Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Viêm mũi mạn tính pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.34 KB, 4 trang )


Viêm mũi mạn tính




Rất phổ biến ở nước ta do khí hậu nóng ẩm, niêm mạc mũi viêm
mãn tính sẽ phản ứng tăng tiết nhầy và quá phát.
1. Triệu chứng lâm sàng:
Lúc đầu là ngạt mũi một bên, lúc bên nọ khi bên kia, sau đó ngạt liên
tục dữ dội cả 2 bên, xuất tiêt ít, nhầy dai dính không màu, ít khi có mủ, có xu
hướng phát triển phía mũi sau xuống họng, viêm họng thứ phát, BN hay phải
đằng hắng, nói giọng mũi kín, chảy nước mắt, có thể có viêm túi lê, nhức
đầu mất ngủ. Lâm sàng có 3 giai đoạn:
1.1. Giai đoạn xung huyết đơn thuần: Ngạt mũi liên tục cả đêm lẫn
ngày, xuất tiết ít, khám niêm mạc mũi cuốn mũi to, đỏ, đôi khi tím bầm đặt
thuốc co mạch còn co hồi tốt.
1.2. Giai đoạn xuất tiết: Chảy mũi là dấu hiệu cơ bản, nhầy hoặc mủ,
chảy hàng tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác. Niêm
mạc mũi phù nề nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng, đặt thuốc co mạch còn có tác
dụng nhưng chậm và tái sưng nề nhanh. Sàn mũi và các khe có chất xuất tiết
ứ đọng.
1.3. Giai đoạn quá phát: Là hậu quả của một quá trình quá sản niêm
mạc cuốn dưới, tắc mũi liên tục, ngày càng tăng, đặt các loại thuốc co mạch
không còn tác dụng, nói giọng mũi kín, thở miệng nên viêm họng mạn tính,
giảm hoặc mất khứu giác, xuất tiết ít dần. Khám cuốn dưới quá phát gần sát
vách ngăn, cứng sần sùi, màu xám nhạt, đôi khi phát triển phía đuôi cuốn,
chỉ soi mũi sau mới thấy.
2. Nguyên nhân bệnh sinh:
Tổn thương các tế bào chế nhầy do quá trình liên tục viêm từ: Viêm
xoang, nhét mèche mũi, VA quá phát, niêm mạc có rối loạn vận mạch,


những kích thích mạn tính như thuốc lá, bụi, nhiệt độ, hóa chất, nấm, bụi
kim loại thói quen dùng ngón tay ngoáy mũi Hiện nay người ta còn nghĩ
do rối loạn nội tiết: Tuyến giáp, thượng thận, đái đường, tim mạch, dị ứng
thuốc, dị ứng nhiễm khuẩn, phụ nữ thời kỳ có thai
3. Chẩn đoán:
3.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâm sàng và khám thực thể, các
yếu tố thuận lợi gây bệnh. Soi mũi niêm mạc đỏ thẩm hoặc tím xanh, dày
hoặc teo sưng nề cuốn dưới, hốc mũi hẹp. Giai đoạn sau cuốn mũi sần sùi
hay thoái hóa Polype thật sự, đặc biệt cuốn giữa quá phát, phủ mũi nhầy
3.2. Chẩn đoán phân biệt: - Viêm xoang, dị vật, viêm đặc hiệu, VA
quá phát, u hạt các tính Granulome, khối u tân sinh
4. Điều trị:
4.1. Điều trị nguyên nhân: Xác định nguyên nhân điều trị.
4.2. Điều trị triệu chứng: - Chống tắc mũi: Nhỏ mũi, xông - Chống
chảy mũi: Các thuốc săn niêm mạc, co mạch
4.3. Điều trị phẩu thuật: - Tùy mức độ quá phát mà có thể can thiệp
phẩu thuật từ nhẹ tới nặng: Bẻ cuốn, đốt cuốn, cắt cuốn một phần hoặc toàn
bộ.
4.4. Điều trị bằng thuốc: Thuốc thay đổi cơ địa, thuốc có lưu huỳnh,
iode, photpho, dầu cá, nâng cao thể trạng.
5. Phòng bệnh
Có chế độ phòng hộ ở nhà máy hóa chất, kiêng thuốc lá, giải quyết
những gai kích thích, các ổ nhiểm trùng, lệch hình vách ngăn, viêm xoang,
luyện thở, tập luyện trong mùa lạnh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×