Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Triết học ( phần IV ) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.85 KB, 9 trang )

Triết học ( phần IV )
Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây
Bản chất con người và tính hợp pháp chính trị


Thomas Hobbes
Từ thời cổ đại, và xa xưa hơn nữa, nguồn gốc của tính hợp pháp của các
thế lực chính trị là không thể nào tránh khỏi mối liên hệ chặt chẽ với bản
chất con người. Trong The Republic (Cộng hòa) Plato đã tuyên bố rằng xã
hội lý tưởng phải được điều hành bởi một hội đồng của các vua-triết gia,
bởi vì những người giỏi triết học thường là có khả năng nhận thức được
điều tốt đúng đắn nhất. Tuy nhiên, ngay cả Plato cũng yêu cầu các triết
gia phải gia nhập và tự khẳng định mình trong xã hội nhiều năm trước khi
bắt đầu công việc trị vì vào tuổi năm mươi. Đối với Aristotle, con người
là động vật chính trị (nghĩa là động vật xã hội), và nhà nước được thiết
lập để theo đuổi điều tốt cho cộng đồng. Aristotle lý luận rằng, bởi vì nhà
nước (polis) là dạng cao nhất của cộng đồng, nó có mục đích theo đuổi
điều tốt đẹp nhất. Aristotle xem rằng quyền lực chính trị như là kết quả
của các bất bình đẳng tự nhiên trong tài năng và đạo đức. Bởi vì những sự
khác biệt này, ông ta ủng hộ một giai cấp quý tộc với những người có khả
năng và có đạo đức. Đối với Aristotle, một người không thể nào là hoàn
hảo nếu như anh ta không sống trong một cộng đồng. Hai cuốn sách của
ông Đạo đức Nicomachean và Chính trị phải được đọc theo đúng trật tự
đó. Cuốn sách đầu nói với các phẩm chất đạo đức (hay là "sự xuất sắc")
của một người như là một công dân; cuốn thứ hai nói về một dạng nhà
nước thích hợp để bảo đảm cho các công dân đều có phẩm chất tốt, và do
đó là hoàn thiện. Cả hai cuốn sách đều nói về vai trò quan trọng của sự
công bằng trong đời sống dân sự.
Nicolas xứ Cusa đã thổi lại tư tưởng của Plato trong những năm đầu thế
kỉ 15. Ông đã ủng hộ dân chủ trong châu Âu thời Trung cổ, cả trong
những cuốn sách ông viết lẫn tổ chức Hội đồng Florence của ông. Không


giống như Aristotle và truyền thống Hobbes thường đi theo, Cusa xem tất
cả con người là bằng nhau và linh thiêng (nghĩa là, được tạo ra theo mẫu
của Chúa), do vậy dân chủ là thể chế công bằng duy nhất của nhà nước.
Quan điểm của Cusa được một số người cho là đã làm bùng nổ thời đại
Phục hưng Ý, đưa ra khái niệm "quốc gia-nhà nước".
Sau này, Niccolò Machiavelli đã phủ nhận quan điểm của Aristotle và
Thomas Aquinas là không thực tế. Chính quyền cai trị lý tưởng không
phải là hiện thân của các giá trị đạo đức; mà chính quyền nên làm những
gì cần và đủ, hơn là làm những gì đáng được ca ngợi về đạo đức. Thomas
Hobbes cũng thách thức nhiều điểm trong quan điểm của Aristotle. Đối
với Hobbes, bản chất của con người nhìn chung là chống-xã hội: con
người thường mang tính cá nhân vị kỉ, và chủ nghĩa cá nhân này làm cuộc
sống khó khăn trong trạng thái xã hội tự nhiên. Hơn nữa, Hobbes lý luận
rằng, mặc dù con người có thể có những bất bình đẳng tự nhiên, nhưng
những điều này là không đáng kể, bởi vì không có một tài năng hay đức
hạnh đặc biệt nào làm họ có thể an toàn khỏi bị hại bởi người khác. Vì
những lý do này, Hobbes kết luận rằng một nhà nước xuất phát từ sự
đồng thuận chung để đưa toàn bộ cộng đồng ra khỏi trạng thái tự nhiên.
Điều này chỉ có thể làm được bằng cách thiết lập một chính quyền, nó
được trao quyền cai quản toàn bộ cộng đồng, và có khả năng làm cho
người khác phải kính sợ.
Nhiều người trong thời đại Khai sáng đã không thỏa mãn với những học
thuyết đang có trong triết học chính trị, các học thuyết làm giảm đi hay
không chú trọng đến khả năng của một nước dân chủ. Jean-Jacques
Rousseau là một trong những người cố gắng lật đổ những học thuyết này:
ông đáp lại Hobbes bằng tuyên bố rằng con người về bản chất tự nhiên là
một dạng "noble savage", và rằng xã hội và những thỏa thuận xã hội đã
làm hỏng đi bản chất tự nhiên đó. Một người chỉ trích khác là John
Locke. Trong Second Treatise on Government ông đồng ý với Hobbes
rằng quốc gia-nhà nước là một công cụ hiệu quả để đưa con người ra khỏi

trạng thái đáng ghét đó, nhưng ông lý luận rằng the sovereign might
become an abominable institution compared to the relatively benign
unmodulated state of nature
[16]
.
Chủ nghĩa nhân quả, đạo nghĩa luận, và đức hạnh học
Bài chi tiết: Chủ nghĩa nhân quả, đạo nghĩa luận, và đức hạnh học


Jeremy Bentham
Triết học phương Đông
Bài chi tiết: Triết học phương Đông
Triết học phương Đông kế thừa các truyền thống lớn bắt nguồn từ hoặc
đã phổ biến tại Ấn Độ và Trung Quốc cổ. Các nhà triết học phương Đông
chính yếu gồm Kapila, Yajnavalkya, Thích Ca Mâu Ni, Akshapada
Gotama, Nagarjuna, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử,
Chu Hy, Hàn Phi Tử, Vương Dương Minh, Dharmakirti, Sankara,
Ramanuja, Madhvacharya, Sri Ramakrishna, Narayana Guru,
Vivekananda, Aurobindo, Ananda Coomaraswamy và Sarvepalli
Radhakrishnan.
Triết học Ấn Độ có lẽ có thể so sánh được với triết học phương Tây hơn
cả. Ví dụ, trường phái Nyaya của triết học Hindu đã khám phá logic như
một số nhà triết học phân tích hiện đại; tương tự, trường phái Carvaka
mang đặc điểm vô thần và kinh nghiệm chủ nghĩa. Tuy nhiên, có những
sự khác biệt quan trọng, chẳng hạn triết học Ấn Độ cổ nhấn mạnh vào các
học thuyết của trường phái hay các kinh sách cổ, thay vì nhấn mạnh vào
cá nhân các triết gia, đa số họ khuyết danh hoặc tên tuổi không được lưu
truyền lại.
Triết học Ba Tư
Triết học Ấn Độ

Trong lịch sử của tiểu lục địa Ấn Độ, theo sau sự thiết lập của nền văn
hóa Aryan/Vedic, sự phát triển của các tư tưởng triết học và tôn giáo đã
phát triển trong một giai đoạn trên 2 thiên niên kỉ đã đưa đến sự phát triển
của 6 trường phái của triết học Hindu aastika (chính thống). Những
trường phái này được xem là đồng nghĩa với Ấn Độ giáo, là một phát
triển của Tôn giáo Veda lịch sử.
Triết học Hindu đã làm nên một phần của văn hóa của Nam Á, ảnh hưởng
đến tận miền Đông Nam Á.
Triết học Trung Quốc
Bài chi tiết: Triết học Trung Quốc


Khổng Tử, minh hoạ trong Myths & Legends of China, 1922, của E.T.C.
Werner
Triết học có ảnh hưởng rất sâu rộng đến nền văn minh Trung Hoa, và cả
Đông Á. Nhiều trường phái triết học đã được hình thành trong thời kỳ
Xuân Thu và Chiến Quốc, và được biết với tên gọi Bách gia chư tử. Bốn
trào lưu có ảnh hưởng nhất là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia. Sau
này, vào thời nhà Đường, Phật giáo từ Ấn độ cũng trở thành một trào lưu
tôn giáo và triết học. (Cũng nên lưu ý là trong tư tưởng phương Đông,
không giống với Tây phương, giữa triết học và tôn giáo không có ranh
giới rõ ràng.) Giống với triết học Tây phương, triết học Trung Hoa có
nhiều tư tưởng phức tạp và đa dạng với nhiều trường phái và đều đề cập
đến mọi lĩnh vực và chuyên ngành của triết học.
Triết học trong ứng dụng
Bài chi tiết: Triết học trong ứng dụng
Mặc dù có vẻ nằm hoàn toàn trong phạm trù trừu tượng, triết học cũng có
áp dụng thực tiễn. Điển hình nhất là áp dụng trong nguyên tắc xử thế, như
nguyên tắc xử thế trong nghề nghiệp, và triết lý chính trị. Triết lý chính trị
và kinh tế của Khổng Phu Tử, Kautilya, Tôn Tử, John Locke, Jean-

Jacques Rousseau, Karl Marx, John Stuart Mill, Mahatma Gandhi, Robert
Nozick và John Rawls đã được dùng làm nền móng hình thành các triều
đại, chính quyền đương thời cũng như làm cơ sở biện minh cho hành
động của họ.


Karl Marx
Cũng nên nhấn mạnh triết lý về giáo dục. "Giáo dục tiên tiến" do John
Dewey phát huy đã có ảnh hưởng sâu đậm trong phương cách giáo dục
tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Cũng có thể biện chứng được rằng nhiều tay
triết gia Kỷ Niên Mới, như trong "Tiên tri Celestine", đã vô tình giáo dục
nhân gian về tâm lý con người, và sức mạnh của quan hệ người với
người, qua những ẩn dụ tôn giáo.
Một áp dụng thực tiễn nữa của triết học là trong Nhận thức luận - một
ngành triết học tìm hiểu về sự hiểu biết, bằng chứng cụ thể và sự thật thoả
đáng. Hai thí dụ của nhận thức luận và logic áp dụng trong thực tế hằng
ngày là tin tức báo chí và các cuộc điều tra của cảnh sát. Nhận xét, suy
diễn logic chung chung có khả năng rất kỳ diệu, giúp cho công dân có thể
phán xét khi nghe, đọc tin tức hay bài bình luận, thảo luận. Triết lý trong
khoa học tìm hiểu vá giải thích về những khúc mắc trong phương pháp
khoa học. Mỹ học giúp diễn đạt về nghệ thuật. Ngay cả bản thể học, một
ngành triết rất trừu tượng và có vẻ ít có áp dụng nào thực tiễn, lại góp
phần quan trọng trong suy luận logic của ngành khoa học máy tính.
Nói chung, nhiều loại "luận lý" (như "luận lý về luật") có khả năng giúp
người trong chuyên môn hiểu thấu đáo hơn về lý thuyết và khái niệm
trong ngành của mình.
Thường thì triết học được xem là một nghiên cứu một lĩnh vực chưa được
hiểu đủ để có thể trở thành nhánh tri thức của riêng mình. Những gì ngày
xưa từng chỉ là các chủ đề triết học thì đến thời hiện đại đã trở thành các
ngành riêng, chẳng hạn tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học, và kinh tế

học. Khoa học máy tính, khoa học nhận thức và trí tuệ nhân tạo là các
lĩnh vực nghiên cứu hiện đại mà triết học đã từng đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển.
Hơn thế, mới phát triển một phân ngành triết học đã dành hết khả năng để
áp dụng triết học vào những vấn đề của cuộc sống thường ngày đã được
phát triển gần đây, được gọi là "triết học lời răn" philosophical
counseling. Nhiều nhà triết học phương Đông có thể giúp hàng triệu
người đang chịu sự dằn vặt tâm lí bằng cách xem xét sự phiền muộn của
họ bằng cách thiền để gợi lại kí ức và sợi dây kết nối sức mạnh giữa sức
mạnh thể chất và sức mạnh tâm hồn.
Triết học Mác - Lênin
Bài chi tiết: Triết học Mác - Lênin
Triết học Mác - Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa
Mác – Lênin; đầu tiên là Triết học Mác, do Mác và Enghen sáng lập ra,
được Lênin và các nhà mácxít khác phát triển thêm. Triết học Mác ra đời
vào những năm 40 thế kỉ 19 và được phát triển gắn chặt với những thành
tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra
đời của Triết học Mác là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư
tưởng loài người, trong lịch sử triết học. Nhưng cuộc cách mạng ấy bao
hàm tính kế thừa, tiếp thu tất cả những nhân tố tiên tiến và tiến bộ mà lịch
sử tư tưởng loài người đã để lại. Triết học Mác là triết học duy vật.
Nhưng các nhà sáng lập của triết học đó không dừng lại ở chủ nghĩa duy
vật của thế kỉ 18 mà những thiếu sót chủ yếu nhất của nó là máy móc,
siêu hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội. Các ông đã khắc
phục những thiếu sót ấy, đưa triết học tiến lên một bước phát triển mới
bằng cách tiếp thu một cách có phê phán những thành quả của triết học cổ
điển Đức, nhất là phép biện chứng trong hệ thống triết học của Hêghen.
Tuy nhiên, phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, vì
vậy, các nhà sáng lập Triết học Mác đã cải tạo nó, đặt nó trên lập trường
duy vật. Chính trong quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của

Hêghen và phát triển tiếp tục chủ nghĩa duy vật cũ, trên cơ sở khái quát
hoá những thành tựu của khoa học tự nhiên và thực tiễn cho đến giữa thế
kỉ 19, Mác và Enghen đã tạo ra triết học của mình. Triết học ấy sau này
đã được Lênin phát triển thêm và trở thành Triết học Mác - Lênin. Triết
học Mác - Lênin là triết học duy vật biện chứng triệt để. Lênin hy vọng
khắc phục được những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Trong
Triết học Mác - Lênin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội,
các nguyên lí của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức
chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lí luận thống nhất. Nội dung cơ bản
của lí luận đó gồm:
 Thứ nhất, đó là các nguyên lí của chủ nghĩa duy vật đã được giải
thích một cách biện chứng. Theo các nguyên lí này, "Trong thế giới
không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, và vật chất đang
vận động không thể vận động như thế nào khác ngoài vận động
trong không gian và thời gian" . Còn ý thức chỉ là sản phẩm của bộ
óc con người và là sự phản ánh tự giác, tích cực các sự vật, hiện
tượng và quá trình hiện thực của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Như vậy trong quan hệ giữa vật chất
và ý thức, vật chất là cái thứ nhất, cái quyết định và tồn tại độc lập
với ý thức, còn ý thức là cái thứ hai, cái có sau. Tuy nhiên khác với
chủ nghĩa duy vật trước Mác, Triết học Mác - Lênin, một mặt
khẳng định sự phụ thuộc vào vật chất, coi ý thức là sự phản ánh thế
giới vật chất, mặt khác lại thừa nhận tác dụng tích cực trở lại của ý
thức đối với vật chất. Thông qua hoạt động của con người, ý thức
có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất
ấy.
 Thứ hai, các nguyên lí của phép biện chứng trong hệ thống triết
học Hêghen đã được cải tạo và xây dựng lại trên lập trường duy
vật. Theo các nguyên lí đó:
1. Mỗi kết cấu vật chất có muôn vàn mối liên hệ qua lại với các sự

vật, hiện tượng, quá trình khác của hiện thực.
2. Tất cả các sự vật cũng như sự phản ánh của chúng trong óc con
người đều ở trong trạng thái biến đổi phát triển không ngừng.
Nguồn gốc của sự phát triển đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
ở ngay trong lòng sự vật. Phương thức của sự phát triển đó là sự
chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất
và ngược lại. Còn chiều hướng của sự phát triển này là sự vận động
tiến lên theo đường xoáy trôn ốc chứ không phải theo đường thẳng.
Nội dung của hai nguyên lí trên đây được thể hiện trong 3 quy luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật (quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập; quy luật về sự chuyển hoá những biến
đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại; quy luật
phủ định cái phủ định) và trong hàng loạt quy luật về mối quan hệ
qua lại biện chứng giữa cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết
quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và
hiện tượng, khả năng và hiện thực, v.v
3. Triết học Mác - Lênin còn bao gồm lí luận nhận thức và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con
người, nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp,
hoàn toàn, mà là một quá trình nhờ đó tư duy mãi mãi và không
ngừng tiến đến gần khách thể. Sự tiến đến gần đó diễn ra theo con
đường mà Lênin đã tổng kết: "Từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường
biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức thực tại
khách quan". Cơ sở, động lực và mục đích của toàn bộ quá trình
này là thực tiễn. Thực tiễn cũng đồng thời là tiêu chuẩn của chân lí.
Triết học Mác - Lênin không chỉ dừng lại ở những quan điểm duy
vật biện chứng về tự nhiên mà còn mở rộng những quan điểm đó
vào việc nhận thức xã hội và nhờ đó thế giới quan duy vật biện
chứng trở thành toàn diện và triệt để. Áp dụng và mở rộng quan

điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu xã hội, Mác đã đưa ra
được quan niệm duy vật về lịch sử, chỉ ra con đường nghiên cứu
những quy luật của sự phát triển xã hội, sự phát triển đó, cũng như
sự phát triển của tự nhiên, không phải do ý muốn chủ quan mà do
những quy luật khách quan quyết định. Sự ra đời của Triết học
Mác - Lênin đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử và đời sống
xã hội thực sự có tính chất khoa học. Mác và Lênin đã tìm ra chân
lí: "Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ,
trái lại, chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ".
Tồn tại xã hội của con người trước hết là phương thức sản xuất của
cải vật chất xã hội. Đó là nhân tố, xét đến cùng, quyết định toàn bộ
đời sống của xã hội, quyết định sự phát triển của xã hội. Ý thức xã
hội không có gì khác hơn là sự phản ánh tồn tại xã hội. Trong khi
khẳng định nguyên lí tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, Triết
học Mác - Lênin cũng thừa nhận tính độc lập tương đối trong sự
phát triển của ý thức xã hội và vai trò tích cực của tư tưởng, lí luận
tiên tiến trong sự phát triển của xã hội. Trong quá trình sản xuất xã
hội, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ
thuộc vào ý muốn của họ - tức là những quan hệ sản xuất, những
quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các
lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản
xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện
thực, trên đó xây dựng lên một cấu trúc thượng tầng pháp lí và
chính trị, và tương ứng với cơ sở thực tại đó là những hình thái ý
thức xã hội nhất định. Tới một giai đoạn phát triển nhất định, các
lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những
quan hệ sở hữu, mà trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản
xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các
lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy đã trở thành những xiềng
xích của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn này được giải quyết khi có

một quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, phù hợp với lực lượng sản xuất
đã lớn mạnh. Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả cái cấu trúc thượng
tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng. Triết học Mác -
Lênin cũng chỉ rõ một cách đúng đắn, khoa học về vai trò của quần
chúng nhân dân trong sự phát triển của lịch sử. Quan niệm đó đã
dẫn đến chỗ khẳng định vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công
nhân hiện đại trong cuộc đấu tranh giải phóng loài người, trong
việc xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Triết học
Mác - Lênin cũng đã chứng minh việc xây dựng xã hội cộng sản là
tất yếu. Triết học Mác - Lênin nghiên cứu xã hội với tính cách là
một thể thống nhất, hoàn chỉnh và vạch ra những quy luật chung và
những động lực của sự phát triển xã hội. Nó chỉ ra vị trí và vai trò
của mỗi mặt đời sống xã hội trong hệ thống xã hội nói chung, vạch
ra những nét cơ bản của các giai đoạn phát triển xã hội loài người.
Định nghĩa Vật chất của Lê Nin
Bài chi tiết: Vật chất (triết học Marx-Lenin)
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép
lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×