Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Những kiểu quảng cáo phổ biến Sai lầm trong quảng cáo có thể gây ra những potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.85 KB, 9 trang )

Những kiểu quảng cáo phổ biến
Sai lầm trong quảng cáo có thể gây ra những thiệt hại đáng
kể về tài chính, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Chính vì lý do này mà một số doanh nghiệp tỏ ra rất dè dặt
với quảng cáo.Thế nhưng


Không phải mỗi doanh nghiệp đều phải dùng tất cả 6 loại
quảng cáo được liệt kê dưới đây. Loại quảng cáo mà bạn sử
dụng phụ thuộc vào nội dung thông điệp mà công ty muốn
truyền tải cũng như phải phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.

Quảng cáo bản thân công ty
Nếu đại lý bán bảo hiểm cho bạn là một người bạn rất thân
của gia đình, trong trường hợp bạn có nhu cầu mua bảo
hiểm, nhiều khả năng bạn sẽ mua từ người bạn đó mà
không để tâm lắm đến việc anh ta đang làm việc cho công
ty bảo hiểm nào.Tuy nhiên, hãy xem xét một ví dụ khác: tại
sao bạn lại đến Metro để mua hàng trong khi gần nơi bạn ở
vẫn có những cửa hàng cung cấp đúng loại sản phẩm đó?
Có phải một trong những nguyên nhân chính nằm ở thông
điệp quảng cáo bán hàng giá rẻ của Metro? Như vậy, điều
gì là quan trọng hơn cả: bản thân công ty, sản phẩm của nó
hay yếu tố con người? Yếu tố nào khiến khách hàng muốn
mua sản phẩm? Đối với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ,
đây có thể là câu hỏi đáng quan tâm.

Để trả lời câu hỏi này, xin nêu thêm một ví dụ khác : Đó là
trường hợp của một công ty chuyên cung cấp băng video ở
San Diego, ban California (Mỹ), với tên gọi “Thư viện
Video”. Chiến lược tiếp thị của họ là chú trọng quảng cáo


về tên tuổi của công ty thay vì nâng cao chất lượng và
quảng bá sản phẩm (phim ảnh) mà họ cung cấp. Họ tạo
những box quảng cáo nhỏ với nội dung duy nhất là tên
công ty và đăng thường xuyên nội dung này trên báo chí
trong một thời gian. Kết quả, chỉ trong vòng 5 năm, con số
các cửa hàng, chi nhánh của công ty này đã tăng từ 4
(1980) lên đến 43 (1985) cửa hàng tất cả. Đồng thời, “Thư
viện Video” cũng là tên tuổi được nhắc đến nhiều nhất ở
San Diego trong thời gian đó.
Quảng cáo thương hiệu
Tập đoàn Procter and Gamble® đã chứng minh họ hiểu rõ
tầm quan trọng của thương hiệu hơn ai hết. Bột giặt Tide®
của hãng này đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất trong
nhiều năm. Khi sản phẩm máy rửa chén ra đời, lợi dụng ưu
thế của sản phẩm mới này, P&G đã nhanh chóng tung ra
sản phẩm tương ứng “Tide dùng cho máy rửa chén”. Tuy
nhiên, thay vì dùng tên cũ là "Tide®", họ lại tạo ra nhãn
hiệu mới "Cascade®”.Và P&G lần này đã không gặt hái
được thành công.

Một ví dụ khác về tập đoàn sản xuất chế biến thức ăn nổi
tiếng thế giới Kraft®. Họ cũng có vô số nhãn hiệu, nhưng
nhãn hiệu thành công cho mỗi sản phẩm thì cũng chỉ có 1.
Cho dù cái “mác” Kraft hầu như rất khó được nhìn thấy
trên bao bì sản phẩm, nhãn hiệu phô mai kem Philadelphia
Cream Cheese® của họ đã từng chiếm khoảng 70% thị
trường. Đối với các sản phẩm mứt và thạch của Kraft, nhãn
hiệu Smuckers giành vị trí thống lĩnh. Với mayonnaise thì
Hellman's® là kẻ dẫn đầu. Tìm hiểu những câu chuyện
thương hiệu này, hẳn bạn đã ít nhiều hình dung được cách

quảng bá một thương hiệu thành công?

Khi thương hiệu tồn tại trong tâm trí khách hàng, nó sẽ trở
thành một thương hiệu mạnh. Đó là điều mà bất cứ chuyên
gia thương hiệu nào cũng muốn đạt được, bởi không có gì
tuyệt vời hơn khi có được một thương hiệu tốt. Khi cần
phát triển một thương hiệu, hãy “phát tán” nó ở khắp mọi
nơi có thể.
Quảng cáo dịch vụ
Đây là hình thức quảng cáo khó nhất, bởi dịch vụ là một
dạng “sản phẩm” vô hình. Khách hàng không thể dùng các
giác quan để cảm nhận giá trị của nó. Chất lượng và giá trị
dịch vụ chỉ có thể được giải thích và chứng minh.

Lấy ví dụ như dịch vụ giặt thảm. Những người làm công
việc này mang máy giặt thảm đến nhà bạn, sau khi xong
việc, họ ra đi mà không để lại một “sản phẩm” hữu hình
nào để bạn có thể nhìn thấy, chạm vào, cầm nắm nó, ngoại
trừ tấm thảm đã được giặt tẩy. Cái họ bán cho bạn không
phải là một tấm thảm sạch, mà là cảm giác thoải mái, sạch
sẽ. Để quảng cáo dịch vụ, bạn chỉ có thể giải thích và
chứng minh.
Quảng cáo B2B (Business-to-Business advertising)
Đối tượng của loaị hình quảng cáo này là các doanh
nghiệp, công ty chứ không phải người tiêu dùng.Một số
doanh nghiệp hầu như không có nhu cầu tiếp cận với công
chúng mà chỉ thông qua các công ty làm công việc phân
phối sản phẩm cho họ. Đối với các công ty này, quảng cáo
trên báo, radio hoặc ti-vi là một sự lãng phí thời gian và
tiền bạc. Thay vào đó, họ có thể dùng direct mail hoặc

những những mẩu tin tự giới thiệu trên các tạp chí thương
mại. Nếu bạn cũng muốn áp dụng hình thức quảng cáo này,
trước hết cần phải có một danh sách các tạp chí thương
mại. Có nhiều cách để có được danh sách này : gọi điện hỏi
tổng đài 1080, tìm trên sổ danh bạ xuất bản định kỳ,
internet và các nguồn khác.
Quảng cáo phối hợp (Co-op Advertising)
Là hình thức kết hợp với một công ty khác và họ sẽ trả một
phần chi phí nếu như bạn đồng ý thêm vào mẩu quảng cáo
đó nội dung quảng cáo của họ. Đây là giải pháp tối ưu đối
với những doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu truyền tải thông
điệp quảng cáo ra thị trường. Hình thức quảng cáo này cho
phép doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí đồng
thời truyền tải được tất cả nội dung thông điệp cùng với
hình ảnh minh hoạ (nếu có) của họ trên các phương tiện
truyền thông.
Tuy nhiên, khi áp dụng kiểu này, bạn cũng cần phải thận
trọng. Bất kể công ty nào cũng muốn doanh nghiệp của họ
phải nổi bật và vượt trội hơn người khác.Do đó, họ sẽ xem
xét rất kĩ về vị trí và cách trình bày mẩu quảng cáo của bạn.
Trước khi đối tác đồng ý hợp tác quảng cáo, họ luôn muốn
xem xét tất cả, bao gồm nội dung quảng cáo bằng lời, tranh
ảnh, kích cỡ, vị trí đặt quảng cáo của bạn như thế nào cũng
như việc sử dụng logo ra sao. Nếu bạn đăng sai vị trí mà
không có sự đồng ý của họ chẳng hạn, thì có nhiều khả
năng bạn phại chịu thêm phần chi phí đáng kể, hoặc có khi
phải trả toàn bộ chi phí quảng cáo tuỳ theo hợp đồng hoặc
thỏa thuận giữa hai bên.
Thông thường khi quảng cáo trên các phương tiện truyền
thông, bạn sẽ được yêu cầu thanh toán chi phí cho họ trong

vòng 1 tháng trở lại.Vì thế đừng để mình phải rơi vào
trường hợp chờ đợi đối tác thanh toán chi phí họ phải chịu
chung quá lâu. Tốt nhất hãy thoả thuận việc này với đối tác
trước đó bằng văn bản.
Quảng cáo dịch vụ công ích (PSA's)
Là hình thức quảng cáo phục vụ cho lợi ích chung của cộng
đồng, với mục đích giáo dục và cung cấp kiến thức cho mọi
người.Thường các quảng cáo này phục vụ cho các chương
trình, chiến lược của chính phủ (ví dụ như chương trình an
toàn giao thông, sinh đẻ có kế hoạch …) Nếu công ty bạn
đủ khả năng tài trợ cho một sự kiện nào đó nhằm mục đích
từ thiện thì PSA’s là cách tốt nhất để bạn khuếch trương
danh tiếng công ty.
Do đặc thù của loại quảng cáo này là doanh nghiệp không
phải trả phí cho các cơ quan truyền thông, nên việc xin
quảng cáo không hề đơn giản. “Đất” cho PSA rất hạn chế
và nếu quảng cáo của bạn được thực hiện thì nó cũng chỉ
được phát vào những thời điểm không mấy thuận lợi.
Quảng cáo mang lại cho doanh nghiệp 2 lợi ích. Trước hết,
đó là cách để doanh nghiệp có thể tung ra thị trường thông
điệp cho sản phẩm hoặc dịch vụ đã có. Thứ hai, quảng cáo
giúp giảm chi phí của quá trình mang sản phẩm đến tay
người tiêu dùng, nâng cao doanh số, hạ thấp chi phí sản
xuất.Mặt trái của quảng cáo là nó có thể tạo ra nhu cầu ảo
về sản phẩm hay dịch vụ được quảng cáo.
Tùy yêu cầu, hoàn cảnh, bạn có thể chọn hơn 1 hoặc một
vài hình thức quảng cáo trên đây cho chiến dịch truyền
thông của mình. Chỉ cần lưu ý là quảng cáo phải có tính
chuyên nghiệp và liên tục.Cái chính là doanh nghiệp cần
chú trọng vào thông điệp mà họ muốn gửi đến khách hàng

mục tiêu. Nếu có thể, hãy áp dụng một vài chào hàng hoặc
thông điệp của công ty với một hoặc một vài kiểu quảng
cáo trên đây để kiểm tra tính hiệu quả trước khi lựa chọn
hình thức thích hợp nhất với doanh nghiệp mình.


×