Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.01 KB, 4 trang )
Chế độ dinh dưỡng có ảnh
hưởng đến bệnh gút?
Cuộc sống hiện đại, chế độ sinh hoạt, ăn uống của con người bị
xáo trộn và ảnh hưởng. Các bệnh “mắc phải” của thời hiện đại ngày
một nhiều và gút là bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở các quý ông
thành đạt, quý ông thích la cà ở bàn nhậu và ít về nhà ăn cơm. Vậy nên
một chế độ dinh dưỡng không phù hợp đã khiến bệnh nhân gút ngày
càng gia tăng.
Bệnh gút đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin ở
người, làm tăng tổng hợp acid uric và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài, gây
tăng acid uric trong máu. Người bị bệnh gút có biểu hiện đầu tiên là đau ở
ngón (ngón cái), xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai.
Khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng,
đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể
đi lại được. Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai
đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh. Ở giai
đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng,
xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến
liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức,
dần dà gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ
Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric, vậy
nên những người ăn nhiều thức ăn giàu purin sẽ làm tăng thêm tình trạng
tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gút, làm nhanh
tái phát các cơn gút, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành gút mạn tính.
Những bệnh nhân bị béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid
máu dễ bị gút và ngược lại bệnh nhân gút rất dễ bị mắc 4 bệnh trên. Theo
nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mắc bệnh gút là do chế độ ăn