Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật trồng Đu Đủ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.53 KB, 5 trang )

Kỹ thuật trồng Đu Đủ



Đu đủ ưa nắng, nhiều ánh sáng, đất cao, độ ẩm vừa phải và không
ngập úng, Nếu cây bị ngập nước sau 15-24 giờ, trời lại nắng gắt sẽ bị héo và
có thể chết.
Đu đủ ưa đất thịt trung tính, đất thịt pha cát nhẹ, sạch sẽ. Trồng nơi
nhiều rác bẩn, bón phân tươi đu đủ rất dễ bị bệnh, cây ra ít quả hoặc không
có quả.
Trồng vụ xuân vào tháng 2 - 3 dương lịch, trồng vụ thu vào tháng 9 -
10 dương lịch. Kinh nghiệm từ các lão nông cho thấy, để có cây giống trồng
vào vụ xuân (vụ trồng đu đủ tốt nhất) thì gieo hạt vào tháng 9-10.
Bón phân, chăm sóc: Thường cứ 30 - 45 ngày làm cỏ, tỉa hoa, tỉa
quả, cành là một lần. Nên dùng đất thịt mới ở ruộng cầy ải, đất bùn ao phơi
nỏ xếp vào xung quanh gốc, hoặc đất phù sa thật tốt.
Có thể dùng phân hóa học để thâm canh đu đủ, mỗi năm bón 3 - 4 lần.
Phân đạm làm cho lá xanh tươi, mỗi lần bón 80 - 100g sulfat, chống bệnh,
mỗi lần bón 100 - 200g supe lân; phân kali có tác dụng làm cho quả giòn và
ngọt hơn, mỗi lần bón 5 - 10g sulfat kali. Khi bón thường trộn hỗn hợp 3
loại phân này với đất bột, nên bón vào sau khi mưa, nếu không thì phải tưới
nước 2 - 3 ngày liền.
Ngoài ra nếu bón phân hữu cơ thì phải ủ thật hoai mục.
Khi cây ra quả và hoa nhiều, cần thường xuyên tỉa bớt quả kẹ, hoa
xấu, bỏ bớt những chùm quả quá dầy. Cây đu đủ nào cao trên 3m ở những
nơi thoáng gió cần tỉa đốn ngọn (có nơi dùng nồi đất, gạch ngói đè ngọn)
cho cây đâm nhánh không vươn lên cao.
Thu hoạch:
Tùy từng cây, có thể thu hoạch đu đủ quanh năm. Những cây sai quả
nên tỉa bớt những quả to không cân đối, vẹo vọ đem làm nộm, làm dưa góp,
hầm xương


Thu quả chín, khi quả chín vàng (hay đỏ) từ 2/3 quả trở lên hãy thu
hái (cây cao dùng thang) vặn từng quả một nhẹ nhàng đem về giấm tiếp, quả
sẽ ngọt hơn là thu quả ương (mới vàng một góc). Quả chín đem xếp vào sọt,
mỗi lớp quả có một lớp rơm. Trên cùng phủ kín rơm hay bao tải để 3 - 5
ngày vàng đều và sờ tay hơi mềm là có thể lấy ra ăn hay đem bán.
Cải tạo cây ăn quả
nhanh ra trái
Theo lý thuyết thì tạo các cây ăn quả giống mới như táo, khế ngọt,
hồng không hạt, người ta phải gieo hạt táo chua, khế chua và các giống hồng
cũ địa phương làm gốc ghép. Song trong những năm qua tôi đã giúp một số
hộ nông dân cải tạo các cây táo chua, khế chua và các giống hồng cũ chất
lượng kém đã vài chục năm tuổi thành các giống táo mới, khế ngọt và hồng
không hạt bằng phương pháp ghép.
Cách làm như sau:Các cây ăn quả trên vào mùa xuân đốn hết các
cành trên cây.Tuỳ từng cây mà đốn cao hay thấp. Mục đích là để chúng phát
triển các cành mới thuận lợi nhất để làm cành ghép. Khi các cành đã phát
triển đến độ bánh tẻ thì lấy mắt ghép ở các giống mới có chất lượng và năng
suất cao ghép vào các cành trên.
Cách ghép và các thao tác kỹ thuật giống như cách ghép bình
thường. Tuỳ từng gốc, có cây phải bắc ghế, bắc thang để ghép. Thậm trí trên
một gốc táo chua, có thể ghép nhiều loại giống khác nhau trên các cành khác
nhau. Cũng như cây khế để cả giống chua (để sử dụng nấu cua, cá) và ghép
giống ngọt. Đối với hồng quả, ngoài sử dụng gốc hồng cũ, còn có thể sử
dụng gốc cậy để "biến" cậy thành hồng càng tốt. Sử dụng gốc già để làm gốc
ghép cành ghép phát triển khoẻ hơn nhiều so với ghép vào cây non, lại mau
cho quả và sai. Tính trội hoàn toàn nghiêng về mắt ghép và điều quan trọng
là không hề bị thoái hoá qua các năm, không phải phá cây cũ trồng cây mới.
Với kỹ thuật này bà con nông dân có thể cải tạo một số giống cây khác như
xoài, cam quýt, bưởi Hoặc "biến" gốc bưởi thành cành vừa cam vừa quýt.


×