Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chất độc có trong thực vật ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.45 KB, 5 trang )

Chất độc có trong thực vật
Thực vật rất cần thiết cho sức
khỏe của chúng ta và không
thể thiếu trong bữa ăn hàng
ngày. Tuy nhiên, nếu không
chế biến đúng cách, một số
thực vật có thể gây ngộ độc
hoặc nguy hiểm đến tính
mạng.

Hãy cùng tìm hiểu về một số chất độc có
trong thực vật và một số các kiến thức cơ
bản về chuẩn bị, nấu nướng để tránh các
sai lầm đáng tiếc, các bạn nhé!

1. Khoai tây đã mọc mầm
Khi dự trữ khoai tây không đúng cách
như quá nhiều ánh sáng, quá nóng, khoai
sẽ bị xanh dưới vỏ hoặc mọc mầm, lúc
đó hàm lượng solanin (chất gây độc)
trong khoai tăng lên rất cao.

Hình
minh
họa:
Chất độc
có trong
thực vật

Triệu chứng ngộ độc: Đau bụng, nôn
mửa, tiêu chảy, khó thở.



Giải pháp: Hãy cắt bỏ hết những phần có
màu xanh ở củ khoai tây, và ngâm trong
nước để giảm độc tố vì solanin có thể
hoà tan trong nước. Nhưng tốt nhất là
bạn không nên ăn chúng."

2. Cà chua còn xanh
Cà chua xanh có chứa nhiều solanin
(chất gây độc).

Triệu chứng: Nôn mửa, choáng váng,
mệt mỏi, nếu nghiêm trọng có thể gây
nguy hiểm tới tính mạng.

Giải pháp: Không nên ăn cà chua còn
xanh, hãy kiên nhẫn đợi đến khi chúng
chín, bạn nhé!

3. Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi có chứa một chất cảm
quang rất mẫn cảm với ánh sáng. Sau khi
ăn, qua sự chiếu xạ của ánh sáng mặt trời
có thể gây ra bệnh viêm da.

Triệu chứng: Tất cả các phần da lộ ra của
cơ thể đều bị ngứa, sưng mọng lên, hô
hấp khó khăn.

Giải pháp: Không nên ăn mộc nhĩ tươi.

Mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm
quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng
biến mất, sẽ an toàn khi sử dụng."

4. Măng tươi
Hàm lượng cyanua có trong măng rất
đáng lo ngại, nó sẽ giảm dần khi ngâm
măng trong nước. Tuy nhiên, đối với
măng chua, trong quá trình ngâm, chất
xyanua có thể kết hợp với một số enzym
hoặc kết hợp với một số chất trong ruột
người gây ngộ độc cấp tính.

Triệu chứng: Đau bụng cấp tính, nôn,
mạch chậm không đều và co giật.

Giải pháp: Nên rửa kỹ, ngâm măng trong
nước nhiều giờ và luộc qua 1, 2 lần trước
khi ăn. Đối với măng chua, cũng nên
luộc trước khi ngâm chua để hạn chế bớt
hàm lượng độc chất xyanua."

5. Sắn tươi (khoai mì)
Trong sắn (khoai mì) cũng chứa độc chất
cyanua, kể cả phần thịt và phần vỏ (phần
vỏ thường có hàm lượng cao hơn).

Triệu chứng: Đau bụng cấp tính, nôn,
mạch chậm không đều và co giật.


Giải pháp: Lột hết lớp vỏ dầy, cắt khúc,
ngâm trong nước lạnh nhiều giờ. Khi
luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay
bớt đi."

×