Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thương mại điện tử kích thích tiêu dùng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.89 KB, 7 trang )

Thương mại điện tử kích thích tiêu dùng
Những đường nét chính của một trật tự tiêu dùng toàn cầu
mới đã thấy rõ trong cuộc bùng nổ mua sắm qua Internet ở
Trung Quốc.

Cho dù mọi người luôn than phiền rằng dân Trung Quốc
hà tiện, làm nhiều tiêu ít, việc kinh doanh của các nhà bán
lẻ trực tuyến (online retailer) ở nước này đang hết sức phát
đạt. Họ nhắm tới sự nổi lên của lớp người tiêu dùng trẻ tuổi
- những người sẽ tái định hình nền kinh tế thế giới trong
những thập niên sắp tới.
Xue Yong là một trong số những khách hàng Trung Quốc
tiêu biểu mà các tập đoàn đa quốc gia và các thương hiệu
lớn nhắm tới. Là một kỹ sư lập trình mới 30 tuổi, anh có
nhiều tiền để chi tiêu và luôn khát khao sở hữu những sản
phẩm thời trang mới nhất. “Vợ tôi và tôi dành ít nhất hai
tiếng đồng hồ mỗi tuần để lướt web, tìm mua đồ hiệu, và ít
khi chúng tôi ra khỏi mạng với hai bàn tay không. Đây
cũng là cách để chúng tôi thư giãn tại nhà sau một tuần vất
vả ở công sở”, anh Xue nói.
Tỷ lệ tiết kiệm cao chót vót của người Trung Quốc, đối lập
hoàn toàn với thói quen tiêu trước trả sau của người Mỹ, là
một trong những sự “mất cân bằng” kinh tế đã góp phần
gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
Người tiêu dùng Mỹ, đối mặt với tình trạng bất an về công
ăn việc làm và vay mượn khó khăn, đã bị buộc phải thắt
lưng buộc bụng chứ không thể tiếp tục chi tiêu hào phóng
như trước. Tỷ lệ tiết kiệm trong tổng thu nhập của người
Mỹ đã tăng lên mức 5% so với mức 0% hồi trước khủng
hoảng. Bù vào chỗ tiết kiệm của người Mỹ, Mỹ kêu gọi các
nước xuất khẩu như Nhật Bản, Đức và Trung Quốc hãy gia


tăng tiêu dùng nội địa. Nhưng dù vậy, không dễ gì thuyết
phục được người Trung Quốc từ bỏ thói quen để dành tới
30% thu nhập.
Tuy vậy, sự thay đổi đang diễn ra, dù chậm, nhất là khi
phương thức mua sắm trên mạng bắt đầu bùng nổ ở Trung
Quốc.
Trong một báo cáo gần đây, ông Dong Tao, nhà kinh tế của
Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse ở Hồng Kông, nhận định:
“Sự vươn lên mang tính chất cơ cấu của người tiêu dùng
Trung Quốc sẽ tạo ra sự chuyển hóa trong mô hình tăng
trưởng của nước này cũng như trong bối cảnh tiêu dùng
toàn cầu. Chúng tôi dự báo rằng Trung Quốc sẽ vượt qua
Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới vào
năm 2020”.
Theo ông Dong Tao, động lực căn bản của sự gia tăng tiêu
dùng là công cuộc đô thị hóa; cư dân đô thị Trung Quốc
đang được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế, thu nhập cao
hơn; giới trẻ đô thị Trung Quốc vừa giàu có hơn vừa có
khuynh hướng chi tiêu và hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn
các thế hệ cha anh. Những đường nét chính của một trật tự
tiêu dùng toàn cầu mới đã thấy rõ trong cuộc bùng nổ mua
sắm qua Internet ở Trung Quốc. Theo iResearch, một công
ty nghiên cứu và tiếp thị trực tuyến, đến cuối quý 2 - 2009
vừa qua, doanh số kinh doanh điện tử (e-commerce) của
Trung Quốc đã tăng 91,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt
56,36 tỉ nhân dân tệ, tương đương 8,26 tỉ đô la Mỹ. Trong
thời gian này, doanh số bán lẻ theo cách kinh doanh truyền
thống chỉ tăng 15%.
Taobao – mạng đấu giá trực tuyến lớn nhất Trung Quốc,
hiện đã có tới 145 triệu thành viên, nghĩa là 43% số người

sử dụng Internet ở đất nước có đông người dùng Internet
nhất hành tinh đã đăng ký tài khoản giao dịch trên mạng
Taobao. Được coi là mạng EBay Trung Quốc, Taobao dự
kiến doanh số năm 2009, chủ yếu từ quảng cáo, sẽ tăng gấp
đôi mức 300 - 400 triệu nhân dân tệ hồi năm ngoái.
Thương mại trực tuyến không chỉ là ví dụ điển hình cho
nhu cầu tiêu thụ đang tăng nhanh mà còn tạo cơ hội cho
người tiêu dùng Trung Quốc vượt qua những trở ngại khiến
họ khó mở túi tiền. Giao thông là một trở ngại như vậy.
Mặc dù đã đầu tư rất nhiều tiền bạc vào cơ sở hạ tầng,
Trung Quốc vẫn còn thiếu đường bộ, đường sắt để nối vùng
duyên hải đã phát triển với vùng nội địa rộng lớn. Chính vì
thế các nhà bán lẻ rất ngại ngần trong việc mở rộng mạng
lưới phân phối ra vùng nông thôn, vùng miền Trung và
miền Tây Trung Quốc, khiến nhiều trăm triệu người tiêu
dùng tiềm năng không tiếp cận được hàng hóa của các nhà
bán lẻ. Thương mại điện tử giúp khắc phục khoảng cách
này.
Theo một cuộc khảo sát của tập đoàn tư vấn toàn cầu
McKinsey & Company, ở các thành phố nhỏ và nghèo, số
người muốn mua hàng trực tuyến nhiều hơn 27% so với cư
dân các thành phố lớn và giàu có mặc dù độ phổ cập của
Internet ở các thành phố nhỏ thấp hơn nhiều so với thành
phố lớn. Đối với nhà bán lẻ, thông điệp của cuộc khảo sát
là: Hãy lên mạng. Chuỗi siêu thị quần áo giá rẻ của Nhật
Bản Uniqlo (U.G.) đã mở một cổng giao dịch điện tử trên
mạng Taobao hồi tháng 4 - 2009 và ngạc nhiên khi thấy
trong 11 ngày đầu tiên họ đã bán được lượng hàng lên tới
4,1 triệu nhân dân tệ. Ông Han Bing, nhân viên tiếp thị của
chi nhánh Uniqlo China, nói:“Chúng tôi dự kiến doanh số

bán hàng trực tuyến sẽ tăng mạnh trong những năm sắp tới.
Đây đúng là một thị trường khổng lồ có tiềm năng phát
triển rất lớn mà chúng tôi không thể bỏ qua”.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng phù hợp hoàn
toàn với chiến lược kinh tế của chính phủ Trung Quốc là
khuyến khích tiêu thụ nội địa và giảm sự lệ thuộc vào xuất
khẩu. Bắc Kinh đã phấn đấu xây dựng các dịch vụ công
như y tế và giáo dục với hy vọng rằng người dân sẽ có lý
do để yên tâm về tương lai, từ đó chi tiêu nhiều hơn và tiết
kiệm ít hơn.
Giáo sư Vương Lương (Wang Liang), Giám đốc Viện kinh
tế học Thượng Hải, nhận định:“Bán lẻ trực tuyến đang phát
triển ở Trung Quốc nhanh đến nỗi nó đang âm thầm thay
đổi thói quen chi tiêu của người dân, gây ra những tác động
đặc biệt sâu sắc tới giới trẻ”.Theo các nhà kinh tế của Ngân
hàng đầu tư Morgan Stanley, nếu tập trung phân tích sự
giao thương hàng hóa quốc tế thì tỷ lệ của Trung Quốc
trong tổng tiêu dùng toàn cầu đã bắt đầu vượt qua Mỹ từ
năm 2007.
Sự gia tăng tiêu dùng của Trung Quốc sẽ nâng cao nhu cầu
nhập khẩu của nước này trong thập niên tới, nhất là khi tỷ
giá đồng nhân dân tệ được nới lỏng và đồng tiền này tăng
giá so với các ngoại tệ mạnh, khiến cho hàng hóa nhập
khẩu trở nên rẻ hơn. Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng,
các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc mới là người hưởng
lợi nhiều nhất, sẽ chiếm lĩnh thị phần lớn nhất và tận dụng
lợi thế để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Tâm sự của Zhang Xiang, 30 tuổi, nhà sản xuất trang phục
lót và Zhu Yangjie, 34 tuổi, bán rèm sáo, cho thấy xu thế
phổ biến trong giới tiêu thụ ở nước này. Trước khi khủng

hoảng tài chính bùng nổ, cả hai người này đều chỉ chuyên
làm hàng xuất khẩu. Năm ngoái, khi nhu cầu tiêu thụ ở
nước ngoài bị teo lại, họ quay về thị trường nội địa, bán
hàng qua Internet và cả hai đều thu được lợi nhuận lớn hơn
trước.
“Thương mại điện tử là cơ hội để chúng tôi khai thác thị
trường ở sâu trong nội địa Trung Quốc. Đây quả là một thị
trường lớn” -ông Zhang cho biết. Ông Zhu cũng đồng ý
như vậy:“Chúng tôi sẽ không bao giờ quay lại với mô hình
kinh doanh ban đầu cho dù nhu cầu tiêu thụ ở nước ngoài
đã mạnh lên trở lại”.


×