Công nghệ thông tin và truyền thông.
d. Nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 8. Thực hành:
Hình 1.1. Lược đồ thế giới
Khu vực có GDP/người cao nhất thế giới nằm ở vị trí có kí hiệu chữ:
a. D, E, B c. B, E, F
b. C, D, G d. A, D, G
Câu 9. Ưu thế lớn nhất của việc áp dụng công nghệ thông tin là:
a. Tiết kiệm được nguồn năng lượng trong sản xuất.
b. Hạn chế được sự ô nhiễm môi trường.
c. Rút ngắn thời gian và không gian xử lí thông tin.
d. Chi phí lao động sản xuất rẻ nhất.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và
phát triển nhanh chóng công nghiệp cao với hàm lượng tri thức cao. Bốn công nghệ trụ cột
có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội là: công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin.
2
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới,
đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu
kinh tế mạnh mẽ.
* Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm cho kinh tế
thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang loại hình kinh tế mới dựa trên tri thức,
kĩ thuật, công nghệ cao (kinh tế tri thức).

Câu 2. Chứng minh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là điều kiện cần thiết để chuyển nền
kinh tế xã hội thế giới từ phát triển chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là một quá trình làm thay đổi căn bản của hệ
thống kiến thức về khoa học - kĩ thuật diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với quá trình
phát triển của xã hội loài người.
- Sự phát triển của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và tác động của cuộc cách
mạng KHKT đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội:
+ Cuộc cách mạng KHKT lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn quá
độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sang nền sản xuất cơ khí. Đặc trưng của cuộc cách
mạng này là quá trình đổi mới công nghệ.
+ Cuộc cách mạng KHKT lần hai diễn ra cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Đặc trưng
của cuộc cách mạng này là đưa nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí và
tự động cục bộ. Nền kinh tế thế giới phát triển theo chiều rộng, tập trung vào các ngành
công nghiệp nặng, đòi hỏi nhiều nguyên liệu, năng lượng, lao động, quy mô sản xuất theo
không gian rộng lớn. Kết quả: tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội và đời
sống của con người được cải thiện nhiều.
+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỉ XX đầu
thế kỉ XXI. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện
và phát triển bùng nổ công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa
học mới nhất với hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học, sáng tạo cao nhất. Vì vậy, khoa
học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã hội,
tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội như: tìm ra các nguồn nguyên
liệu và nhiên liệu mới, tự động hóa trong sản xuất, sản xuất ra các sản phẩm “mỏng - ngắn -
nhỏ - nhẹ” có khả năng cạnh tranh trên thị trường (đặc trưng của nền kinh tế phát triển theo
chiều sâu).
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang tập trung vào các lĩnh
vực sau: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu và năng lượng mới, công nghệ sinh học,
công nghệ hàng không và vũ trụ, công nghệ biển,
Kết luận: cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là điều kiện cần thiết để chuyển nền kinh
tế xã hội thế giới từ phát triển chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.

3
Câu 3.
Các chỉ số
Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển
GDP/người
Thu nhập bình quân đầu
người của các nước cao,
cao hơn nhiều lần so với
trung bình chung của thế
giới (Đan Mach: 7 lần,
Thụy Điển:6 lần ).
Thu nhập bình quân đầu
người thấp, thấp hơn mức
trung bình chung của thế
giới (Êtiôpia: 0,018 lần, Ấn
Độ: 0,099 lần ).
Cơ cấu GDP phân
theo khu vực kinh tế
Khu vực III chiếm tỉ lệ cao
(71%) và có xu hướng
tăng, khu vực I và II chiếm
tỉ lệ thấp, đặc biệt khu vực
I chỉ chiếm 2% tổng GDP.
Khu vực I còn chiếm tỉ lệ
cao (25%), cơ cấu GDP
phân theo khu vực kinh tế
đang chuyển biến theo xu
hướng giảm tỉ trọng của khu
vực sản xuất vật chất và tăng
tỉ trọng của khu vực sản xuất

phi vật chất.
Chỉ số HDI
Chỉ số HDI cao và tăng
nhanh (từ 0,814 năm 2000
lên 0,855 năm 2003)
Chỉ số HDI thấp và tăng
chậm (từ 0,654 năm 2000
lên 0,694 năm 2003).
Câu 4. Vẽ biểu đồ đường.
Nhận xét: Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển tăng lên qua các năm,
tuy nhiên giai đoạn từ 1998 - 2004 (trung bình tăng 43,2 tỉ USD/năm) tăng chậm hơn rất
nhiều giai đoạn 1990 - 1998 (trung bình tăng 144,4 tỉ USD/năm). Điều đó chứng tỏ nền kinh
tế của các nước đang phát triển đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5c, 6 (b-d-c-a), 7c, 8b, 9c.
4
SỰ TƯƠNG PHẢN
Bài 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa
dẫn đến hệ quả gì?
Câu 2. Tại sao toàn cầu hóa lại là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn
hiện nay?
Câu 3. Hoàn thành sơ đồ sau:
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Bảng 2.1. Dân số và tổng GDP của các tổ chức liên kết kinh tế
Tên tổ chức Số dân (triệu người) GDP (tỉ USD)
NAFTA 435,7 13.323,8
EU 459,7 12.690,5
ASEAN 555,3 799,9

APEC 2648 23.008,1
MERCOSUR 232,4 776,6
a. Vẽ biểu đồ kết hợp đường và cột thể hiện số dân và GDP của các tổ chức kinh tế trên.
b. Qua biểu đồ hãy rút ra những nhận xét cần thiết.
Câu 5. Các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa để:
a. Bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia.
b. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ.
c. Đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững.
d. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Câu 6. Việt Nam gia nhập WTO vào năm nào sau đây:
a. 2005 c. 2007
b. 2006 d. 2008
5
Toàn cầu hóa kinh tế
Câu 7. Trong các tổ chức liên kết kinh tế sau, tổ chức kinh tế nào có GDP/người cao nhất:
a. ASEAN. c. EU.
b. APEC. d. NAFTA.
Câu 8. Nhân loại tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vào:
a. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
b. Nửa đầu thế kỉ XX.
c. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
d. Nửa đầu thế kỉ XXI.
Câu 9. Hậu quả của việc toàn cầu hóa kinh tế:
a. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
b. Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
c. Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.
d. Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh: Tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới

luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế
giới chi phối đến 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc
đẩy tự do hóa thương mại.
- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, năm 2005 tăng hơn 5 lần so với năm 1990 và
chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau
thông qua mạng viễn thông điện tử. Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu.
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, sở hữu nguồn của cải vật chất
rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng
* Hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
- Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh
đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Tiêu cực: gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 2. Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay. Vì:
- Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, sự phát triển không đồng về kinh tế và khoa
học kĩ thuật dẫn đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia.
- Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến sự phân công lao động, xuất hiện một yêu
cầu khách quan là cần phải tiến hành chuyên môn hóa và hợp tác hóa lẫn nhau giữa các công
ty thuộc các quốc gia khác nhau. Điều đó, đòi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế.
6
- Sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia nên quy mô trao đổi thương
mại ngày càng lớn.
Từ những lí do trên nên toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới
trong giai đoạn hiện nay.
Câu 3.
Câu 4.
a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường (Lưu ý: Số liệu của đối tượng nhỏ hơn vẽ cột, số
liệu lớn hơn vẽ đường. Dạng biểu đồ chữ U, biểu đồ có 2 trục tung)
b. Nhận xét:

- Dân số và tổng thu nhập GDP của các tổ chức kinh tế không đồng đều
+ Dân số: APEC có dân số đông nhất (2648 tr người), MERCOSUR có dân số thấp
nhất (232,4 tr người).
+ GDP: APEC có tổng thu nhập GDP cao nhất (23 008,1 tỉ USD), MERCOSUR có
tổng thu nhập GDP thấp nhất (776,6 tỉ USD).
- Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch khá lớn: NAFTA (30580
USD/người), EU (27606 USD/người), ASEAN (1440 USD/người), APEC (8689
USD/người) và MERCOSUR (3342 USD/ người) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
các tổ chức liên kết kinh tế khu vực không đồng đều.
Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5c, 6c, 7d, 8c, 9c.
Bài 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Em có nhận xét gì về sự bùng nổ dân số trên thế giới? Dân số tăng nhanh dẫn đến
những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
7
Thương mại thế
giới
Đầu tư nước ngoài
Thị trường tài
chính quốc tế
Toàn cầu hóa kinh tế
Vai trò của các công
ty xuyên quốc gia
Tốc độ tăng trưởng
của thương mại thế
giới luôn cao hơn tốc
độ tăng trưởng kinh
tế. Tổ chức WTO
điều tiết tới 95-98%
hoạt động thương mại

của thế giới
Đầu tư nước ngoài
tăng trưởng nhanh,
trong đó lĩnh vực
dịch vụ chiếm tỉ
trọng ngày càng lớn
như: hoạt động tài
chính, ngân hàng,
bảo hiểm,
Các ngân hàng được
nối với nhau qua
mạng viễn thông
điện tử. Các tổ chức
quốc tế như Quỹ tiền
tệ quốc (IMF), Ngân
hàng thế giới (WB)
Các công ty xuyên
quốc gia có phạm vi
hoạt động ở nhiều
quốc gia khác nhau,
sở hữu nguồn của cải
vật chất rất lớn và chi
phối nhiều ngành
kinh tế quan trọng
Câu 2. Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có
đúng không? Tại sao?
Câu 3. Hoàn thành bảng kiến thức sau:
Bảng 3.1. Một số vấn đề về môi trường
Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp
Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm môi trường đất
Suy giảm đa dạng sinh học
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Nhóm nước
0 - 14 15 - 64 65 trở lên
Đang phát triển 32 63 5
Phát triển 17 68 15
a. Vẽ biểu đồ so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và
nhóm nước đang phát triển.
b. Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của 2 nhóm nước và giải thích nguyên nhân.
Câu 5. Hãy nối các ý ở cột bên trái của bảng sau với các ý thích hợp ở cột bên phải:
Bảng 3.3. Các chất gây ô nhiễm và hậu quả
Các chất gây ô nhiễm Hậu quả
1. Tăng lượng khí CO
2
trong khí quyển a. Thủng tầng Ôzôn
2. Khí thải CFC
s
b. Mưa axid
3. Sự tăng khí SO
2
c. Nhiệt độ trên Trái đất nóng lên
4. Sử dụng năng lượng trong công
nghiệp và sinh hoạt
d. Hiệu ứng nhà kính
Câu 6. Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất trên thế giới là:
a. Châu Á c. Châu Mĩ

b. Châu Phi d. Châu Đại Dương
Câu 7. Nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường là do:
a. Lượng chất thải công nghiệp và sinh hoạt tăng.
b. Gia tăng dân số.
c. Lạm dụng phân bón hóa học.
d. Tác động của con người có quy mô toàn cầu.
Câu 8. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên sẽ gây ra hậu quả:
a. Thảm thực vật bị thiêu đốt.
8
b. Mực nước sông ngoài hạ thấp.
c. Hạ thấp mực nước ngầm
d. Nước biển sẽ tăng lên.
Câu 9. Vấn đề gây mất ổn định, hòa bình thế giới là:
a. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo.
b. Khủng bố về chính trị, khoa học công nghệ.
c. Hoạt động kinh tế ngầm.
d. Tất cả các ý kiến trên.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Bùng nổ dân số thế giới:
- Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu bắt nguồn từ các nước đang phát triển. Các
nước này chiếm trên 80% số dân và 95% dân số gia tăng hàng năm của thế giới.
- Sự gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển chủ yếu do tỉ lệ gia tăng tự
nhiên cao, giai đoạn 2001 - 2005 là 1,5% cao hơn mức trung bình của thế giới (1,2%) và cao
gấp 15 lần nhóm nước phát triển (0,1%).
* Hậu quả của việc dân số tăng nhanh
Dân số tăng nhanh trong khi đó nền kinh tế - xã hội của các nước còn chậm phát triển
đã gây nên sức ép rất lớn cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội để nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân (việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế, ) và gây nên hiện
tượng ô nhiễm môi trường.
Câu 2. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì các lí do sau:

- Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong
đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi
trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường.
Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:
+ Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều
phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không
thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.
+ Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFC
s
với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên
nhân chính thủng tầng ôdôn, gây hiệu ứng nhà kính,
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn
phạm vi ở từng quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên:
cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa
9
axic, hiệu ứng nhà kính, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức
khỏe của con người.
Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại.
Câu 3. Hoàn thành bảng kiến thức:
Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp
Ô nhiễm
không khí
Hoạt động công nghiệp
và sinh hoạt thải ra một
lượng lớn các chất thải
như: CO
2
, CFC

s
và các
khí thải khác.
- Mưa axic
- Nhiệt độ Trái đất
nóng lên.
- Làm mỏng và thủng
tầng ô dôn.
- Hiệu ứng nhà kính
- Hiện đại hóa
trang thiết bị sản
xuất.
- Xử lí các chất
thải và khí thải.
Ô nhiễm
nguồn nước
- Chất thải công nghiệp
chưa được xử lí đổ trực
tiếp vào sông, hồ.
- Chất thải hóa học từ sản
xuất nông nghiệp.
- Các sự cố đắm tàu, rửa
tàu, tràn dầu,
Thiếu nước sạch đặc
biệt ở các nước đang
phát triển.
- Xử lí các chất
công nghiệp.
- Phát triển nền
nông nghiệp sinh

thái.
- Xử lí nguồn
nước bị ô nhiễm
Ô nhiễm
môi trường
đất
- Chất thải công nghiệp.
- Chất hóa học từ sản
xuất nông nghiệp.
Kết cấu của đất thay
đổi, đất bị bạc màu và
trở thành đất hoang
hóa.
- Hạn chế chất
thải.
- Cải tạo đất
trồng.
Suy giảm đa
dạng sinh
học
Khai thác quá mức của
con người.
Làm mất đi nhiều loài
sinh vật.
Khai thác đi đôi
với bảo vệ.
Nghiêm cấm khai
thác sinh vật có
nguy cơ tuyệt
chủng.

Câu 4.
a. Vẽ biểu đồ hình tròn (2 hình tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của 2
nhóm nước). Lưu ý: Biểu đồ phải đầy đủ tên biểu đồ, kí hiệu, số liệu và bảng chú
giải.
b. Nhận xét và giải thích:
Nhận xét: Sự khác nhau về tỉ lệ dân số ở các nhóm tuổi từ đó rút ra dân số của các
nhóm nước thuộc kết cấu dân số già hay trẻ.
Giải thích: Liên hệ với thời gian bùng nổ dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở
bảng 3.1 (tr.13 SGK) ở 2 nhóm nước để giải thích.
Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5(1-d, 2-a, 3-b, 4-c), 6b, 7d, 8d, 9d.
10
Bài 4. Thực hành
TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM
Nghiên cứu các thông tin trong bài thực hành, kết hợp với trao đổi nhóm viết báo cáo
theo dàn ý sau:
Tên báo cáo: Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang
phát triển.
Khái quát:
1. Những cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- Tự do hóa thương mại
- Chuyển giao công nghệ
- Đa phương hóa và tận dụng các mối quan hệ kinh tế quốc tế
2. Những thách thức
- Sức ép về tự nhiên, môi trường
- Sức ép về văn hóa
- Cạnh tranh về kinh tế
Kết luận:
II. THAM KHẢO BÁO CÁO

NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế
đến văn hóa, khoa học, Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng gây ra
nhiều thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang
phát triển.
1. Những cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- Tự do hóa thương mại: các nước bãi bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa có điều kiện
lưu thông rộng rãi, mở rộng phạm vi trao đổi sản phẩm hàng hóa.
- Chuyển giao công nghệ: Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu
mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, chủ yếu từ nhóm nước phát triển sang
nhóm nước đang phát triển. Các nước đang phát triển có nhiều cơ hội để tiếp nhận và đổi
mới công nghệ, trang thiết bị.
11
- Đa phương hóa và tận dụng các mối quan hệ kinh tế quốc tế: Thực hiện chủ trương
đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Thu hút vốn đầu tư. Có sự phân công lao động mới
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều phương diện.
- Toàn cầu hóa còn tạo điều kiện để các nước đang phát triển phát huy nội lực, khai
thác tối đa tiềm năng và hạn chế những khó khăn.
2. Những thách thức
- Sức ép về tự nhiên, môi trường: Tăng tốc độ khai thác tài nguyên ở các nước đang phát
triển gây cạn kiệt nguồn tài nguyên. Các nước phát triển chuyển giao công nghệ lạc hậu
sang các nước đang phát triển gây ô nhiễm môi trường.
- Sức ép về văn hóa: Các siêu cường quốc kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa
của mình vào các nước khác làm cho các giá trị đạo đức của các nhân loại đang có nguy cơ
bị xói mòn.
- Cạnh tranh về kinh tế: Xu hướng toàn cầu hóa đặt các nước đang phát triển vào thế cạnh
tranh khốc liệt. Đặc biệt, tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan được bãi bỏ,
giá thành của hàng trong nước và hàng nhập khẩu không chênh lệch nhiều gây nên sự cạnh
tranh về sản phẩm hàng hóa. Điều này, buộc các nước đang phát triển phải cải tiến nâng cao

chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã.
Ví dụ: Khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam với
giá rẻ, chất lượng cao. Do đó, các doanh nghiệp của Việt Nam phải tìm cách để nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh được.
Kết luận: Toàn cầu hóa tạo nên nhiều thời cơ cho các nước đang phát triển, đặc biệt là
toàn cầu hóa về tài chính. Tuy nhiên, xu hướng này cũng đặt các nước đang phát triển trước
những thử thách mới. Vì vậy, các nước đang phát triển sẽ phát triển tốt nếu các nước này biết
khai thác một cách khôn ngoan, tận dụng được những cơ hội và tránh được những hiểm họa.
Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Em hãy cho biết đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi.
Câu 2. Tại sao Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi
lại có nền kinh tế kém phát triển?
Câu 3. Hãy nối những ô kiến thức sau thành sơ đồ kiến thức phù hợp:
12
Khai thác khoáng
sản
Khai thác rừng Lấy gỗ, chất đốt, diện tích
đất canh tác nông nghiệp
Khí hậu khô nóng. Hoang
mạc ngày càng mở rộng
Gây cạn kiệt nguồn tài
nguyên, ô nhiễm môi trường
Lợi nhuận cho công ti
nước ngoài
Câu 4. Dựa vào bảng kiến thức sau hãy nhận xét chỉ số HDI và chất lượng cuộc sống của
các nước Châu Phi.
Câu 5. Nối tên sông ở cột bên trái với chiều dài thích hợp ở cột bên phải:
Bảng 5.1. Chiều dài của một số sông lớn ở Châu Phi

Tên sông Chiều dài
1. Sông Nin a. 4.600 km
2. Sông Cônggô b. 2.600 km
3. Sông Nigiê c. 6.800 km
4. Sông Zămbezơ d. 4.100 km
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu làm mở rộng diện tích hoang mạc của châu Phi trong giai
đoạn hiện nay:
a. Vị trí địa lí. c. Khai thác từng quá mức.
b. Khí hậu khô nóng. d. Tất cả đều đúng.
Câu 7. Châu Phi có tỉ lệ người HIV cao nhất thế giới là do:
a. Có ngành du lịch phát triển. c. Trình độ dân trí thấp.
b. Xung đột sắc tộc. d. Nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ.
Câu 8. Nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển:
a. Nghèo tài nguyên thiên nhiên. c. Thiếu lao động.
b. Khủng bố chính trị. d. Thiếu khả năng quản lí nền kinh tế.
Câu 9. Trong các tổ chức kinh tế sau, tổ chức kinh tế nào không thuộc châu Phi.
a. EEAC c. SADC
b. OAU d. APEC
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi.
+ Khí hậu: Phần lớn lãnh thổ nằm ở các vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu cận xích
đạo. Tại các vùng này, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không đáng kể.
Miền Bắc và miền Nam châu Phi có khí hậu cận nhiệt đới. Châu Phi có khí hậu khắc nghiệt,
khô nóng.
13
Chỉ số HDI của Châu Phi và thế giới năm 2003
Đạt trên 0,7: 3 quốc gia (An-giê-ri, Tuy-ni-đi, Cap ve)
Từ 0,5 - 0,7: 13 quốc gia (Ai Cập, Nam Phi, Ga-na, )
Dưới 0,5: 28 quốc gia (Bu-run-đi, Ma-la-uy, Cốt Đi-voa, )
Thế giới : 0,741

+ Cảnh quan: Địa hình gồm núi, cao nguyên và sa mạc chiếm phần lớn diện tích.
Tổng diện tích hoang mạc ở châu Phi chiếm khoảng 10 triệu km
2
(hoang mạc Sahara có diện
tích trên 7 triệu km
2
, sa mạc Namip và Calahari nhỏ hơn nằm ở phía nam lục địa).
Câu 2. Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi đều có
nền kinh tế kém phát triển (châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu năm 2004) là vì:
- Do hậu quả thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân. Nguồn tài nguyên ở
châu Phi đang bị khai thác mạnh. Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức để lấy gỗ, chất đốt
và mở rộng diện tích đất canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc hóa. Khoáng sản bị khai
thác nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ti nước ngoài làm cho nguồn tài nguyên bị cạn
kiệt và ô nhiễm môi trường.
- Mặt khác, các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều
quốc gia châu Phi còn non trẻ, trình độ dân trí thấp, cũng hạn chế nhiều đến sự phát triển
của châu lục này.
Câu 3. Hoàn thành sơ đồ kiến thức:
Tích cực Tiêu cực
Câu 4.
Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5(1-c, 2-a, 3-b, 4-d), 6c, 7c, 8c, 9d
Chỉ số HDI và chất lượng cuộc sống của các nước ở châu Phi
- Chỉ số HDI: Đa số các nước ở châu Phi có chỉ số HDI thấp, chỉ
có 3 quốc gia đạt trên 0,7 (An-giê-ri, Tuy-ni-đi, Cap Ve), còn lại các
nước đều có HDI thấp hơn 0,7 (thấp hơn trung bình của thế giới), đặc
biệt có đến 28 quốc gia có nền kinh tế kém phát triển (HDI<0,5).
- Chất lượng cuộc sống của đa số các nước châu Phi nhìn chung
đều thấp. Tuổi thọ trung bình của người dân châu Phi thấp, số người bị
nhiễm HIV cao (chiếm 2/3 số người bị nhiễm HIV của toàn thế giới),
trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ, xung đột sắc tộc,

đói nghèo, bệnh tật đã và đang đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu
người châu Phi.
14
Khai thác khoáng
sản
Khai thác rừng
Lấy gỗ, chất đốt, diện
tích đất canh tác nông
nghiệp
Khí hậu khô nóng. Hoang
mạc ngày càng mở rộng
Gây cạn kiệt nguồn tài
nguyên, ô nhiễm môi
trường
Lợi nhuận cho công ti
nước ngoài
Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC VÀ CHÂU LỤC (tiếp theo)
Tiết 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Hãy trình bày những thuận lợi về nguồn lực tự nhiên của các nước châu Mĩ La tinh
trong phát triển kinh tế xã hội.
Câu 2. Tại sao các nước châu Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ
dân cư đô thị chiếm đến 75% dân số?
Câu 3. Dựa vào kiến thức sách giáo khoa, hãy khái quát kiến thức phần một số vấn đề kinh
tế của Mĩ La tinh bằng sơ đồ.
Câu 4. Dựa vào bản đồ sau em có nhận xét gì về cảnh quan của Mĩ La tinh?
15
Nguyên nhân
Hiện trạng Giải pháp
Kết quả

Câu 5. Hãy nối tên cảng phù hợp với tên nước ở bảng sau:
Tên cảng Tên nước
1. Ri-ô-đe-gia-nê-rô a. Cu Ba
2. ha-ba-na b. Ac-hen-ti-na
3. Buê-nôt- Ai-ret c. Chi-lê
4. Van-pa-rai-xô d. Bra-xin
Câu 6. Đới cảnh quan chủ yếu ở khu vực phía tây châu Mĩ La tinh là:
a. Vùng núi cao. c. Xa van và xa van rừng.
b. Thảo nguyên và thảo nguyên rừng. d. Hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 7. Nền kinh tế các nước Mĩ La tinh chậm phát triển là do:
a. Nghèo tài nguyên thiên nhiên. c. Chậm cải cách nền kinh tế.
b. Phụ thuộc vào nước ngoài. d. Các thế lực bảo thủ của Thiên Chúa giáo.
Câu 8. Kênh đào Pa-na-ma được xây dựng vào năm:
a. 1903 b. 1904 c. 1905 d. 1906
Câu 9. Các quốc gia Mĩ La tinh đã củng cố bộ máy nhà nước bằng cách:
a. Phát triển giáo dục.
b. Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài.
c. Quốc hữu hóa một số ngành kinh tế.
d. Tất cả các ý kiến trên.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Những thuận lợi về nguồn lực tự nhiên của các nước châu Mĩ La tinh trong phát
triển kinh tế xã hội.
- Các nước Mĩ La tinh có nhiều đồng bằng châu thổ với diện tích rộng lớn, đất đai trù
phú thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, các Mĩ La tinh còn có tài nguyên đất,
khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng các cây công nghiệp và
cây ăn quả nhiệt đới.
- Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loại màu, kim
loại quý và nhiên liệu có giá trị kinh tế lớn thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp
nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
- Ngoài ra, Mĩ La tinh còn có sự đa dạng về thực động vật, đặc biệt là các nơi rừng

rậm nhiệt đới thuộc lưu vực sông Amazôn, nơi bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm.
Hệ thống sông, hồ ở Mĩ La tinh có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, du lịch,
16
Câu 2. Tại sao Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ dân cư đô thị
chiếm tới 75% dân số?
- Hiện tượng đô thị hóa tự phát: dân cư đô thị Mĩ La tinh chiếm tới 75% dân số, song
có đến 1/3 dân số đô thị sống trong điều kiện khó khăn. Quá trình đô thị hóa luôn diễn ra
trước quá trình công nghiệp hóa gây nên tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các
quốc gia Mĩ La tinh. Khu vực Mĩ La tinh có nhiều thành phố đông dân như: Thủ đô Mê-hi-
cô (26 triệu người) và các thành phố có số dân trên 10 triệu người (Xaopaolô, Riôđegianêrô,
Buênôt Airet, ).
- Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh: Do mức độ chênh lệch quá lớn
về thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn diễn ra ở hầu hết
các nước Mĩ La tinh. Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để tạo điều kiện cho các chủ
trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm
việc làm, gây nên hiện tượng đô thị hóa tự phát.
Câu 3. Dựa vào kiến thức sách giáo khoa, hãy khái quát kiến thức phần một số vấn đề kinh
tế của Mĩ La tinh bằng sơ đồ.
Câu 4. Cảnh quan Mĩ La tinh đa dạng, có nhiều đới cảnh quan. Cụ thể:
- Đới cảnh quan vùng núi cao phân bố ở khu vực phía tây của lãnh thổ.
- Đới cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm chủ yếu ở phía bắc, xung quanh lưu
vực của hệ thống sông Amazôn.
17
Nguyên nhân
Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài.
Sự cản trở của các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo.
Chưa xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Hiện trạng
- Tốc độ phát triển kinh tế chậm,
không ổ định, phụ thuộc vào tư bản

nước ngoài.
- Nguồn đầu tư nước ngoài giảm
mạnh.
- Nợ nước ngoài nhiều, Ac-hen-ti-
na nơ nước ngoài cao hơn GDP
(2003)
Giải pháp
- Củng cố bộ máy nhà
nước.
- Phát triển giáo dục.
- Cải cách kinh tế.
+ Thực hiện quốc hữu
hóa kinh tế.
+ Mở rộng buôn bán với
nước ngoài.
Kết quả
Kinh tế được cải thiện: xuất khẩu tăng nhanh, tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao (6% năm 2004), nhiều nước không chế
được lạm phát, tỉ lệ tăng giá tiêu dùng giảm, tỉ lệ học vấn
của người dân tăng
- Đới cảnh quan xa van và xa van rừng chủ yếu phân bố trên các cao nguyên, sơn
nguyên như sơn nguyên Guyan và sơn nguyên Braxin.
- Đới cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc nằm ở phần rìa phía tây và phía nam
lãnh thổ.
- Đới cảnh quan thảo nguyên và thảo nguyên - rừng phân bố chủ yếu ở vùng phía
đông nam lãnh thổ.
Cảnh quan của Mĩ La tinh có sự đa dạng vì lãnh thổ Mĩ La tinh chịu sự phân hóa khí
hậu mạnh mẽ theo vĩ độ và theo các dạng địa hình.
Đáp án phần trắc nghiệm khách: 5(1-d, 2-a, 3-b, 4-c), 6a, 7c, 8b, 9d.
Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo)

Tiết 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
Câu 2. Chứng minh rằng, khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng của các nước Tây
Nam Á và Trung Á.
Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng 5.1. Lạm phát hằng năm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
thời kì 2002 - 2005
Năm 2002 2003 2004 2005
Mức lạm phát (%) 7,5 8,0 9,2 8,7
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình lạm phát hằng năm của các nước khu vực
Tây Nam Á và khu vực Trung Á thời kì 2002 - 2005.
b. Nhận xét và giải thích.
Câu 4. Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền vào ô trống những nội dung thích hợp:
18
Ảnh hưởng của xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố
đối với các nước khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
Câu 5. Nguồn tài nguyên dầu mỏ có nhiều nhất ở quốc gia nào ở khu vực Tây Nam Á:
a. A-rập-xê-ut b. Cô-oet c. I-rắc d. I-ran
Câu 6. Tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực
Tây Nam Á là:
a. Đạo Hồi b. Đạo Phật c. Thiên Chúa giáo d. Đạo Ấn
Câu 7. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng bố, chiến tranh ở khu vực Tây Nam Á và khu
vực Trung Á là do:
a. Vị trí địa lí - chính trị. c. Tôn giáo.
b. Tài nguyên dầu mỏ. d. Tất cả các ý trên.
Câu 8. Khu vực có lượng dầu thô tiêu dùng cao nhất thế giới hiện nay là:
a. Bắc Mĩ. b. Tây Nam Á. c. Trung Á. d. Tây Âu.
Câu 9. Vườn treo Ba-bi-lon thuộc quốc gia:
a. Ả-rập b. I-rắc c. I-ran d. Li-băng

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Câu 2. Chứng minh rằng, khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng, chủ yếu của các
nước khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
- Thế mạnh về nguồn tài nguyên dầu khí: Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu
mỏ lớn, chiếm trên 50% trữ lượng của thế giới.
19
Đặc điểm khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Vị trí địa lí mang tính chiến lược, nhiều dầu mỏ và sự tồn tại
của các vấn đề dân tộc mang tính lịch sử, đa số dân cư theo
Đạo Hồi.
Khu vực Tây Nam Á
- Diện tích khoảng 7 triệu
km
2
.
- Tài nguyên chủ yếu là dầu
mỏ và khí đốt với trữ lượng
lớn, tập trung ở vịnh
PecXich.
- Nhiều quốc gia có nền văn
minh rực rỡ từ thời cổ đại.
- Là nơi ra đời của các tôn
giáo lớn.
Khu vực Trung Á
- Diện tích gần 5,6 triệu km
2
.
- Giàu tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ,
khí đốt tự nhiên, than đá có ở hầu hết các

nước. Ngoài ra, còn có kim loại đen, kim
loại màu, tiềm năng thủy điện,
- Khí hậu khô hạn.
- Đa dân tộc, mật độ dân số thấp, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của Đạo Hồi.
- Được kế thừa văn hóa của cả phương
Đông và phương Tây.
- Sự phát triển của ngành khai thác dầu khí (so sánh lượng dầu thô khai thác và lượng
dầu thô tiêu dùng): Công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển mạnh, sản lượng khai thác của
một số nước năm 2003: Ả-rập Xê-út (263 tỉ thùng), I-ran (131 tỉ thùng), I-rắc (115 tỉ
thùng),
Sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô tiêu dùng. Cụ thể:
Trung Á: lượng dầu thô khai thác là 1172,8 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu
dùng là 503 nghìn thùng/ngày (năm 2003).
Tây Nam Á: lượng dầu thô khai thác 21356,6 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu
dùng 6117,2 nghìn thùng/ngày (năm 2003).
- Vị trí của ngành khai thác dầu mỏ trong cơ cấu nền kinh tế của khu vực: các nước này
có sản lượng khai thác và xuất khẩu nhiều dầu lửa lớn nhất trên thế giới. Sản lượng dầu lửa
ở Tây Nam Á cung cấp 80% nhu cầu dầu mỏ cho Nhật Bản, 70% nhu cầu cho các nước EU
và 40% nhu cầu cho Hoa Kì. Nguồn thu từ dầu mỏ của các chiếm đến gần 90% giá trị GDP,
thu nhập bình quân đầu người cao cũng nhờ dầu mỏ.
Kết luận: từ những lí do trên chứng tỏ ngành khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan
trọng, chủ yếu của các nước Tây Nam Á và Trung Á.
Câu 3. a. Vẽ biểu đồ đường.
- Trục tung: tỉ lệ lạm phát (đơn vị: %)
- Trục hoành : Năm.
b. Nhận xét và giải thích
Mức lạm phát tăng từ năm 2002 đến năm 2004 và năm 2005 có xu hướng giảm
xuống. Tuy nhiên, mức lạm phát của khu vực Tây Nam Á và Trung Á vẫn còn cao (số liệu
để chứng minh).

Giải thích:
Mức lạm phát cao do nền kinh tế phát triển không ổn định. Trong thời gian gần đây,
có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự
không ổn định về tình hình an ninh chính trị .
Câu 4.
20
Ảnh hưởng của xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố đối
với nước khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
Kinh tế
- Tàn phá những thành quả
phát triển kinh tê.
- Hạn chế việc thu hút đầu
tư nước ngoài.
- Hạn chế những tác động
tích cực của các cải cách về
kinh tế.
Xã hội
- Tàn phá các công
trình văn hóa.
- Ảnh hưởng đến
tính mạng con
người.
- Tình hình chính
trị bất ổn.
Môi trường
Gây ô nhiễm môi trường:
- Chất thải từ các cuộc khủng
bố, chiến tranh.
- Tranh giành nguồn tài nguyên,
khai thác không hợp lí các

nguồn tài nguyên gây ô nhiễm
môi trường.
Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5b, 6a, 7d, 8a, 9b.
B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Bài 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kì có thuận lợi gì trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội?
Câu 2. Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin trong sách giáo khoa, em hãy chứng
minh tính năng động của dân cư Hoa Kì.
Câu 3. Cho bảng số liệu
Bảng 6.1. Mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì và thế giới thời kì 1986 - 2004 (%)
Năm 1986-1995 1996-2005 2003 2004
Thế giới 3,3 3,8 3,9 5,0
Hoa Kì 3,0 2,8 2,1 3,6
a. Vẽ biểu đồ thích hợp để so sánh mức tăng trưởng kinh tế hằng năm của Hoa Kì
và của thế giới.
b. Nhận xét và giải thích.
Câu 4. Ghi vào bảng sau đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của các khu vực địa hình
của Hoa Kì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 6.2. Các khu vực địa kình của Hoa Kì
Khu vực địa hình Đặc điểm Thuận lợi Khó khăn
Vùng phía Đông
Vùng Trung tâm
Vùng phía Tây
Câu 5. Tài nguyên kim loại quý hiếm của Hoa Kì phân bố ở vùng:
a. Vùng phía Tây. c. Vùng phía Nam.
b. Vùng Trung tâm. d. Vùng Đông Bắc.
Câu 6. Các đô thị lớn của Hoa Kì chủ yếu phân bố ở vùng:

a. Vùng phía Tây. c. Vùng phía Nam.
b. Vùng Trung tâm. d. Vùng Đông Bắc.
Câu 7. Luồng nhập cư vào Hoa Kì ở thế kỉ XX có nguồn gốc từ:
a. Châu Âu b. Châu Á c. Mĩ La tinh d. Châu Phi
21
Câu 8. Dân số Hoa kì tăng nhanh, chủ yếu do:
a. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao. c. Nhập cư.
b. Kết cấu dân số trẻ. d. Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.
Câu 9. Ưu thế vị trí địa lí Hoa Kì cho phép nước này:
a. Khống chế thị trường Mĩ La tinh.
b. Mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế với các châu lục khác.
c. Không bị ảnh hưởng bởi 2 cuộc đại chiến thế giới.
d. Tất cả đều đúng.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Những thuận lợi về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của Hoa Kì.
* Vị trí địa lí:
- Nằm ở bán cầu Tây nên không chịu ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh thế giới mà
ngược lại còn làm giàu cho đất nước nhờ buôn bán vũ khí.
- Nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, thuận lợi để
mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới.
- Tiếp cận với Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh nên Hoa Kì khống chế được thị
trường của Mĩ La tinh.
* Tài nguyên thiên nhiên: Hoa Kì có nhiều nguồn tài nguyên, rất thuận lợi để phát
triển kinh tế.
- Có nhiều đồng bằng đất đai màu mở như: đồng bằng Trung tâm, đồng bằng ven
biển Đại Tây Dương, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô, là nơi rất thích hợp để phát triển nông
nghiệp.
- Tài nguyên khí hậu có sự đa dạng (khí hậu nhiệt đới, khí hậu ôn đới, khí hậu cận
nhiệt, ) cho phép Hoa Kì phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp. Hoa Kì là một trong

các trung tâm nông nghiệp lớn nhất thế giới.
- Hoa Kì có nhiều loại tài nguyên khoảng sản, đặc biệt là các kim loại quý hiếm với
giá trị kinh tế cao như: kim loại màu (vàng, đồng, chì, thiếc, ), than đá, dầu mỏ, quặng
sắt, cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu để phát triển công nghiệp.
Câu 2. Tính năng động của dân cư Hoa Kì được thể hiện ở các điểm sau:
- Dân cư gồm nhiều thành phần dân tộc: Người Anh Điêng, người da trắng, người da
đen, người da vàng và con lai.
- Lịch sử nhập cư và nơi phân bố của dân cư Hoa Kì: Hoa Kì là đất nước của những
người nhập dân (trong hai cuộc đại chiến một phần lớn các nhà khoa học di cư đến Hoa Kì)
nên nguồn lao động có trình độ cao và giàu kinh nghiệm.
22
+ Luồng nhập cư của người da trắng thế kỉ XVII-XIX, chủ yếu định cư ở vùng Đông
Bắc.
+ Luồng nhập cư của người da đen vào thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX, tập trung ở
đồng bằng trung tâm và phía nam.
+ Luồng nhập cư của người da vàng (châu Á) vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tập
trung ở khu vực miền Tây.
- Xu hướng thay đổi sự phân bố dân cư của Hoa Kì: dân cư di chuyển từ bắc xuống
nam và từ đông sang tây phù hợp với quá trình khai thác lãnh thổ.
- Suy nghĩ của nguồn lao động Hoa Kì rất táo bạo, dám nghĩ dám làm.
Kết luận: quá trình nhập cư và xu hướng di chuyển dân cư của Hoa Kì phù hợp với quá
trình khai thác lãnh thổ thể hiện tính năng động. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền
kinh tế Hoa Kì phát triển.
Câu 3.
a. Vẽ biểu đồ đường, 1 đường thể hiện mức tăng trưởng kinh tế của thế giới, 1 đường
thể hiện mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì.
- Trục tung: thể hiện mức tăng trưởng kinh tế (%)
- Trục hoành: thể hiện thời gian (năm)
Lưu ý: Sử dụng 2 màu khác nhau hoặc 2 kí hiệu khác nhau để phân biệt 2 đường.
Tên biểu đồ và bảng chú giải.

b. Nhận xét
- Mức tăng trưởng của thế giới luôn tăng qua các năm, đặc biệt năm 2004 đạt
5%/năm. Giải thích: nền kinh tế của các nước đạt được mức tăng trưởng cao, đặc biệt là các
nước công nghiệp mới (NICs).
- Mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì có xu hướng giảm từ năm 1986 đến năm 2003,
năm 2004 mức tăng trưởng kinh tế tăng lên và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong thời kì
1986 - 2004. Giải thích: Sau năm 1986 nền kinh tế của Hoa Kì bị cạnh tranh khốc liệt, và do
nền kinh tế Hoa Kì bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới (cuộc khủng
hoảng năng lượng vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm
1997, sự trì trệ của nền kinh tế thế giới), khí hậu toàn cầu bị biến đổi, nhiều thiên tai xảy
ra,
Câu 4.
Khu vực Đặc điểm Thuận lợi Khó khăn
Vùng phía
Đông
- Núi già A-pa-lat và
các đồng bằng ven Đại
Tây Dương, khí hậu
ôn hòa, lượng mưa
lớn.
- Thủy năng phong
phú.
- Các đồng bằng phù sa
ven Đại Tây Dương
thuận lợi cho trồng nhiều
loại cây lương thực, cây
ăn quả,
- Dãy A-pa-lat với nhiều
thung lũng cắt ngang
- Hiện tượng đất

bạc màu ở vùng
Ngũ hồ.
- Nguồn tài nguyên
có nguy cơ cạn kiệt
do được khai thác
từ rất lâu đời.
23
- Tài nguyên khoáng
sản: than đá, quặng
sắt,
giao thông thuận tiện.
- Thuận lợi phát triển
công nghiệp luyện kim.
Vùng Trung
tâm
- Ở phía tây và phía
bắc có địa hình gò
đồi thấp, diện tích
đồng cỏ rộng.
- Phía nam là đồng
bằng rộng lớn.
- Nhiều tài nguyên:
than đá, quăng sắt,
dầu mỏ, khí đốt,
- Đồng bằng trung tâm
phù sa màu mỡ rất thuận
lợi cho trồng trọt, khu
vực phát triển nông
nghiệp lớn nhất của Hoa
Kì.

- Đồng cỏ thuận lợi phát
triển chăn nuôi.
- Nhiều nguồn tài nguyên
có giá trị phát triển công
nghiệp (đặc biệt là dầu
khí)
- Lũ lụt.
Vùng phía
Tây
- Vùng núi cao Cooc-
di-e, các bồn địa và
cao nguyên.
- Nhiều tài nguyên
kim loại quý hiếm.
- Đồng bằng ven Thái
Bình Dương.
- Phát triển nông nghiệp
trên đồng bằng ven biển.
- Khai thác khoáng sản,
tiềm năng năng lượng
lớn.
- Khí hậu khô hạn,
diện tích hoang mạc
lớn.
- Địa hình không
thuận lợi phát triển
giao thông
Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5a, 6d, 7b, 8c, 9d.
Bài 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo)
Tiết 2. KINH TẾ

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày sự phân bố các ngành sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì.
Câu 2. Hoa Kì là siêu cường quốc kinh tế số một trên thế giới nhưng tại sao giá trị nhập
siêu của Hoa Kì ngày càng tăng?
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Bảng 6.3. GDP của Hoa Kì và một số châu lục năm 2004 (tỉ USD)
Toàn thế giới Hoa Kì Châu Âu Châu Á Châu Phi Khác
40887,8 11667,5 14146,7 10092,9 790,3 4190,4
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP của Hoa Kì so với thế giới năm 2004.
b. So sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số khu vực
Câu 4. Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền các nội dung phù hợp vào các ô trống
24
Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Hoa Kỳ
Câu 5. Ngành công nghiệp được coi là “sở trường” của Hoa Kì với tổng giá trị xuất khẩu
năm 2000 đạt 600 tỉ USD:
a. Công nghiệp chế tạo máy. c. Công nghiệp môi trường.
b. Công nghiệp năng lượng. d. Công nghiệp vũ trụ.
Câu 6. Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) cao nhất thế giới (2004):
a. Hoa Kì. b. Luc-xăm-bua. c. Nhật Bản. d. Pháp.
Câu 7. Nhân tố có tính chất quyết định cho Hoa Kì trở thành siêu cường quốc kinh tế số 1
trên thế giới:
a. Vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế.
b. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.
c. Nguồn lao động có chất lượng cao và năng động.
d. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 8. Miền Đông Bắc Hoa Kì sớm trở thành “cái nôi” của ngành công nghiệp, nhờ:
a. Dầu mỏ phong phú. c. Giàu than và thủy điện.
b. Đồng bằng rộng lớn. d. Nhiều kim loại quý hiếm.
Câu 9. Chính sách trợ giá cho nông nghiệp Hoa Kì được áp dụng từ năm nào?
a. Năm 1936. b. Năm 1940. c. Năm 1985. d. Năm 1996.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Sự phân bố các ngành sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì:
- Ngành trồng lúa mì và chăn nuôi bò: Phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc Hoa Kì,
nơi có cận nhiệt và ôn đới nên thuận lợi trồng lúa mì và chăn nuôi bò sữa. Ngoài ra, lúa mì
và chăn nuôi bò còn được phát triển ở phần phía bắc của vùng Trung tâm.
- Ngành trồng lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới: Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng
duyên hải Đại Tây Dương, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô, đồng bằng duyên hải Thái Bình
Dương. Đây là những nơi có khí hậu nhiệt đới.
- Ngành trồng cây ăn quả cận nhiệt, ôn đới và trồng rau xanh: Chủ yếu phân bố ở
xung quanh vùng Ngũ Hồ.
- Ngành trồng ngô, củ cải đường và chăn nuôi bò, lợn: Ở vùng đồng bằng Trung tâm,
nơi có diện tích rộng lớn nhung đất đai đã có những nơi bị bạc màu.
Ngoài ra, ngành trồng rừng ở Hoa Kì cũng phát triển khá mạnh. Diện tích rừng của
đất nước này chủ yếu phân bố ở phía Tây lãnh thổ.
Như vậy, sự phân bố của các ngành nông nghiệp chính của Hoa Kì đã chứng tỏ
ngành nông nghiệp ở Hoa Kì được phát triển chuyên môn hóa cao, đã hình thành các vành
đai nông nghiệp lớn.
25

×