Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đồng nhân dân tệ viễn cảnh trở thành đồng tiền quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.4 KB, 27 trang )

ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

Chương 1: TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ
1.1 Những tiêu chí xác định một đồng tiền quốc tế
Một đồng tiền được xem là đồng tiền quốc tế khi thực hiện ba chức năng:
phương tiện trao đổi, đơn vị đo lường và nơi lưu trữ giá trị - ở hai cấp độ khác
nhau, đối với giao dịch cơng và tư, nằm ngồi quốc gia của đồng tiền đó.
 Là phương tiện trao đổi, ở cấp độ tư, đồng tiền quốc tế được sử dụng để thanh
toán các giao dịch kinh tế quốc tế, trong khi đó, ở cấp độ cơng, nó đóng vai trị
như một đồng tiền can thiệp của thị trường ngoại hối.
 Là đơn vị đo lường, ở cấp độ tư, nó được sử dụng trong các giao dịch kinh tế
quốc tế hoặc là cái neo để các chính phủ neo đồng tiền của mình vào khi ở cấp
độ cơng.
 Là nơi lưu trữ giá trị, đối với tư nhân, họ sử dụng đồng tiền quốc tế như tài sản
dùng để đầu tư hay đối với chính phủ, họ sử dụng như đồng tiền dự trữ.
Số lượng đồng tiền quốc tế có thể thực hiện được tất cả các chức năng
này rất hiếm. Hiện nay, trên phạm vi tồn cầu, chỉ có duy nhất đồng đô la Mỹ
là đảm nhận được những chức năng đó và đóng vai trị là đồng tiền quốc tế
chủ chốt trong nền kinh tế thế giới. Còn một số đồng tiền khác như đồng euro
và đồng yên cũng đảm nhận được tất cả những chức năng đó nhưng chúng chỉ
được sử dụng hạn chế trong một số khu vực địa lý.
Để một đồng tiền giành được vị trí quốc tế, cần phải có nhu cầu mạnh mẽ
từ các nhà giao dịch thương mại thế giới, các nhà đầu tư và các ngân hàng
trung ương, coi nó là cơng cụ trung gian giao dịch thanh tốn thương mại với
nước ngoài, là đơn vị trả giá chủ đạo trong ngành tài chính quốc tế. Theo các
chuyên gia kinh tế, có ba “trụ cột” để hỗ trợ quốc tế hóa một đơn vị tiền tệ:
Một là, quy mô kinh tế và kim ngạch thương mại của nước này; Hai là độ
rộng, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường vốn nước này; Ba là tính ổn
định và khả năng trao đổi của đơn vị tiền tệ này.
Ngoài sức mạnh kinh tế, quốc gia sở hữu tiền tệ quốc tế cịn cần phải mở


cửa và phải có nơi giao dịch tiên tiến, cung cấp cho các nhà giao dịch nước
Trang 1
GVHD: TS. Trương Quang Thông

1


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

ngồi nhiều sản phẩm tài chính kinh doanh các loại tiền tệ. Đồng thời nước
này cũng phải thi hành giám sát bảo vệ nền kinh tế vĩ mô, nhằm hạ thấp rủi ro
liên quan đến biến động tiền tệ và tỷ giá hối đoái ở mức nhỏ nhất.
1.2 Giới thiệu nền kinh tế Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ
1.2.1 Nền kinh tế Trung Quốc
1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng GDP của năm 2013 là 7,7% giảm so với năm 2012. Sự
giảm này diễn ra trong bối cảnh tình trạng thắt chặt tín dụng gây sức ép đối
với triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Năm 2013, GDP của Trung Quốc tăng 7,7% và đạt 56.884,5 tỷ NDT so
với 51.932,2 tỷ NDT năm 2012. Trong những năm vừa qua, GDP năm cao
nhất là năm 2010 với mức tăng 10,4%. Mức tăng GDP các năm 2008, 2009,
2010, 2011, 2012lần lượt là 9,6%; 9,2%, 10,4%, 9,3% và 7,7%.
Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng CPI tăng 2,6%, trong đó, giá thực
phẩm tăng 4,7%.
Tổng thu ngân sách trong năm đạt 12.914,3 tỷ NDT, tăng 10,1% với số
tăng 1.188,9 tỷ NDT. Trong đó, thu thuế là 11.049,7 tỷ NDT, tăng 9,8% với
mức tăng 988,3 tỷ NDT.
Dự trữ ngoại tệ vào cuối năm 2013 đạt 3.821,3 tỷ USD, tăng 509,7 tỷ
USD so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ giá ngoại hối là 6,0969 NDT/USD, tăng
3,1% so với cuối năm 2012.

1.2.1.2 Các ngành sản xuất


Nơng nghiệp
Diện tích gieo trồng lương thực là 111,95 triệu ha, tăng 750 ngàn ha so

với năm 2012. Diện tích trồng bơng là 4,35 triệu ha, giảm 340 ngàn ha. Diện
tích trồng hạt có dầu là 14,08 triệu ha, tăng 150 ngàn ha. Diện tích trồng mía
1,99 triệu ha, giảm 40 ngàn ha.

Trang 2
GVHD: TS. Trương Quang Thông

2


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

Tổng sản lượng lương thực năm 2013 là 601,94 triệu tấn, tăng 12,36
triệu tấn với mức tăng 2,1%. Trong số đó, sản lượng vụ hè là 131,89 triệu tấn,
tăng 1,5% và sản lượng lúa thu hoạch sớm là 34,07 triệu tấn. Sản lượng vụ
thu là 435,97 triệu tấn, tăng 2,3%. Trong số các lương thực chính: lúa là
203,29 triệu tấn, giảm 0,5%; lúa mỳ 121,72 triệu tấn, tăng 0,6% và ngô
217,73 triệu tấn, tăng 5,9%.
Sản lượng bông năm 2013 là 6,31 triệu tấn, giảm 7,7%. Hạt có dầu 35,31
triệu tấn, tăng 2,8%. Sản lượng đường 137,59 triệu tấn, tăng 2,0% và chè 1,93
triệu tấn, tăng 7,9%.
Sản lượng thịt 85,36 triệu tấn, giảm 7,7%, trong đó thịt lợn 54,93
triệu tấn; thịt bò 6,73 tấn; thịt cừu 4,08 triệu tấn và gia cầm là 17,98 triệu tấn.
Sản lượng trứng đạt 28,76 triệu tấn, sữa là 35,31 triệu tấn. Thủy sản đạt sản

lượng 61,72 triệu tấn, tăng 4,5%, trong đó thủy sản nuôi trồng là 45,47 triệu
tấn và thủy sản đánh bắt là 16,25 triệu tấn.
 Công nghiệp
Một số sản phẩm cơng nghiệp năm 2013

Sản phẩm
Sợi

Đơn vị tính

Sản lượng

Mức tăng so với
năm 2012 (%)

10.000 tấn

3.200,0

7,2

100 triệu mét
10.000 tấn

882,
4.121,9
7

4,0
7,4


10.000 tấn

1.589,7

12,8

Thuốc lá
TV màu

100 triệu bao
10.000 bộ

25.60
12.776,1
4

1,8
-0,4

TV LCD

10.000 bộ

12.290,3

4,5

Máy lạnh


10.000 chiếc

9.261,0

5,3

Than
Dầu thô

100 triệu tấn
100 triệu tấn

36,8
2,09

0,8
1,8

Khí ga thiên nhiên

100 triệu m3

1.170,5

9,4

100 triệu kwh
10.000 tấn

53.975,9

77.904,1

7,5
7,6

Vải
Sợi hóa học
Đường

Điện
Thép thơ

Trang 3
GVHD: TS. Trương Quang Thơng

3


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

Thép cuộn

10.000 tấn

17,7
9,3

7.037,0

3,0


10.000 chiếc

Ơ tơ

4.437,2
24,2

10.000 tấn

Phân bón

11,7

10.000 tấn
100 triệu tấn

Ơ xít nhơm
Xi măng

106.762.2

2.166,7

12,4

Nguồn: Bộ cơng nghiệp Trung Quốc
Sản xuất công nghiệp tăng 7,6%. Sản lượng của một số mặt hàng
công nghiệp như sau: sợi 32 triệu tấn; vải 88,27 tỷ mét; sợi hóa học 41,219
triệu mét; đường 15,897 triệu tấn; TV màu 127,761 triệu bộ; TV LCD

122,903 bộ; tủ lạnh 92,61 triệu chiếc; than 3.68 triệu tấn; dầu thơ 209 triệu
tấn; khí ga tự nhiên 117,05 triệu m3; điện 5.397,59 triệu kwh; thép thô
779,041 triệu tấn; thép cuộn 1.067,622 triệu tấn; xi măng 242 triệu tấn:
phân bón hóa chất 70,37 triệu tấn; ô tô 21,667 triệu chiếc.
 Thương mại nội địa
Tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng năm 2013 là 23.781,0 tỷ NDT,
tăng 13,1% so với năm 2012. Trong đó, doanh số hàng tiêu dùng khu vực
thành phố tăng 12,9%; doanh số hàng tiêu dùng khu vực nông thôn tăng
14,6%. Doanh số phân theo khu vực bán lẻ tăng 13,6% và hàng công nghiệp
tăng 9,0%.
1.2.1.3 Kinh tế đối ngoại
 Xuất nhập khẩu
Năm 2013, Trung Quốc xuất khẩu 2.209,6 tỷ USD, tăng 7,9% so với
năm 2012. Nhập khẩu đạt 1.950,4 tỷ USD, tăng 7,3%. Tổng xuất khẩu và
nhập khẩu đạt 4.160 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2012. Xuất siêu là
259,2 tỷ USD, tăng 28,9 tỷ USD so với mức của năm 2012.
Một số hàng xuất nhập khẩu chính
Đơn vị: 100 triệu USD
Xuất

Nhập

khẩ

khẩu

Trang 4
GVHD: TS. Trương Quang Thông

4



ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

Mặt hàng

Trị giá

Mức

Mặt hàng

tăng (%)

Mức tăng

Trị giá

Than

11

-33,1

Ngũ cốc

51

(%)
6,6


Thép cuộn

532

3,4

Đỗ tương

380

8,6

11,7
11,3

Dầu thực vật
Quặng sắt

81
1.059

-16,7
10,4

14

-22,7

290


1,1

2.196
320

-0,5
-3,2

491

-6,3

353
19.504

-8,5
4,3

Hàng dệt
Hàng may mặc

1.069
1.770

Giày dép

508

8,4


Ơ xít nhôm

Đồ gỗ

518

6,2

Than

1.822
951

-1,7
17,3

Dầu thô
SP dầu

120

-5,3

Hạt nhựa

79
22.096

-6,4

7,9

Đồng và SP
Tổng nhập khẩu

Máy và thiết bị
ĐT di động
Ơ tơ và linh kiện
Container
Tổng

xuất

khẩu

Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc

Một số mặt hàng xuất khẩu chính: than 1,1 tỷ USD; thép cuộn 53,2 tỷ
USD; hàng dệt 106,9 tỷ USD; hàng may mặc 177 tỷ USD; giày dép 50,8 tỷ
USD; đồ gỗ 51,8 tỷ USD; ô tô 12 tỷ USD.
Các đối tác xuất khẩu chính: Mỹ 368,4 tỷ USD; EU 339 tỷ USD; Hong
Kong 384,8 tỷ USD; ASEAN 244,1 tỷ USD; Nhật Bản 150,3 tỷ USD; Hàn
Quốc 91,2 tỷ USD; Nga 49,6 tỷ USD; Ấn Độ 48,4 tỷ USD và Đài Loan 40,6
tỷ USD.
Một số mặt hàng nhập khẩu chính: dầu thơ 219,6 tỷ USD; quặng sắt
105,9 tỷ USD; hạt nhựa 49,1 tỷ USD; đồng và sản phẩm 35,3 tỷ USD; đỗ
tương 38 tỷ USD; bột giấy 11,4 tỷ USD.
Các đối tác nhập khẩu chính: Mỹ 152,5 tỷ USD; EU 220 tỷ USD;
ASEAN 199,6 tỷ USD; Nhật Bản 162,3 tỷ USD; Hàn Quốc 183,1 tỷ USD;
Đài Loan 156,6 tỷ USD; Nga 39,6 tỷ USD; Ấn Độ 17 tỷ USD .

 Đầu tư nước ngoài
Theo Bộ thương mại Trung Quốc, FDI vào nước này năm 2013 đạt
117,6 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2012. Tổng số dự án được cấp phép
mới là 22.773, giảm 8,6%.FDI từ một số nước Đơng Bắc Á và Đơng Nam Á
chiếm vai trị rất quan trọng cả về tổng vốn, lĩnh vực và công nghệ đầu tư.
Trang 5
GVHD: TS. Trương Quang Thông

5


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

FDI năm 2013 tại Trung Quốc (không kể lĩnh vực tài chính)
Ngành, lĩnhvực

Số dự án

Mức tăng(%)

Tri giá đầu tư

Mức tăng (%)

so với 2012

(100 triệu USD)

so với 2012


-Nông lâm ngư nghiệp

75

-14,2

18,0

-12,7

-Sản xuất/manufacturing

6.50
7
4

-27,5

455,5

-6,8

7,0

24,3

48,2

-Tin học, PC


1,0

42,2

21,4

- Bán buônvà bán lẻ

-14,0

28,8

-14,2

12,3

288,0

19,4

- SX vàphân phối điện,
Khí đốt và nước
-Giao thơng VT,
kho bãi, BC và viễn

20

thông

0


-Bất động sản

53

- DV thương mại và

0

Cho thuê
Tổng cộng

22.773

-8,6

1.175,9

5,3

Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc

Năm 2013, số dự án do Hoa kiều từ nước ngoài đầu tư đạt 90,2 tỷ
USD,tăng 16,8 tỷ USD so với năm 2012. Doanh thu từ các dự án đầu tư ra
nước ngoài là 137,1tỷ USD, tăng 17,6%. Số lao động đưa ra nước ngoài là
527 ngàn lượt người, tăng 2,9%.
1.2.1.4 Giao thông, bưu điện, viễn thơng và du lịch
Vận tải hàng hóa năm 2013 đạt 45,1 tỷ tấn, tăng 9,9% so với năm 2012 và
18.647,8 tỷ tấn-km, tăng 7,3%. Vận tải đường thủy đạt 10,61tỷ tấn, tăng 8,5%,
trong đó vận tải ngoại thương là 3,31 tỷ tấn, tăng 9,2%. Vận tải bằng container

đạt 188,78 triệu container tiêu chuẩn, tăng 6,7%.
Vận tải hành khách đạt 40,2 tỷ lượt người, tăng 5,6% so với năm 2012 và
tổng số đạt 3.603,6 tỷ lượt hành khách/km.
Tổng số ô tô phục vụ cho hoạt động dân sự là 137,41 triệu chiếc,
trong đó có 10,58 triệu xe 3 bánh và xe tải tốc độ thấp. Số xe con là 71,26
Trang 6
GVHD: TS. Trương Quang Thông

6


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

triệu chiếc, tăng 19,0% trong đó xe tư nhân là 64,1triệu chiếc, tăng 20,8%.
Doanh thu của dịch vụ bưu điện và viễn thông đạt 1.667,9 tỷ NDT, tăng
11,1% so với năm 2012. Trong đó, dịch vụ bưu điện là 272,5 tỷ NDT, tăng
33,8% và dịch vụ viễn thông là 1.395,4 tỷ NDT, tăng 7,5%.
Số điện thoại cố định thuê bao đến cuối năm 2012 là 266,99 triệu chiếc.
Điện thoại di động thuê bao là 1.229,11triệu chiếc, trong đó đăng ký mới là
116,96 triệu chiếc. Trong số đó, thuê bao 3G là 401,61 triệu. Điện thoại bình
quân là 110,5chiếc cho 100 người. Số người dùng internet là 618 triệu,trong
đó băng thông rộng là 500 triệu và tỷ lệ sử dụng internet là 45,8% dân
số.
Trong năm 2013, có 3,26 tỷ lượt khách du lịch nội địa, tăng 10,3% so
với năm 2012. Thu nhập từ du lịch nội địa là 2.627,6 tỷ NDT, tăng 15,7%.
Khách du lịch bên ngoài đến Trung Quốc là 129,08 triệu lượt người, giảm
2,5%, trong đó khách quốc tế là 26,29 triệu lượt người, giảm 3,3% và 102,79
triệu lượt người vào từ Hong Kong, Macao và Đài Loan. Thu nhập từ du
lịch bên ngoài là 51,7tỷ USD, tăng 3,3%.
Khách Trung Quốc đi du lich ra nước ngoài đạt 98,19 triệu lượt

người, tăng 18%, trong số đó 91,97 triệu lượt người tự đi cá nhân, tăng
19,3%.
Nền kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình dường tiếp tục là động lực lớn
thúc đẩy tăng trưởng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thế giới, duy trì mức
đóng góp 50-60%. Tại khu vực này có nền kinh tế lớn hợp thành: hai nước
Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc nhóm Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD), khu vực Đại Trung Hoa bao gồm Trung Quốc đại lục, Hong Kong,
Macau, Đài Loan, 5 nền kinh tế chính trong ASEAN (Indonesia, Philippines,
Malaysia, Singapore và Thái Lan), Nam Á (Ấn Độ và các nước láng giềng)
cùng với châu Đại Dương (Australia và New Zealand).
1.2.2 Đồng nhân dân tệ
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho ra đời đồng NDT từ tháng
Trang 7
GVHD: TS. Trương Quang Thông

7


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

12/1948. Đồng NDT được định giá ở mức 2,42 NDT ăn 1 USD suốt giai đoạn
1953 - 1972. Mức 8,28 NDT đổi 1 USD được áp dụng từ 1996. Từ 19h tối
21/7/2005, Ngân hàng trung ương Trung Quốc chính thức thơng báo tỷ giá hối
đối của đồng NDT đã được điều chỉnh ở mức 8,11 NDT đổi 1 USD.
Từ nhiều năm nay, đối tác thương mại chính của Trung Quốc là Mỹ đã
liên tục gây sức ép đòi quốc gia châu Á này phải có chính sách tiền tệ linh hoạt
hơn thay vì gắn chặt vào đồng USD như trước nay. Lần thay đổi tỷ giá ngày
21/7/2005 bước đầu làm hài lòng Mỹ song vẫn chưa đạt mức mong đợi.
Đồng NDT được nâng giá 2,1% so với đồng đôla Mỹ chỉ là một bước
nhỏ của Trung Quốc và với mong đợi của Mỹ, nhưng lại là một bước lớn đối

với thế giới. Kể từ khi Trung Quốc tiến hành đánh giá lại NDT vào năm 2005
dưới áp lực từ phía Mỹ, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) vào năm 2001, NDT đã tăng tổng cộng 33% so với đơ la Mỹ, thu hút
dịng tiền nóng đổ vào thị trường Trung Quốc, dẫn đến tình trạng dư thừa tiền
mặt tại nước này. Do sự kiểm sốt chặt chẽ của chính phủ Trung Quốc, NDT
là một trong những đồng tiền ít biến động nhất tại khu vực châu Á.
Từ tháng 4-2012, Ngân hàng trung ương Trung Quốc bắt đầu mở rộng
phạm vi dao động của tỷ giá NDT từ 0,5% lên 1%. Việc mở rộng phạm vi dao
động của tỷ giá NDT hoàn toàn phù hợp với mục tiêu thúc đẩy thị trường hóa
tỷ giá NDT. Từ cuối năm 2013, đồng NDT của Trung Quốc đã vượt qua đồng
Euro và trở thành ngoại tệ phổ biến thứ 2 trong các giao dịch thương mại toàn
cầu, chỉ sau đồng USD của Mỹ.
Như vậy, sau khi nền kinh tế Trung Quốc vươn lên vị trí lớn thứ 2 thế
giới từ năm 2010, đồng NDT đã đứng ở vị trí tương ứng với nền kinh tế. Theo
Hiệp hội Tài chính Liên ngân hàng Tồn cầu (SWIFT), thị phần của NDT
trong các giao dịch tài chính truyền thống đạt 8,66% vào tháng 10/2013, vượt
đồng Euro (6,64%), trong khi giao dịch bằng USD vẫn thống trị thị trường với
tỷ lệ 81,08%. Giao dịch NDT hằng ngày đạt 120 tỷ, gấp 4 lần so với năm
2010. NDT hiện đã chiếm 16% trong giao dịch ngoại thương của Trung Quốc

Trang 8
GVHD: TS. Trương Quang Thông

8


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

và dự đoán sẽ cán mốc 20% vào năm 2020. Tổ chức này cho biết, Trung
Quốc, Hong Kong, Singapore, Đức và Australia là top 5 nước và khu vực sử

dụng NDT trong thương mại tài chính tháng 10/2013 (trong khi đó năm 2010,
thị phần của NDT chỉ chiếm 0,9% thị trường toàn cầu).
Kết quả này phản ánh nỗ lực và nguyện vọng của Trung Quốc nhằm biến
NDT trở thành một trong những đồng tiền lớn trong trao đổi thương mại quốc
tế.
Những năm gần đây, Trung Quốc đang từng bước tiến hành quốc tế hóa
đồng tiền của mình. Việc đầu tiên là quốc gia này đã cho phép niêm yết một số
giao dịch bằng NDT, tiếp theo là thành lập các khối thị trường chung sử dụng
đồng tiền này mà ưu tiên là khu vực Hong Kong.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng không ngừng ký kết các hiệp ước thương
mại song phương với các nước châu Á, Nam Mỹ và gần đây nhất là thỏa thuận
giữa Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương châu Âu
được ký kết hồi tháng 10/2013.
Với dự án Khu mậu dịch tự do thí điểm (FTZ) Thượng Hải vừa khánh
thành vào tháng 9/2013, Trung Quốc đang chứng tỏ quyết tâm cao độ nhằm
đẩy nhanh hơn, mạnh mẽ hơn quá trình quốc tế hóa NDT.
Cùng với Hong Kong, Thượng Hải được xác định quy hoạch thành trung
tâm tài chính-thương mại quốc tế có khả năng phát hành trái phiếu bằng NDT.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cuộc đua giữa NDT và USD vẫn cịn
là một chặng đường dài vì trọng lượng của đồng NDT trên thị trường tài chính
vẫn cịn yếu so với đồng USD.
Lý do được Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) chỉ ra là các giao dịch
NDT dù có tăng nhưng quy mô chưa thực sự lớn, ngay cả tại các điểm giao
dịch NDT chủ chốt. Tại Singapore, lượng NDT gửi ngân hàng chỉ chiếm 5%,
còn tại London thậm chí cịn thấp hơn với 0,4%.

Trang 9
GVHD: TS. Trương Quang Thông

9



ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

VIỄN CẢNH ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ TRỞ
THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ
Chương 2:

2.1 Vị thế của đồng Nhân dân tệ
Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các đồng tiền mạnh của những nền kinh tế
lớn trên thế giới đang gia tăng. Ðáng chú ý là việc đồng NDT của Trung Quốc
đã trở thành đồng tiền dự trữ của một số nước châu Phi.
Trong thời gian gần đây, vị thế quốc tế của đồng NDT đang ngày càng
được khẳng định khi có nhiều ngân hàng lớn trên thế giới khuyến khích các
khách hàng là công ty sử dụng đồng NDT thay vì đồng USD trong giao dịch
thương mại với các đối tác Trung Quốc. Theo tờ Thời báo Tài chính (Anh),
hai ngân hàng HSBC và Standard Chartered đang có chương trình giảm phí
giao dịch và áp dụng nhiều chính sách ưu đãi về tài chính khác đối với các
cơng ty chọn việc thanh toán giao dịch thương mại với các đối tác Trung Quốc
bằng đồng NDT. Hiện HSBC có thể thanh toán bằng đồng NDT ở nhiều nơi
trên thế giới và nhiều ngân hàng lớn khác như Citigroup, JPMorgan... cũng
đang "chạy đua" theo xu hướng này. Trong nửa đầu năm 2013, thương mại
xuyên biên giới dùng đồng NDT đã đạt 70,6 tỷ (tương đương 10 tỷ USD), tăng
gấp 20 lần so với sáu tháng trước đó.
Trong khi đó, tờ Kinh doanh của Nam Phi nhận định rằng, một cuộc
chiến tiền tệ đang diễn ra âm thầm tại nước này. Theo đó, hai đồng tiền được
sử dụng rộng rãi trong trao đổi thương mại hiện nay tại Nam Phi là đồng USD
và đồng ran nội tệ có nguy cơ phải "lùi bước" trước ảnh hưởng ngày càng tăng
của đồng NDT. Ðồng NDT có thể cũng sẽ sớm trở thành đồng tiền dự trữ của
nước này, sau những đồn đoán rằng Ngân hàng dự trữ Nam Phi sẽ đầu tư 1,5

tỷ USD vào trái phiếu do Trung Quốc phát hành tại nước ngoài bằng NDT.
Khoản tiền trên được đánh giá là khá lớn, chiếm tới 3% tổng dự trữ ngoại hối
của Nam Phi.

Trang 10
GVHD: TS. Trương Quang Thông

10


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

Ảnh hưởng kinh tế - chính trị của Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ tại
"lục địa đen". Ðến nay, một loạt các ngân hàng trung ương châu Phi đang xây
dựng chiến lược dựa vào đồng NDT. Năm 2013, các ngân hàng trung ương
Nigeria và Tanzania đã đầu tư 500 triệu NDT vào trái phiếu từ Ngân hàng phát
triển Trung Quốc, như một phần của đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn ba năm
trị giá 3,5 tỷ NDT. Ngân hàng Trung ương Angola cũng tuyên bố xem xét đưa
đồng NDT vào danh sách ngoại tệ dự trữ của mình. Phó Thống đốc Ngân hàng
Trung ương Trung Quốc cho rằng, trong vòng năm năm tới, lượng dự trữ đồng
NDT của các ngân hàng trung ương của châu Phi sẽ trên mức 20%.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc đồng NDT gia tăng ảnh hưởng quốc tế
cùng với sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc là tất yếu. Trong tương lai,
đồng NDT sẽ tiếp tục tăng giá so với đồng USD. Trên thực tế, hiện 85%
doanh thu bình quân trên thị trường ngoại hối toàn cầu hiện nay được giao
dịch bằng đồng USD, trong khi Trung Quốc là nước xuất nhập khẩu lớn nhất
thế giới. Tại Hội nghị cấp cao khối BRICS mới đây tại Nam Phi, Giám đốc
điều hành Ngân hàng Standard Chartered X.Tơ-sa-ba-la-la dự đoán sự gia tăng
của đồng NDT trong trao đổi thương mại trên châu lục. Ngân hàng này hy
vọng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi sẽ đạt 385 tỷ USD vào

năm 2015, và 10% trong số này sẽ được thanh toán bằng đồng NDT. Trung
Quốc đang mở rộng ảnh hưởng của đồng NDT tại tất cả các thị trường toàn
cầu. Ðể thúc đẩy sử dụng thanh toán quốc tế bằng NDT, Trung Quốc cịn tích
cực ký các hiệp định hốn đổi tiền tệ song phương.
Đồng NDT đã vượt qua đồng EUR và trở thành ngoại tệ phổ biến thứ hai
trong các giao dịch ngoại thương. Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân
hàng tồn cầu (SWIFT) cho biết thị phần của đồng NDT trong các giao dịch
tài chính truyền thống đạt 8,66% vào tháng 10/2013, vượt đồng EUR ở 6,64%.
“Đồng RMB (NDT) rõ ràng là ngoại tệ hàng đầu trong giao thương tài chính
tồn cầu và nhiều hơn ở Châu Á,” ơng Franck de Praetere, đứng đầu về thanh
tốn và thị trường giao thương tại Châu Á Thái Bình Dương của SWIFT cho

Trang 11
GVHD: TS. Trương Quang Thông

11


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

biết. Tổ chức này cho biết Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đức và Úc là
top 5 nước và khu vực sử dụng NDT trong thương mại tài chính tháng
10/2013. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang xúc tiến đồng tiền
của mình để tìm kiếm vị thế lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Các quan
chức nước này hứa hẹn sẽ thử nghiệm thả lỏng lãi suất và mở cửa hơn đối với
các ngân quỹ của mình tại khu kinh tế mở mới ở Thượng Hải.
Ngày 10/4, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trực tiếp giữa Trung Quốc và
Australia chính thức có hiệu lực. Đạt được tại cuộc gặp cấp cao bên lề Diễn
đàn châu Á Bác Ngao 2013 sau nhiều thương lượng, thỏa thuận này là một
bước tiến của Trung Quốc trong nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT. Theo tuyên bố

của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), thỏa thuận hoán đổi tiền tệ sẽ
giúp thúc đẩy việc sử dụng đồng NDT và đồng đôla Australia (AUD) trong
lĩnh vực đầu tư và thương mại song phương, cũng như tăng cường hợp tác tài
chính giữa hai nước. Ngồi ra, việc hốn đổi trực tiếp tiền tệ này cịn giúp tiết
kiệm được chi phí giao dịch. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Australia
cũng cho rằng việc hai đồng tiền có thể trực tiếp hốn đổi sẽ giúp đẩy mạnh
hoạt động thương mại giữa hai nước cũng như giúp tăng khả năng cạnh tranh
của các công ty Australia hoạt động tại thị trường Trung Quốc.
Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia với kim
ngạch buôn bán hai chiều đạt 123 tỷ AUD trong tài khóa 2011 - 2012, trong
khi Australia là đối tác thương mại lớn thứ bảy của Trung Quốc. Thỏa thuận
trên đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm đưa
đồng NDT trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế, cạnh tranh với đồng USD.
Hiện mới có 2 loại đồng tiền được hốn đổi tự do tại thị trường Trung Quốc
đại lục là đồng USD của Mỹ và đồng Yên của Nhật Bản. Các chuyên gia nhận
định nếu đồng NDT có thể cạnh tranh với đồng USD của Mỹ, các công ty
Trung Quốc sẽ giảm được các chi phí về hối đối và nâng cao vị thế của nước
này trong hệ thống tiền tệ toàn cầu. Trong nhiều tháng trở lại đây, các ngân
hàng Trung ương của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ảrập Xêút đã đề ra những kế

Trang 12
GVHD: TS. Trương Quang Thông

12


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

hoạch để dùng đồng NDT của Trung Quốc làm một trong các loại chỉ tệ của
lượng dự trữ ngoại hối của nước họ.

Quá trình đồng NDT bắt đầu vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc được
đánh dấu vào tháng 1.2004, tức 6 năm sau khi Hong Kong được trao trả cho
Trung Quốc, đồng NDT khi đó chính thức được cho phép sử dụng ở đặc khu
hành chính này, để tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch với Trung Quốc.
Đến tháng 7.2009, hai bên mới chính thức ký thỏa thuận về việc sử dụng đồng
NDT trong trao đổi thương mại. Điều này đã nâng lượng NDT dự trữ trong
các ngân hàng Hong Kong từ khoảng 12,1 tỷ NDT trước đó lên 609 tỷ NDT
trong năm 2010. Tổng giá trị các hợp đồng giao dịch bằng NDT tại vùng lãnh
thổ này hiện tại ước tính khoảng 1.500 tỷ NDT. Năm 2010, một vài cơng ty
nước ngồi lần đầu tiên đã cho phát hành trái phiếu bằng loại tiền này.
Thỏa thuận Trung - Nhật ngày 25/12/2011 là bước tiến quan trọng tiếp
theo bởi đây là lần đầu tiên đồng tiền của Trung Quốc được đưa vào trong một
thỏa thuận chính thức trong giao dịch giữa hai nước. Chiến lược tiền tệ của
Trung Quốc đã mang lại kết quả tích cực. Năm 2010, có 8% giao dịch thương
mại trên thế giới được thực hiện bằng đồng NDT trong khi năm 2009 chỉ có
1%.
Thực tế, Trung Quốc đã tiến hành tự do hóa kinh tế và đang từng bước
thận trọng tự do hóa lĩnh vực tiền tệ. Sự phát triển của nền kinh tế nước này
khiến cho trong ngắn hạn, đồng NDT trở thành một trong những đồng tiền
chính trên thế giới là điều tất yếu. Tiến trình này cũng được hỗ trợ bởi chủ
trương thành lập các trung tâm tài chính mới tại Trung Quốc do vị thế của
nước này ngày càng được củng cố.
Trải qua tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 -2009,
trung tâm tài chính của Mỹ và châu Âu tuy vẫn duy trì được ưu thế truyền
thống, ở vị trí chủ đạo, nhưng họ đang chịu sự thách thức đến từ trung tâm tài
chính của các nước thị trường mới nổi như Trung Quốc. Cùng với sự nâng cao
về vị thế quốc tế, Trung Quốc giành được quyền chủ đạo lớn hơn trong cải
Trang 13
GVHD: TS. Trương Quang Thông


13


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

cách hệ thống tiền tệ quốc tế; quyền phát ngôn và sức ảnh hưởng của các
thành phố như Hong Kong, Bắc Kinh, Thượng Hải cũng không ngừng tăng
lên. Có thể dự kiến rằng cùng với tổng lượng kinh tế của Trung Quốc không
ngừng tăng, địa vị quốc tế khơng ngừng nâng cao, quyền phát ngơn về tài
chính của Trung Quốc cũng sẽ từng bước được nâng lên.
Đến trước giữa thế kỷ XXI, Trung Quốc hồn tồn có thể hình thành 1 2 trung tâm tài chính mang tính tồn cầu và nhiều trung tâm tài chính quốc tế
mang tính khu vực. Vì thế, cùng với sự nâng cao về khu vực hóa và quốc tế
hóa của đồng NDT, hệ thống tiền tệ quốc tế có khả năng bắt đầu xuất hiện xu
thế phát triển chuyển từ cục diện 2 cực (đồng USD và đồng EUR) sang ba cực
(USD, EUR và NDT).
Tuy nhiên, các chuyên gia về các thị trường mới nổi lại nhận định, đồng
NDT chưa thể thay thế được đồng USD trong tương lai gần. Số giao dịch
thương mại quốc tế dùng NDT tương đương 10 tỷ USD trong nửa đầu năm
2012 chưa thể so sánh với số tiền 2.800 tỷ USD trị giá hàng hóa và dịch vụ đạt
được qua hoạt động thương mại cùng thời gian, chủ yếu được thanh tốn bằng
USD hoặc bằng ơ-rơ. Một số chuyên gia cho rằng, để quốc tế hóa đồng NDT,
Trung Quốc phải đạt được ba điều kiện tiên quyết là: quy mô nền kinh tế đủ
lớn, khả năng thanh tốn; tính ổn định của đồng tiền. Tuy nhiên, hiện nay
Trung Quốc mới chỉ đáp ứng được điều kiện đầu tiên là quy mô nền kinh tế đủ
lớn mà thôi. Do vậy, trong tương lai gần, đồng NDT của Trung Quốc dù gia
tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ, song vẫn chưa thể đe dọa vị trí đồng tiền mạnh
số một hiện nay của USD.
2.2 Những điều kiện quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ và những rào cản
2.2.1 Những điều kiện để quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ
2.2.1.1 Điều kiện kinh tế

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009, Chính phủ Trung
Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh quốc tế hóa đồng NDT. Quốc tế hóa tiền tệ là một
Trang 14
GVHD: TS. Trương Quang Thông

14


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

quá trình phức tạp chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau. Để giành được
vị trí tiền tệ quốc tế, cần phải có nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà giao dịch thương
mại thế giới, các nhà đầu tư và các Ngân hàng Trung ương, coi nó là cơng cụ
trung gian giao dịch thanh tốn thương mại với nước ngoài, là đơn vị trả giá
chủ đạo trong ngành tài chính quốc tế. Ngồi sức mạnh kinh tế, quốc gia sở
hữu đồng tiền quốc tế còn phải mở cửa và phải có nơi giao dịch tiên tiến, cung
cấp cho các nhà giao dịch nước ngoài nhiều sản phẩm tài chính kinh doanh các
loại tiền tệ. Đồng thời, nước này cũng phải thi hành, giám sát bảo vệ nền kinh
tế vĩ mô nhằm hạ thấp rủi ro liên quan đến biến động tiền tệ và tỷ giá hối đoái
ở mức thấp nhất.
Theo các chuyên gia kinh tế, có ba “trụ cột” để hỗ trợ quốc tế hóa một
đơn vị tiền tệ: Một là, quy mô kinh tế và kim ngạch thương mai của nước này;
Hai là độ rộng, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường vốn nước này; Ba là
tính ổn định và khả năng trao đổi của đơn vị tiền tệ này.
 Quy mô kinh tế và kim ngạch thương mại
Quy mô kinh tế và kim ngạch thương mại được đo bằng chỉ số GDP.
Trung Quốc mặc dù đã vượt qua Đức về chỉ số GDP trở thành nền kinh tế lớn
thứ 3 thế giới, nhưng GDP của nước này chưa chắc đã mang ý nghĩa là quốc
gia này đã giàu có hay kinh tế vững mạnh. Bình quân thu nhập cá nhân vẫn
thấp hơn rất nhiều so với các nền kinh tế lớn khác. Để đồng NDT được quốc tế

hóa, quy mơ kinh tế và kim ngạch thương mại cần phải tương đương với Mỹ
và EU.
Hơn nữa, mặc dù tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mang đến những dự
đoán lạc quan trong tương lai, nhưng kinh tế của nước này vẫn bị lo sợ về sự
mất cân bằng và nguy cơ rủi ro trung hạn cao. Trong đó, sự phát triển từ từ của
bất kỳ một hay nhiều vấn đề đều có thể khiến sự tăng lên của nền kinh tế
Trung Quốc rơi vào tình trạng lỡ đà mất phanh và đồng NDT sẽ bị đẩy vào
con đường biến động rất mạnh.

Trang 15
GVHD: TS. Trương Quang Thông

15


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

 Độ sâu, độ rộng và tính thanh khoản của thị trường
Ngoài sức mạnh kinh tế, Quốc gia sở hữu tiền tệ quốc tế còn cần phải mở
cửa và phải có nơi giao dịch tiên tiến, cung cấp cho các nhà giao dịch nước
ngoài nhiều sản phẩm tài chính kinh doanh các loại tiền tệ. Đồng thời nước
này cũng phải thi hành giám sát bảo vệ nền kinh tế vĩ mô nhằm hạ thấp rủi ro
liên quan đến biến động tiền tệ và tỷ giá hối đoái ở mức nhỏ nhất.
So sánh thị trường vốn của các nước phát triển khác, thị trường vốn của
Trung Quốc vẫn ở giai đoạn sơ khai, hơn nữa muốn phát triển sẽ mất khoảng
10 – 20 năm nữa. Ngoài ra, do sự giám sát đã hạn chế sự bơm vốn vào thị
trường vốn trong nước, sự trao đổi giữa Trung Quốc với thị trường nước ngoài
và mức độ mở cửa với thế giới vẫn rất hạn chế. Các nhân tố như hiệu quả thấp,
chi phí giao dịch cao, cơ cấu quản lý giám sát yếu ớt cũng trở thành trở ngại
cho việc thị trường vốn Trung Quốc hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế.

 Quy mơ giao dịch, tính ổn định và khả năng thanh toán của NDT
Một đồng tiền được xem là có khả năng thanh tốn quốc tế khi nó được
sử dụng rộng rãi cả trong bn bán tư nhân lẫn giao dịch tài chính, và được
các Ngân hàng Trung ương dự trữ, nghĩa là phải đáp ứng đủ ba yếu tố cần và
đủ là quy mô, khả năng thanh tốn và tính ổn định
Quốc tế hóa đồng NDT chính là thách thức sự thống trị lâu đời của đồng
USD trong nền kinh tế toàn cầu. Tại một cuộc hội thảo của Ngân hàng Phát
triển châu Á tổ chức ngày 14/01 ở thủ đô Manila của Philippines, ông Barry
Eichengreen - chuyên gia về kinh tế và khoa học chính trị thuộc trường Đại
học California, cho rằng Trung Quốc đã đạt được điều kiện đầu tiên trong 3
điều kiện tiên quyết của đồng NDT của tiến trình quốc tế hóa đồng nội tệ của
mình, đó là quy mơ giao dịch của đông NDT.
Tháng 10/2013, NDT trở thành đồng tiền phổ biến thứ hai trong hoạt
động giao dịch tài chính quốc tế (vượt qua đồng euro của châu Âu). Cụ thể, tỉ
trọng sử dụng NDT trong thương mại toàn cầu đã tăng từ mốc 1,89% tháng
Trang 16
GVHD: TS. Trương Quang Thông

16


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

1/2011 lên tới 8,66% cuối năm 2013. Giao dịch NDT hàng ngày đạt 120 tỉ
USD, gấp 4 lần so với năm 2010. NDT cũng đã chiếm 16% trong giao dịch
ngoại thương của Trung Quốc và dự đoán sẽ cán mốc 20% vào năm 2020.
Như vậy, đối thủ ngôi vương cuối cùng của NDT là đồng USD (Mỹ). Trung
Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đức và Australia là top 5 nước và khu vực sử
dụng NDT trong thương mại tài chính. Kết quả này phản ánh nỗ lực và
nguyện vọng của Trung quốc nhằm biến đồng NDT thành một trong những

đồng tiền lớn trong trao đổi thương mại quốc tế.
Hiện tại, Trung Quốc mới đáp ứng được điều kiện tiên quyết đầu tiên là
quy mô sử dụng đồng NDT. Khi Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, quy mô sử dụng đồng NDT là khá lớn.
Nhưng điều đó chưa đủ, dẫn chứng về trường hợp kinh tế Mỹ năm 1913, khi
đó đã là nền kinh tế lớn nhất tế giới nhưng đồng USD vẫn chưa đủ mạnh để
đánh bật đồng Bảng Anh, để được chọn là đồng tiền thanh toán quốc tế. Kinh
tế Mỹ thời kỳ đó cũng khơng đáp ứng được hai điều kiện cịn lại là khả năng
thanh tốn và sự ổn định để có thể quốc tế hóa đồng USD. Kinh tế Trung
Quốc hiện đang trong tình thế tương tự.
2.2.1.2 Điều kiện chính trị
Các tài liệu nghiên cứu về quốc tế hóa tiền tệ thường chủ yếu đánh giá
dưới góc độ kinh tế, có xu hướng phớt lờ tầm quan trọng của nhân tố chính trị
trong vai trị là nhân tố quyết định trong quá trình này. Tuy nhiên vấn đề chính
trị chắc chắc tác động đến vị thế của đồng tiền quốc tế.
Hoạt động chính trị có thể ảnh hưởng đến q trình quốc tế hóa tiền tệ
thông qua cả hai con đường trực tiếp và gián tiếp. Trên con đường gián tiếp,
chính trị ảnh hưởng đến việc sử dụng đồng tiền quốc tế bằng cách tác động lên
các nhân tố kính tế quyết định vị thế quốc tế của đồng tiền như đã thảo luận ở
trên. Trong khi đó, thơng gia con đường trực tiếp, chính trị ngay lập tức ảnh
hưởng đến việc sử dụng tiền tệ mà không cần quan tâm đến nhân tố kinh tế
quyết định.
Trang 17
GVHD: TS. Trương Quang Thông

17


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?


Trong số các nhân tố chính trị quyết định vị thế đồng tiền quốc tế thì
quyền lực chính trị quốc tế là một nhân tố hệ thống quan trọng. Quyền lực
chính trị quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến vị thế của đồng tiền quốc tế
thông qua con đường cả trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ, thơng qua con đường
gián tiếp, quyền lực chính trị quốc tế của quốc gia phát hành đồng tiền quốc tế
được cơng nhận rộng rãi. Nếu tình hình an ninh của quốc gia phát hành bị đe
doạ nghiêm trọng thì động lực để các nước khác sử dụng đồng tiền của quốc
gia đó, đặc biệt nhằm lưu trữ giá trị sẽ giảm đáng kể. Quyền lực chính trị quốc
tế của một quốc gia cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng đổng
tiền của quốc gia đó trên phạm vi quốc tế theo ba cách khác nhau. Thứ nhất,
quyền lực chính trị quốc tế gia tăng của quốc gia phát hành sẽ nâng cao khả
năng của quốc gia đó trong việc khuyến khích các nứơc khác tích cực sử dụng
đồng tiền của mình thơng qua các biện pháp như hỗ trợ về quân sự, ngoại
giao, kinh tế và thậm chí là ép buộc. Thứ hai, quyền lực chính trị quốc tế của
quốc gia phát hành tiền cũng như khả năng đẩy mạnh việc sử dụng đồng tiền
quốc gia đó trên phạm vi quốc tế thông qua việc tăng cường quyền lực cơ cấu.
Đó là sự phụ thuộc về quân sự và kinh tế của các quốc gia khác vào quốc gia
phát hành tiền có xu hướng tạo ra các động cơ tự thân khiến các quốc gia này
muốn củng cố mối quan hệ của mình với quốc gia phát hành tiền thông qua
việc sử dụng rộng rãi đồng tiền của nó. Cuối cùng, quyền lực chính trị quốc tế
của quốc gia phát hành tiền cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử
dụng đồng tiền trên phạm vi quốc tế thông qua cơ chế quyền lực mềm.
Vấn đề chủ chốt hiện tại liên quan đến quốc tế hoá đồng NDT là mức
độ mà Trung quốc “được” và Mỹ “mất” quyền lực chính trị quốc tế. Xét về
mặt quân sự và kinh tế, quyền lực của Mỹ dường như vẫn cịn mạnh hơn
Trung Quốc. Mỹ có ưu thế quân sự vượt trội so với Trung Quốc, nhờ đó Mỹ
vẫn tiếp tục cung cấp các hỗ trợ an ninh cho các đồng minh trên thế giới thậm
chí sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Trên thực tế, chi tiêu quân sự của Mỹ
chiếm 41% chi tiêu quân sự thế giới trong năm 2011, trong khi chi tiêu Trung
Quốc đạt tổng cộng chỉ có 8%. Mỹ sở hữu khoảng 2.150 vũ khí hạt nhân hoạt

Trang 18
GVHD: TS. Trương Quang Thơng

18


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

động được, Trung Quốc chỉ có khoảng 40. Khảo sát của Trung tâm Pew năm
2011 về sự yêu thích đối với các quốc gia cũng đã làm sáng tỏ một điểm đáng
chú ý về những ảnh hưởng chính trị quốc tế của hai quốc gia đang cạnh tranh
nhau này. Các cường quốc chính ở châu Á là Nhật Bản và Ấn Độ đã bày tỏ
quan điểm ủng hộ Mỹ hơn là Trung Quốc, cho thấy thành công lớn của Mỹ
trong việc thực thi quyền lực mềm ngay cả tại các nước láng giềng của Trung
Quốc. Trong khi đó, các nước phương Tây lớn như Anh, Pháp, Đức và Tây
Ban Nha, cũng như các nước láng giềng lớn của Mỹ như Mexico và Brazil,
cũng có quan điểm tích cực đối với Mỹ hơn so với Trung Quốc, điều này cho
thấy quyền lực mềm của Trung Quốc vẫn còn khá yếu trong các khu vực có
quan hệ truyền thống gần gũi với Mỹ.
Do đó, Mỹ dường như vẫn nắm quyền lực chính trị quốc tế lớn hơn
Trung Quốc, mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong
các thập niên gần đây. Và trong bối cảnh toàn cầu, đồng đơ la có nhiều lợi thế
hơn so với đồng NDT, bởi những lực hướng tâm lớn đảm bảo tiếp tục sử dụng
đồng đơ la có thể phát huy ở cấp độ này.
2.2.2 Những rào cản
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã chủ động xây dựng và triển khai tiến
trình quốc tế hóa đồng NDT từ hai thập kỷ qua, tuy nhiên, các kết quả đạt
được cũng cịn có nhiều hạn chế. Căn cứ vào những tiêu chí đối với đồng tiền
quốc tế thì đồng NDT cịn phải đi một chặng đường dài trước khi có thể cạnh
tranh hoặc thay thế đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế.

Có thể nhận thấy một số vấn đề đã gây trở ngại cho tiến trình quốc tế hóa
đồng NDT là:
 Tiềm lực nền kinh tế Trung Quốc: Đồng tiền hoàn toàn tự do chuyển đổi
phải là đồng tiền của các nền kinh tế mạnh, phát triển ổn định, tuy nhiên, cho
tới thời điểm hiện nay, kinh tế Trung quốc chưa thể đáp ứng tiêu chí này. Dân
số Trung Quốc đứng đầu trên thế giới nhưng GDP của Trung Quốc vào thời
điểm lịch sử năm 2010 (đứng thứ hai thế giới) cũng chỉ đạt mức 5.800 tỷ
Trang 19
GVHD: TS. Trương Quang Thông

19


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

USD, không lớn hơn nhiều so với Nhật Bản (5.500 tỷ USD) và kém Mỹ
(15.000 tỷ USD) rất nhiều. Như vậy, dù kinh tế Trung Quốc đã duy trì tỷ lệ
tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm qua nhưng tỷ lệ GDP trên đầu người
của Trung Quốc vẫn chưa cao. Trung Quốc mặc dù đã vượt qua Đức về chỉ số
GDP trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, nhưng GDP của nước này chưa
chắc đã mang ý nghĩa là quốc gia này đã giàu có hay kinh tế vững mạnh. Bình
quân thu nhập cá nhân vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nền kinh tế lớn khác.
 Hàng hóa và cơng nghệ: Trên thực tế, nền kinh tế Trung Quốc mới chỉ phát
triển mạnh từ vài thập kỷ gần đây và mới chỉ đạt ở mức là “công xưởng chế
biến của thế giới”. Hàng hóa của Trung Quốc chủ yếu vẫn là các hàng hóa có
giá trị và giá trị gia tăng thấp. Những thương hiệu của Trung Quốc chưa được
đánh giá cao, chưa thể cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng lâu đời trên
thế giới. Ngược lại, những vụ bê bối về chất lượng của hàng hóa Trung Quốc
gần đây đã làm giảm uy tín đối với hàng hóa Trung Quốc và gây tác động tiêu
cực tới người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Hơn nữa, mặc dù tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mang đến những dự
đoán lạc quan trong tương lai, nhưng kinh tế của nước này vẫn bị lo sợ về sự
mất cân bằng và nguy cơ rủi ro trung hạn cao. Trong đó, sự phát triển từ từ của
bất kỳ một hay nhiều vấn đề đều có thể khiến sự tăng lên của nền kinh tế
Trung Quốc rơi vào tình trạng lỡ đà mất phanh, và đồng NDT sẽ bị đẩy vào
con đường biến động rất mạnh.
Ngoài sức mạnh kinh tế, quốc gia sở hữu tiền tệ quốc tế cịn cần phải mở
cửa và phải có nơi giao dịch tiên tiến, cung cấp cho các nhà giao dịch nước
ngoài nhiều sản phẩm tài chính kinh doanh các loại tiền tệ. Đồng thời nước
này cũng phải thi hành giám sát bảo vệ nền kinh tế vĩ mô, nhằm hạ thấp rủi ro
liên quan đến biến động tiền tệ và tỷ giá hối đoái ở mức nhỏ nhất.
So sánh thị trường vốn của các nước phát triển khác, thị trường vốn của
Trung Quốc vẫn ở giai đoạn sơ khai, hơn nữa muốn phát triển sẽ mất khoảng
10 – 20 năm nữa.

Trang 20
GVHD: TS. Trương Quang Thông

20


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

Ngoài ra, do sự giám sát đã hạn chế sự bơm vốn vào thị trường vốn trong
nước. Sự trao đổi giữa Trung Quốc với thị trường nước ngoài và mức độ mở
cửa với thế giới vẫn rất hạn chế. Các nhân tố như hiệu quả thấp, chi phí giao
dịch cao, cơ cấu quản lý giám sát yếu ớt cũng trở thành trở ngại cho việc thị
trường vốn Trung Quốc hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế.
Mặc dù đồng NDT khơng biến động mạnh mẽ, nhưng nó lại thiếu điều
kiện tiên quyết quan trọng nhất để trở thành tiền tệ quốc tế. Đó chính là “tính

có thể trao đổi hoàn toàn tự do”. Mặc dù trong năm 1994, đồng NDT trong
lĩnh vực thanh toán thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngồi đã có thể trao
đổi, nhưng cho đến nay, nó vẫn khơng thể tiến hành trao đổi thương mại tồn
bộ vốn có giá trị ở mức độ rất lớn. Mặc dù trong mấy năm tới, đồng NDT có
cơ hội phát triển thành tiền tệ khu vực, nhưng trước mắt, Trung Quốc vẫn
không đủ điều kiện để thách thức địa vị bá chủ của đồng USD.
2.3 Đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế - Lợi ích và những tác
động tiêu cực
2.3.1 Lợi ích
2.3.1.1 Đối với nền kinh tế thế giới
Không thể phủ nhận vai trị quan trọng của đồng USD trong thương mại
tồn cầu. Hàng thập kỷ nay, việc sử dụng đồng USD trong trao đổi thương mại
quốc tế đã trở thành một tập quán quốc tế. Chính phủ của nhiều nước sản xuất
dầu trên thế giới đã bắt đầu bán dầu bằng loại tiền tệ khác ngoài đồng USD, hệ
thống kinh doanh dầu bằng đồng USD kéo dài gần 4 thập kỷ chịu rủi ro
nghiêm trọng. Tổ chức quốc tế lớn như UN hay IMF không ngừng công bố
nhiều báo cáo khuyến nghị về việc giảm sử dụng đồng USD và hướng tới hệ
thống dự trữ tiền tệ toàn cầu mới.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế Trung Quốc, đồng NDT của nước này đang từng bước khẳng định vị thế
của nó trong các giao dịch kinh tế quốc tế. Việc đồng NDT đang trong xu thế
Trang 21
GVHD: TS. Trương Quang Thông

21


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

được quốc tế hóa khơng chỉ là kết quả tất yếu của nền kinh tế đang ngày càng

khẳng định được vai trị và vị thế của mình trong nền kinh tế tồn cầu, mà cịn
bắt nguồn từ chủ trương của Chính phủ Trung Quốc đang muốn quốc tế hóa
đồng nội tệ. Việc quốc tế hóa đồng NDT đang là một xu thế tất yếu.
Việc sử dụng đồng NDT trong thanh tốn quốc tế giúp giảm bớt tình
trạng phụ thuộc vào USD hay Euro, đồng thời cũng tránh được những áp lực
yêu cầu điều chỉnh tỷ giá từ phía các đối tác thương mại. Việc giao thương
thanh toán giữa các quốc gia ký các thỏa thuận sử dụng đồng NDT trong thanh
tốn dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều, các bên cũng đạt được những lợi ích
nhất định từ những thỏa thuận này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc quốc tế hóa đồng NDT là
thực tế khơng thể tránh khỏi. Với việc nắm giữ gần 3.000 tỷ USD trong dự trữ
ngoại hối, Trung Quốc đặc biệt lo ngại về giá trị của đồng USD sẽ suy giảm
do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Trong
khi đó, giới đầu tư cũng nhận ra rằng hệ thống tài chính tồn cầu đang quá coi
Mỹ là trung tâm và quá phụ thuộc vào đồng USD. Tình trạng này đã làm phát
sinh quá nhiều vấn đề trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Các nhà
phân tích dự đốn trong vài năm tới sẽ có khoảng 20%-30% kim ngạch nhập
khẩu trị giá 2.300 tỷ USD của Trung Quốc được thanh toán bằng đồng NDT,
thay vì USD, tăng mạnh so với 1% hiện nay. Nhà đầu tư nổi tiếng quốc tế Jim
Rogers mới đây còn nhận định, đồng NDT là một trong những đồng tiền an
tồn nhất thế giới. Ơng Rogers cho rằng, các nhà đầu tư toàn cầu nên tiếp tục
nắm giữ đồng tiền này, bởi đồng USD của Mỹ hiện đã trở thành một sự lựa
chọn sai lầm của các nhà đầu tư. Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc đã và sẽ
tiếp tục góp phần làm thay đổi thế giới.
Bên cạnh đó cũng khơng thể phủ nhận tình trạng dễ tổn thương của đồng
USD hiện nay. Theo cách làm truyền thống, các ngân hàng trung ương thường
dự trữ các tiền tệ nước ngồi để đảm bảo khả năng mua hàng hóa nhập khẩu.
Nhưng ngày nay, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn từ Mỹ. Các
Trang 22
GVHD: TS. Trương Quang Thông


22


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

ngân hàng trung ương còn dự trữ ngoại hối để đảm bảo khả năng thanh toán
nợ vay nước ngồi. Tuy nhiên, những khoản thanh tốn đó ngày càng chảy
nhiều vào Trung Quốc, và mặc dù các khoản cho vay của Trung Quốc phần
lớn được thực hiện bằng đồng USD, nhưng các chủ nợ lớn cuối cùng sẽ có xu
hướng muốn cho vay bằng chính đồng tiền của mình. Vấn đề càng tồi tệ với
đồng USD khi nó mất dần giá trị – thay vì tích trữ giá trị, như ý nghĩa phải có
của các đồng tiền dự trữ. So với các đồng tiền của các đối tác thương mại
chính của Mỹ, đồng USD đã mất ¼ giá trị kể từ khi hệ thống tiền tệ thả nổi
năm 1973. Trong bốn thập niên qua, nó đã mất 4/5 sức mua tính theo giỏ hàng
hóa tiêu dùng. Sự đi xuống này khiến các ngân hàng trung ương tại các nền
kinh tế mới nổi e ngại nắm giữ dự trữ bằng USD.
2.3.1.2 Đối với Trung Quốc
Những lợi ích tiềm tàng chính về mặt kinh tế mà Trung Quốc dự kiến đạt
được từ việc quốc tế hóa đồng NDT bao gồm lợi ích từ việc in tiền trên phạm
vi quốc tế; khả năng chi trả cho sự thâm hụt của cán cân thanh tốn (nếu có
phát sinh) bằng chính đồng NDT và tiếp theo là mở rộng tính linh hoạt của
kinh tế vĩ mô; giảm rủi ro của hiện tượng chênh lệch tiền tệ (currency
mismatch); lợi nhuận kinh doanh cho các tổ chức tài chính trong nước xuất
phát từ lợi thế cạnh tranh do giao dịch bằng đồng NDT; chuyển rủi ro tỷ giá
hối đối từ các cơng ty trong nước sang các đối tác nước ngoài; tăng sức mua
của người tiêu dùng trong nước bằng việc tăng giá trị của đồng NDT do khả
năng chấp nhận rộng rãi của chúng.
Hơn nữa, việc quốc tế hóa đồng NDT cũng có thể củng cố thêm quyền
lực chính trị của Trung Quốc. Về lợi ích trong nước, Trung Quốc có thể tăng

cường sự tự chủ chính sách của quốc gia khỏi ảnh hưởng của thị trường bởi
việc quốc tế hóa sẽ giúp Bắc Kinh tăng cường khả năng tránh được gánh nặng
của việc điều chỉnh tình trạng mất cân bằng thanh tốn. Quyền tự chủ của
Trung Quốc so với các quốc gia khác cũng có thể được tăng cường bởi việc sử
dụng đồng tiền của chính đất nước mình trong các hoạt động giao dịch kinh tế
Trang 23
GVHD: TS. Trương Quang Thông

23


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

quốc tế, giúp nước này bớt phụ thuộc vào ngoại tệ, qua đó giảm ảnh hưởng
của nước ngồi. Việc sử dụng đồng NDT trên tồn cầu cũng có khả năng giúp
Trung Quốc nâng cao quyền lực đối với các nước khác, gia tăng “quyền lực
cứng” nhằm ép buộc các quốc gia đang phụ thuộc vào đồng NDT trong các
hoạt động kinh tế quốc tế phải chấp nhận trao cho Trung Quốc quyền ảnh
hưởng hoặc lợi thế chính trị quan trọng.
2.3.2 Tác động tiêu cực
Việc sử dụng đồng NDT trong quan hệ thanh toán song phương cần
được chuẩn bị kỹ về nhiều mặt vì một nền kinh tế có thể lớn mạnh nhưng vai
trò của đồng tiền lại thường được thừa nhận chậm hơn nhiều và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác, không chỉ quy mô xuất khẩu hay dự trữ ngoại tệ. Đồng
NDT tuy mạnh về mặt tỷ giá nhưng hệ thống tài chính - ngân hàng của Trung
Quốc lại không ổn định và hàm chứa những nguy cơ cao, trong khi đó, chính
sách tiền tệ của Trung Quốc rất khó tiên lượng và khơng nhất qn. Do đó, sẽ
mất một thời gian dài thì đồng NDT mới có thể được xem như một đồng tiền
thanh tốn quốc tế. Đo đó, việc chấp nhận đồng NDT sẽ dẫn đến rủi ro, làm
cho nước chấp nhận đồng tiền đó phụ thuộc đơn phương vào Trung Quốc.

Nhìn vào thực trạng giao thương ASEAN - Trung Quốc, khả năng hiện
thực hóa việc thanh tốn bằng đồng NDT lại càng có vẻ xa vời. Trung Quốc là
nước xuất siêu với ASEAN trong một thời gian dài và chưa có dấu hiệu là
Trung Quốc sẽ chấp nhận trở thành một nước nhập siêu đối với ASEAN. Như
vậy, dự trữ NDT của các nước ASEAN hầu như bằng không. Ngay cả khi
Trung Quốc sẵn sàng cho các nước ASEAN vay NDT để thanh toán, nhưng
đối với các nước ASEAN, vay NDT hàm chứa rủi ro tỷ giá cao, vì đồng NDT
trong tương lai chắc chắn sẽ cao giá hơn hiện nay. Các nước vay nợ khơng
những chịu thiệt thịi về lãi suất cao mà còn chịu rủi ro tỷ giá rất lớn.

Trang 24
GVHD: TS. Trương Quang Thông

24


ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?

Chương 3:

KẾT LUẬN

Những năm gần đây, Trung Quốc đã nỗ lực thực hiện nhiều cải cách và
chiến lược để NDT trở thành một đồng tiền quốc tế, một đồng tiền dự trữ toàn
cầu. Đồng NDT hiện cũng đã vượt đồng Euro để trở thành đồng tiền được sử
dụng nhiều thứ hai, chỉ sau USD trong các giao dịch thương mại toàn cầu.
Điều này cho thấy, viễn cảnh để đồng NDT trở thành một đồng tiền quốc tế
khơng cịn xa, đặc biệt khi nền kinh tế Trung Quốc ngày một phát triển vượt
bậc. Tuy nhiên, để đưa vị thế của NDT đi xa hơn nữa vẫn là một thách thức rất
lớn. Trung Quốc cần phát triển thị trường tài chính đến mức độ có thể khiến

đồng NDT được trao đổi hồn tồn tự do. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng cần
giữ được tốc độ phát triển kinh tế bền vững, ổn định giá trị đồng NDT và tạo
nên một thị trường giao dịch tài chính lớn, tạo sức bật để đồng tiền này trở
thành một đồng tiền không thể thiếu trong các giao dịch tài chính quốc tế.
Đi cùng với sự phát triển kinh tế vượt bậc của một quốc gia là sức ảnh
hưởng ngày càng lớn của đồng tiền quốc gia đó trong giao thương quốc tế. Và
Trung Quốc đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình cũng như của
đồng NDT. Chính phủ Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong
nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT và qua đó tăng cường ảnh hưởng của mình trên
thị trường tài chính tiền tệ quốc tế. Viễn cảnh đồng NDT trở thành đồng tiền
quốc tế khơng cịn q xa vời, đồng USD cũng khơng cịn duy trì vị thế độc
tơn như trước kia. Khi đó, các quốc gia khác sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong
giao thương quốc tế, khơng cịn q lệ thuộc vào đồng USD. Các quốc gia
cũng sẽ đưa ra được các biện pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa loại
hình để tăng tính cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu, cũng như thu hút
thêm được nguồn vốn đầu tư. Là nước láng giềng, Việt Nam chắc chắn cũng
sẽ chịu ảnh hưởng khơng ít từ sự phát triển của đồng NDT. Khi đó, làm thế
nào để tận dụng những cơ hội, ưu thế cũng như hạn chế những tác động xấu

Trang 25
GVHD: TS. Trương Quang Thông

25


×