Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài học về lòng trung thực pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.52 KB, 3 trang )

Bài học về lòng trung thực
(Dân trí) - Ngày nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu
đài tráng lệ. Người quản gia mở cửa và hỏi: “Ngài
cần gì?”. Người ăn xin trả lời: “Vì tình yêu của
Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này”. “Tôi phải
hỏi ý kiến bà chủ đã” - người quản gia trả lời.
Người quản gia mang chuyện lên hỏi chủ nhà, một quý bà keo kiệt. Bà ta nói:
“Jeremiah, hãy cho ông lão tội nghiệp một ổ bánh mỳ. Một thôi nhé. Và nếu có thể, đưa
bánh ngày hôm qua ấy”.
Jeremiah từ lâu đã thầm yêu bà chủ, và để bà vui lòng, ông lấy một ổ bánh mỳ cũ, cứng
như đá đưa cho lão ăn xin.
“Bánh mỳ của ông đây, ông lão tội nghiệp” - người quản gia không gọi ông lão ăn xin
bằng “ngài” một cách trịnh trọng nữa.
“Chúa phù hộ cho ngài” - ông lão ăn xin trả lời.
Người quản gia đóng cánh cửa đồ sộ bằng gỗ sồi lại, ông lão ăn xin ra đi với ổ bánh mỳ
kẹp dưới cánh tay. Ông trở về chốn quen thuộc nơi trú ngụ cả ngày lẫn đêm, ngồi xuống
dưới tán cây và bắt đầu ăn ổ bánh vừa xin được.
Đột nhiên, răng ông cắn phải vật gì đó rất cứng. Ông lão hết sức ngạc nhiên khi phát
hiện ra chiếc nhẫn vàng nạm kim cương mặt ngọc trai.
“Mình thật may mắn!”, ông lão nghĩ thầm. “Mình bán chiếc nhẫn này đi và sẽ có đủ tiền
trong một thời gian dài”. Thế nhưng, lòng trung thực của ông lão ngay lập tức ngăn ý
định đó lại: “Không, ta sẽ tìm chủ nhân của chiếc nhẫn và trả nó lại cho họ”.
Bên trong chiếc nhẫn có khắc hai chữ J. X. Ông lão ăn xin không hề ngần ngại nhưng
cũng chẳng thông minh tẹo nào, đi thẳng đến cửa hàng và tìm hỏi cuốn niên giám điện
thoại. Cả thị trấn chỉ có mỗi một gia đình có tên bắt đầu bằng chữ X: Gia đình Xofaina.
Quá vui mừng vì có cơ hội thể hiện lòng trung thực, ông lão vội đi đến nhà Xofaina.
Ông lão rất bất ngờ vì đó chính là gia đình đã cho ông ổ bánh mỳ. Jeremiah mở cửa và
hỏi ông lão tội nghiệp cần gì.
“Tôi tìm thấy chiếc nhẫn vàng bên trong ổ bánh mỳ ngài đã tốt bụng cho tôi lúc nãy” -
ông lão trả lời.
Jeremiah cầm chiếc nhẫn lên hỏi ý kiến bà chủ. Bà vui mừng khôn xiết: “May quá, tìm


được chiếc nhẫn bị mất tuần trước rồi. Ra ta đã làm rơi nó lúc đang nhào bột làm bánh.
J.X. là viết tắt tên của ta, Josermina Xofaina”.
Sau một hồi suy ngẫm, bà chủ nhà nói: “Hãy cho ông lão tội nghiệp đó bất kỳ cái gì ông
ấy muốn, miễn là đừng đắt quá”.
Ông quản gia quay xuống hỏi ông lão: “Vì hành động cao đẹp của mình, ông muốn nhận
được phần thưởng gì?”.
“Tôi cần một ổ bánh mỳ vì tôi đang rất đói” - ông lão ăn xin nói.
Và thế là một lần nữa, theo đúng lời bà chủ, người quản gia đưa cho ông lão ăn xin
một ổ bãnh mỳ cũ, cứng như đá, không quên nói: “Chúa phù hộ cho ông!”.
Ông lão ăn xin trở về chốn quen thuộc để thưởng thức bánh mỳ. Đột nhiên, răng ông lại
cắn phải vật gì cưng cứng, lại một chiếc nhẫn vàng khác nạm kim cương có mặt ngọc
trai. Ông lão nhận ra hai chữ viết tắt quen thuộc J.X.
Một lần nữa ông lão quay trở lại ngôi nhà của gia đình Xofaina để trả nhẫn và nhận ổ
bánh mỳ thứ ba, trong đó ông tìm thấy chiếc nhẫn thứ ba, ông đem trả và nhận tiếp ổ
bánh mỳ thứ tư, trong đó…
Kể từ ngày may mắn tìm thấy nhẫn vàng trong bánh mỳ cho đến ngày xui xẻo rời bỏ thế
giới này, ông lão ăn xin đã sống rất vui vẻ và hạnh phúc, không phải lo lắng về vấn đề
tiền bạc để mua thức ăn.
Việc duy nhất ông phải làm mỗi ngày là đem trả chiếc nhẫn vàng tìm thấy trong ổ bánh
mỳ…
Quà tặng từ trái tim
(Dân trí) - Khi tôi còn là một thiếu niên 13 tuổi, mẹ tôi
đã dạy cho tôi một bài học giá trị mà tôi không bao giờ
quên. Một hôm tôi và mẹ đang mua hàng ở một cửa
hàng thực phẩm nhỏ thì tôi chú ý đến một gia đình vừa
bước vào.
Đó hình như là một gia đình, người mẹ cùng con gái và cháu ngoại đi mua sắm. Họ ăn
mặc sạch sẽ nhưng quần áo quá cũ và sờn nhiều chỗ và rõ ràng họ thuộc gia đình kém
may mắn. Họ đẩy xe dọc theo các kệ hàng, chọn lựa kỹ càng, toàn là các mặt hàng cần
thiết và thực phẩm hàng ngày.

Tôi và mẹ đã mua hàng xong và đi về phía người thu ngân để trả tiền. Khi đến đó, gia
đình kia đứng trước chúng tôi, cách chúng tôi một người. Khi tôi theo dõi cách gia đình
ấy bầy hàng lên băng chuyền để tính tiến, tôi nghe bà mẹ luôn yêu cầu người thu ngân
cộng dồn từng món có lẽ vì bà lo rằng mình sẽ mua quá số tiền mình có. Điều đó làm
mất thì giờ và người khách hàng đứng trước chúng tôi dường như không còn đủ kiên
nhân nữa và bắt đầu cắn nhằn bực bội.
Khi người thu ngân tính tổng số tiền, người phụ nữ không đủ tiền để trả nên bà bắt đầu
lựa chọn các món đồ để bỏ lại. Mẹ tôi lấy trong ví ra 20 đô la và đưa cho người phụ nữ.
Bà mẹ ấy rất ngạc nhiên và nói: “Tôi không thể nhận chúng”. Mẹ tôi nhìn thẳng vào mắt
người phụ nữ đó và nhẹ nhàng lên tiếng: “Có chứ. Chắc chắn là chị có thể nhận được.
Đây là một món quá. Không có thứ gì trong giỏ hàng mà chị không cần cả. Chị hãy
nhận đi”. Người phụ nữ đó nhận tiền, nắm chặt bàn tay mẹ tôi một lát và mắt rơi lệ:
“Trước đây chưa ai tốt với tôi như thế này cả. Cảm ơn chị nhiều”.
Tôi biết là tôi rời cửa hàng với những giọt nước mắt xúc động và câu chuyện là một
trong những điều tôi giữ mãi trong lòng. Bạn biết đấy, cha mẹ tôi có tới 6 đứa con và
cũng chẳng dư dả gì và anh chị em chúng tôi cũng chưa bao giờ dám yêu cầu cha mẹ
mua cho một món đồ xa xỉ nào đó. Tôi rất hạnh phúc nói rằng tôi thừa hưởng trái tim
nhân hậu của mẹ. Tôi cũng từng cho đi với lòng nhân từ và trên đời không có gì khiến
còn người ta hạnh phúc hơn thế.

×