Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.1 KB, 5 trang )
Đi bộ với người bệnh mạn tính
Với người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính thì đi bộ là hoạt động
thường nhật không thể thiếu được.
Vì người cao tuổi thường có các vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp,
tiểu đường, khớp nên trước khi tập, người cao tuổi và những người có bệnh
này cần được thầy thuốc tư vấn cụ thể về hình thức đi bộ, khối lượng vận
động.
Với người bị bệnh tăng huyết áp (THA), thì đi bộ không chỉ làm giảm HA
mà còn có tác dụng chống mất ngủ. Bước đi nhịp nhàng giúp điều hoà thần kinh,
nhất là ở trung khu vận động của vỏ não, chuẩn bị cho vỏ não dễ dàng chuyển
sang trạng thái ức chế.
Người bị tăng huyết áp nên bắt đầu đi bộ với tốc độ 50-60 bước/phút, sau
tăng dần lên 70-80 bước/phút, trên đoạn đường bằng phẳng, dài khoảng 1,5-2 km.
Khi HA đã ổn định, dưới 140/90 mmHg, có thể chạy bước nhỏ (40-60 cm/bước),
chạy chậm, nhẹ nhàng từng đoạn ngắn 200-300 mét.
Chú ý: Thả lỏng các cơ, nhất là các cơ khớp vai và tay; đầu và thân ở tư thế
tự nhiên, thân người không ngả ra trước hay ra sau quá nhiều; đặt cả bàn chân
xuống đất. Nên xen kẽ chạy chậm với đi bộ, tập thở và nghỉ xen kẽ. Thời gian nghỉ
dài gấp ba lần thời gian chạy. Sau vài ba buổi tập, nếu HA vẫn ổn định, có thể tăng
thời gian chạy từng 5 giây một cho mỗi buổi tập.
Để đạt được hiệu quả mong muốn, cần lưu ý:
- Tập nhẹ nhàng, tránh gắng sức vì quả tim vốn đã quá tải, nếu phải gắng
sức, quả tim phải chịu thêm một gánh nặng mới, sẽ phải bóp nhanh hơn, mạnh
hơn, HA sẽ tăng cao hơn, dễ dẫn đến đột qụy, suy tim.
- Tập thường xuyên và lâu dài, ít nhất 5 lần mỗi tuần, mỗi lần 30 phút;
- Tự mình theo dõi và điều chỉnh lượng vận động sao cho khi tập xong vẫn
thở được bằng mũi, vẫn nói chuyện thoải mái; 5-10 phút sau, mạch và HA trở lại
mức trước khi tập.
Sau khi đi bộ, nếu có số mạch trong một phút nhỏ hơn 170 trừ đi (-) tuổi