Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đàm phán và Giải quyết mâu thuẫn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.14 KB, 4 trang )

Đàm phán và Giải
quyết mâu thuẫn
“Đàm phán và giải quyết mâu thuẫn” là gì?
ü Có khả năng đàm phán trong các tình huống khó khăn, đạt được
mong muốn mà không gây tổn hại đến quan hệ
ü Nhanh chóng nắm bắt được quan điểm của người khác
ü Giải quyết mâu thuẫn một cách khôn ngoan
ü Đưa ra các giải pháp đảm bảo các bên đều hiểu và chấp nhận được




Bảng phân cấp Năng lực
“Đàm phán và giải quyết mâu thuẫn”
Cấp 1 Năng lực cơ bản/ nền tảng
- Suy nghĩ và diễn đạt một cách rõ ràng mục đích, lợi ích và quan
điểm của bản thân trong đàm phán hoặc các tình huống xung đột.
- Tích cực tham gia giải quyết xung đột, bất đồng trong công việc.
- Có trách nhiệm cùng giải quyết các tình huống khó khăn một
cách hiệu quả.
- Nếu có thể, tránh bị vướng vào những tình huống đàm phán
“thắng – thua” (win – lose situation).
Cấp 2 Năng lực làm việc
- Có khả năng thương lượng hoặc làm trung gian hòa giải; chú
trọng vào công việc hơn là tình cảm.
- Giải quyết hiệu quả những xung đột trong nhóm.
- Nhận ra mặt tích cực của những xung đột (là động lực thúc đẩy
các thành viên trong nhóm làm việc tích cực hơn) và cố gắng tận dụng
những mặt tích cực đó
- Biết tạo ra các xung đột một cách khôn ngoan, đúng lúc.
Cấp 3 Năng lực làm việc tốt


- Có thái độ cứng rắn, công bằng trong những cuộc đàm phán khó
khăn, phức tạp hoặc gây tranh cãi.
- Chọn đúng thời điểm để giải quyết những xung đột trong tổ chức.

- Đạt được sự nhất trí mà không làm ảnh hưởng đến các mối quan
hệ.
- Tìm ra những cách giải quyết sáng tạo để các bên đều đạt được
mục tiêu và lợi ích
- Dự đoán và tránh được những xung đột không cần thiết.
Cấp 4 Một chuyên viên giỏi
- Xử lý những xung đột phức tạp một cách quyết đoán.
- Đàm phán thành công trong cả những trường hợp đối phương có
lập trường hoặc có nhiều kỹ thuật đàm phán.
- Đàm phán được những hợp đồng kinh doanh khó mà vừa đảm
bảo lợi ích của công ty, vừa duy trì mối quan hệ tốt với đối tác.
- Giải quyết những tình huống căng thẳng một cách tự tin và hiệu
quả.

Tuy nhiên , quá chú trọng vào giải quyết các xung đột có thể dẫn đến
việc bạn có thể coi mọi tình huống đều tiểm ẩn những xung đột, mâu
thuẫn; để ý đến những bất đồng một cách không cần thiết; có thể bỏ lỡ
những cơ hội để phát triển những mối quan hệ, những nhóm làm việc
hoặc mạng lưới công việc; tham gia vào giải quyết những xung đột khi
không cần thiết; luôn chú trọng đến giải pháp có lợi cho cả hai bên( win-
win solution) ngay cả khi không thể đạt được điều đó.

×