Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điện ảnh ( phần II ) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.42 KB, 5 trang )

Điện ảnh ( phần II )
Thời gian
Đây là cách phân loại ban đầu của các bộ phim, khi đó phim được phân
loại theo chiều dài của cuộn phim được trình chiếu. Có thể phân biệt các
bộ phim thành:
 Phim ngắn: Phim có độ dài ít hơn 60 phút hay tương đương 1600
mét phim 35 mm ở tốc độ 24 hình trên giây.
 Phim dài: Phim có độ dài nhiều hơn 60 phút. Độ dài thông thường
của các phim dài là 90 phút. Một số bộ phim nổi tiếng có thời gian
rất dài như Cuốn theo chiều gió (Gone with the wind, dài 222 phút)
hay Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở về của nhà vua (The
Lord of the Rings: The Return of the King, dài 200 phút).
Thể loại
Bài chi tiết: Thể loại điện ảnh
Điện ảnh cũng có thể được phân loại theo các thể loại tùy theo ý đồ nghệ
thuật của biên kịch và đạo diễn khi thực hiện phim. Một bộ phim có thể
được đặt vào nhiều thể loai khác nhau tùy theo cách phân tích, ví dụ như
phim khoa học giả tưởng, phim hài, phim kinh dị, phim hình sự, phim
chiến tranh, phim ca nhạc, Một ví dụ là bộ phim nổi tiếng Sự im lặng
của bầy cừu (The Silence of the Lambs, đoạt 5 Giải Oscar quan trọng nhất
năm 1991) có thể coi là một phim kinh dị hoặc một phim hình sự.
Thể loại phim cũng có thể dựa trên tư tưởng nghệ thuật của các bộ phim.
Theo đó ta có phim thuộc trào lưu Làn sóng mới (Nouvelle Vague) của
điện ảnh Pháp, phim theo chủ nghĩa Hiện thực mới (neorealism) của điện
ảnh Ý,
Kỹ thuật thực hiện
Bài chi tiết: Kỹ thuật điện ảnh
Một bộ phim có thể phân loại theo kỹ thuật thực hiện.
Đối tượng xem
 Nhãn G (General Audiences): Phim cho phép phổ biến rộng rãi
 Nhãn PG (Parental Guidance suggested): Có thể không thích hợp


với trẻ em
 Nhãn PG-15 (Parents Strongly Cautioned): Không nên dành cho trẻ
dưới 13 tuổi
 Nhãn R (Restricted): Dưới 17 tuổi phải có cha mẹ hoặc người lớn
đi cùng
 Nhãn NC-17: Không dành cho người vị thành niên
Quá trình làm phim
Bài chi tiết: Quá trình làm phim
Việc thực hiện một bộ phim tùy thuộc rất nhiều vào thể loại phim, dòng
phim, ý đồ nghệ thuật hoặc thương mại của biên kịch, đạo diễn và nhà
sản xuất. Tuy vậy quá trình làm phim cũng có thể chia làm năm công
đoạn chính:
 Phát triển kịch bản: Bao gồm xây dựng cốt truyện, lời thoại và
phân cảnh
 Tiền sản xuất: Lựa chọn diễn viên (casting), xây dựng bối cảnh,
trường quay, đạo cụ, phục trang
 Sản xuất: Quay thử, quay chính thức, thu âm đồng bộ
 Hậu kỳ: dựng phim, âm thanh, thực hiện các kỹ xảo trên phim và
bằng máy vi tính, chiếu thử
 Phân phối: Quảng cáo, phân phối phim cho các rạp, thêm phụ đề,
phát hành DVD và chiếu trên truyền hình, phát hành các sản phẩm
phụ (áo phông, áp phích, trò chơi điện tử chủ đề, )
Các công đoạn kể trên được thực hiện bởi một đội ngũ làm phim bao gồm
các vị trí chính sau:
 Nhà sản xuất phim
 Đạo diễn
 Biên kịch
 Diễn viên
 Kỹ thuật viên:
o Quay phim

o Kỹ thuật âm thanh
o Đạo cụ và Phục trang
o Dựng phim
Đánh giá chất lượng phim
Phê bình điện ảnh
Bài chi tiết: Phê bình điện ảnh
Phê bình điện ảnh là quá trình phân tích và đánh giá chất lượng các sản
phẩm điện ảnh. Công việc này thường do các nhà phê bình phim chuyên
nghiệp hoặc các nhà báo chuyên về điện ảnh thực hiện. Các bài phê bình
có thể được giới thiệu trên báo, tạp chí hoặc các phương tiện truyền thông
khác sau khi các nhà phê bình và nhà báo xem buổi chiếu thử. Ý kiến phê
bình các bộ phim mới sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị hiếu của công chúng.
Thông thường các bộ phim được giới phê bình ca ngợi sẽ thu hút nhiều
khán giả hoặc ngược lại. Tuy nhiên điều này không phải bao giờ cũng
đúng, đôi khi các bài phê bình lại có tác dụng ngược lại, người xem có
thể lại hào hứng mua vé các bộ phim bị giới phê bình chỉ trích kịch liệt
hoặc hờ hững với những bộ phim nghệ thuật được giới phê bình ca ngợi.
Liên hoan phim và giải thưởng điện ảnh
Bài chi tiết: Liên hoan phim và Giải thưởng điện ảnh
Một cách đánh giá chất lượng phim khác là thông qua các giải thưởng
điện ảnh và liên hoan phim.
Giải thưởng điện ảnh được trao bởi các hội nghề nghiệp liên quan đến
điện ảnh (thường là Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh hoặc Hội Điện ảnh)
bằng việc bỏ phiếu kín để chọn ra những người xứng đáng. Giải thưởng
điện ảnh nổi tiếng nhất thế giới có lẽ là Giải Oscar được trao bởi Viện
Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Academy of Motion Picture
Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) (Hoa Kỳ). Ngoài ra hầu như các
nền điện ảnh phát triển đều có giải thưởng điện ảnh khá uy tín, ví dụ ở
Pháp là Giải César, ở Hồng Kông là Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông.
Bên cạnh các giải thưởng điện ảnh, một số tổ chức còn đứng ra mở các

liên hoan phim, trong đó các bộ phim mới được chiếu giới thiệu và một
ban giám khảo được lập ra để đánh giá các tác phẩm dự giải. Trong số
các liên hoan phim phải kể tới Liên hoan phim Cannes (Pháp), Liên hoan
phim Berlin (Đức), Liên hoan phim Venezia (Ý) và Liên hoan phim
Sundance (Mỹ).
Công nghiệp điện ảnh
Bài chi tiết: Công nghiệp điện ảnh
Ngay sau khi ra đời, việc thực hiện và trình chiếu các bộ phim đã trở
thành một lĩnh vực giải trí mang lại rất nhiều lợi nhuận. Anh em nhà
Lumière khi khai sinh ra nền điện ảnh hiện đại cũng đã đánh dấu sự ra đời
của ngành công nghiệp điện ảnh khi tiến hành thu tiền khán giả vào xem
những bộ phim đầu tiên của hai người ở Grand Café. Các hãng phim
cũng được thành lập ngày một nhiều còn các diễn viên điện ảnh thì nhanh
chóng trở thành các ngôi sao với rất nhiều người hâm mộ. Năm 1917, vua
hề Charlie Chaplin đã được ký hợp đồng với mức lương kỷ lục thời đó là
1 triệu USD một năm.
Hiện nay cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, Hoa Kỳ là quốc gia có nền
công nghiệp điện ảnh phát triển nhất với kinh đô của nó ở Hollywood
thuộc tiểu bang California. Một bộ phim Hollywood có thể được đầu tư
tới 200 triệu USD để rồi thu về gần 2 tỷ USD như Titanic
[1]
. Tuy nhiên
khu vực sản xuất nhiều phim nhất phải kể tới Mumbai, kinh đô
Bollywood của Ấn Độ
[2]
.
Các hãng phim lớn
Hiện nay Hollywood có 6 hãng phim lớn (The Big Six) nơi cho ra đời hầu
hết các bộ phim kinh phí lớn của điện ảnh Mỹ. Đó là các hãng:
 Fox Entertainment Group (trong đó có xưởng phim Twentieth

Century Fox)
 Paramount Motion Pictures Group (trong đó có xưởng phim
Paramount Pictures và DreamWorks SKG)
 Sony Pictures Entertainment (trong đó có xưởng phim Columbia
Pictures và Metro-Goldwyn-Mayer)
 NBC Universal (trong đó có xưởng phim Universal Studios)
 Time Warner (trong đó có xưởng phim Warner Bros. Pictures,
New Line Cinema và HBO)
 Buena Vista Motion Pictures Group (trong đó có xưởng phim Walt
Disney Pictures)
Ở Hollywood cũng còn một số hãng phim độc lập như Lucasfilm, Ltd.
của George Lucas hay Amblin Entertainment của Steven Spielberg. Ở các
thị trường phim lớn khác, các hãng phim thường có quy mô nhỏ hớn và
các bộ phim vì thế cũng có kinh phí đầu tư thấp hơn nhiều so với các tác
phẩm của Hollywood. Ở Pháp có thể kể tới Canal+, Pathé hoặc Gaumont
(hãng phim lâu đời nhất thế giới còn hoạt động
[3]
). Còn hai hãng lớn ở
Hồng Kông là Thiệu Thị và Gia Hòa.
Phát hành
Trong giai đoạn đầu, sau khi được sản xuất, các bộ phim thường được
chiếu trong các rạp hát (để tiện cho việc bố trí dàn nhạc công tạo âm
thanh cho phim). Rạp chiếu phim thực sự đầu tien được xây dựng tại
Pittsburgh thuộc tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ năm 1905
[4]
. Chỉ vài
năm sau đó, hàng nghìn rạp chiếu tương tự được ra đời từ việc cải tạo lại
các rạp hát có sẵn
[5]
. Những rạp loại này tại Mỹ thường được gọi là một

nickelodeon, xuất phát từ việc vé vào xem thường có giá 1 nickel (tương
đương 5 xu).
Hiện nay khi mua vé vào rạp khán giả thường được xem một phim,
nhưng trước thập niên 1970, thường một buổi chiếu bao gồm hai phim,
một phim chất lượng và kinh phí cao (phim loại A - A movie) và một
phim chất lượng thấp hơn (phim loại B - B movie). Thay thế cho các phim
loại B, hiện nay người ta sẽ chiếu các đoạn quảng cáo ngắn hoặc các đoạn
giới thiệu (trailer) về các phim sắp phát hành.
Từ sau Thế chiến thứ hai, các rạp chiếu phải cạnh tranh quyết liệt với
truyền hình vốn dễ dàng đưa các bộ phim đến số lượng công chúng lớn
hơn nhiều. Sự phát triển các phương tiện lưu trữ thông tin như băng từ
VHS, CD và DVD cũng làm nhiều người không đến rạp để thưởng thức
phim mới mà họ mua hoặc thuê các CD, DVD phim này về nhà. Mới đây
nhất, Internet đã trở thành công cụ trao đổi phim ảnh (cả hợp pháp và bất
hợp pháp) cực kì tiện lợi khiến cho các rạp chiếu phim ngày càng gặp
nhiều đối thủ trên lĩnh vực thu hút khán giả. Theo một nghiên cứu năm
2000 của ngân hàng ABN AMRO thì chỉ có 26% thu nhập của các hãng
phim Hollywood đến từ tiền bán vé, 46% đến từ việc bán và cho thuê
băng đĩa và 28% đến từ truyền hình
[6]
.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×