MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG i
DANH MỤC HÌNH ii
MỞ ĐẦU 1
KHÁI QUÁT CHUNG 5 CHƯƠNG 1:
1.1. Khái quát chung về đầu tư quốc tế 5
1.1.1. Khái niệm và phân loại 5
1.1.2. Môi trường đầu tư quốc tế 7
1.2. Khái quát tình hình thu hút FDI của Việt Nam và Thái Lan 8
1.2.1. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam 8
1.2.2. Tình hình thu hút FDI của Thái Lan 11
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 CHƯƠNG 2:
2.1. Khái quát chung về mô hình PEST 14
2.2. Phân tích các yếu tố trong mô hình PEST 14
2.2.1. Political: các yếu tố thể chế- luật pháp 17
2.2.2. Economic: các yếu tố Kinh tế 17
2.2.3. Social: các yếu tố văn hóa xã hội 18
2.2.4. Technological: yếu tố công nghệ 19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 CHƯƠNG 3:
3.1. So sánh môi trường đầu tư Thái Lan – Việt Nam theo mô hình PEST 21
3.1.1. Political/Chính trị: 21
3.1.1.1. Chính sách thuế, pháp luật của Việt Nam và Thái Lan 21
3.1.1.2. Cơ cấu, tổ chức Nhà nước và chính sách ngoại giao và tình hình chính
trị 24
3.1.1.3. Phương hướng thu hút FDI 27
3.1.1.4. Thủ tục hành chính 28
3.1.1.5. Mức độ bảo vệ nhà đầu tư 28
3.1.2. Economic/Kinh tế 30
3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng 30
3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế 33
3.1.2.3. Chu kỳ kinh doanh 34
3.1.2.4. Chính sách tỷ giá và chế độ tỷ giá 34
3.1.2.5. Lạm phát 36
3.1.2.6. Các yếu tố về thị trường 37
3.1.3. Social/Xã hội 38
3.1.3.1. Thu nhập bình quân đầu người 38
3.1.3.2. Tốc độ tăng dân số 39
3.1.3.3. Các chỉ số về điều kiện sống 39
3.1.4. Technological/Công nghệ 40
3.1.4.1. Chính sách đầu tư cho R&D: 40
3.1.4.2. Mức độ sử dụng Internet và điện thoại. 43
3.1.4.3. Sự đổi mới và tính sẵn sàng tiếp nhận công nghệ 44
3.2. Gợi ý chính sách cho Việt Nam 47
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý hành chính 47
3.2.2. Các chính sách ổn định nền kinh tế 48
3.2.3. Các chính sách liên quan đến xã hội 48
3.2.4. Các chính sách liên quan đến công nghệ 49
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: So sánh chính sách thuế Việt Nam và Thái Lan 21
Bảng 3.2: So sánh cơ cấu tổ chức, chính sách ngoại giao của Việt Nam – Thái Lan 24
Bảng 3.3: Các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam 29
và Thái Lan 29
Bảng 3.4: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam – Thái Lan 30
Bảng 3.5: Điều kiện tự nhiên của Việt Nam – Thái Lan 30
Bảng 3.6: Chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam – Thái Lan 33
Bảng 3.7: Chính sách tỷ giá Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2003-2012 36
Bảng 3.8: Hiệu quả của các thị trường của Việt Nam và Thái Lan 37
Bảng 3.9: Các tiêu chí về y tế, giáo dục của Việt Nam và Thái Lan 39
Bảng 3.10: Chính sách R&D của Thái Lan và Việt Nam 41
Bảng 3.11: Số bằng phát minh sáng chế của Việt Nam, Thái Lan và các khu vực trên thế
giới 42
Bảng 3.12: Tính sẵn sàng tiếp nhận công nghệ và tính tiên phong của Việt Nam – Thái
Lan 44
Bảng 3.13: Mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh Việt Nam – Thái Lan (2013-
2014) 46
ii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Môi trường đầu tư quốc tế 8
Hình 1.1: Tình hình thu hút FDI của Việt Nam và Thái Lan (1997-2012) 13
Hình 3.1: Xếp hạng Chỉ số hòa bình Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2007-2013 26
Hình 3.2: Chỉ số tham nhũng Việt Nam – Thái Lan (2007-2013) 27
Hình 3.3: Tốc độ phát triển GDP Việt Nam – Thái Lan (2007-2013) 33
Hình 3.4: Chu kỳ kinh doanh của các quốc gia trên thế giới năm 2012 34
Hình 3.5: Tỷ giá của các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khủng hoảng Châu Á
1997 35
Hình 3.6: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam – Thái Lan (2007-2012) 37
Hình 3.7: Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam – Thái Lan (2007-2012) 38
Hình 3.8: So sánh các tiêu chí ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam – Thái
Lan 45
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan
trọng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của hầu khắp các quốc gia. Chính sách thu hút
FDI là một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của mỗi
nước, mỗi vùng lãnh thổ. Thời gian qua, có thể đánh giá Việt Nam đã có những thành
công nhất định trong việc thu hút nguồn vốn FDI cho các dự án đầu tư phát triển trong
nước. Tuy nhiên, so với các quốc gia trên thế giới và các quốc gia lân cận trong khu vực
ASEAN, có thể thấy lượng vốn FDI Việt Nam thu hút được vẫn còn khiêm tốn so với bạn
bè thế giới và khu vực. Xét riêng trong khu vực ASEAN, ba nước thu hút được FDI nhiều
nhất trong những năm qua phải kể đến là Singapore, Thái Lan và Indonesia.
Trong đó, Thái Lan là một quốc gia có nhiều điểm tương đồng về các điều kiện tự
nhiên, văn hóa, con người với Việt Nam, nhưng lại có những thành tựu đáng kể trong
chính sách thu hút FDI. Vậy, Thái Lan đã đạt được những thành tựu gì trong quá trình thu
hút FDI? Bí quyết thành công của Thái Lan là gì? Môi trường đầu tư của Thái Lan và
Việt Nam có nét gì tương đồng và khác biệt? Việt Nam có thể học hỏi gì từ những bài
học của Thái Lan? Do vậy, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: “So sánh môi trường đầu tư
trực tiếp Việt Nam và Thái Lan” để tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề trong thu hút FDI của
hai nước hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Đối với vấn đề nghiên cứu về môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam, đã có
nhiều công trình trong và ngoài nước đề cập đến.
Đối với môi trường đầu tư FDI của Thái Lan, tác giả Peter Brimble đã có một
nghiên cứu chi tiết về nước này trong nghiên cứu “Foreign Direct Investment:
Performance and Attraction – The case of Thailand” (08/2002). Nghiên cứu này đã tập
trung cụ thể vào đầu tư trực tiếp FDI ở Thái Lan. Nghiên cứu tiến hành nhằm trả lời hai
2
câu hỏi: “Ảnh hưởng của việc chuyển giao công nghệ trong việc thu hút FDI?” và “Làm
sao để thúc đẩy chuyển giao công nghệ và chính sách để thu hút FDI như thế nào?”.
Nghiên cứu tiến hành xem xét tác động tổng thể của FDI, nghiên cứu môi trường vĩ mô
của Thái Lan. Từ đó, tác giả tổng hợp và rút ra các bài học kinh nghiệm của Thái Lan,
đưa ra khuyến nghị về chiến lược thu hút FDI cho các quốc gia khác.
Mashida Ishida trong nghiên cứu “Attracting FDI: Experience of East Asian
Countries” (2012) đã tìm hiểu về tình hình thu hút FDI của các quốc gia trong khối
ASEAN và Trung Quốc, từ đó rút ra kinh nghiệm của từng nước. Đầu tiên, tác giả tiến
hành tìm hiểu, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của FDI, sự khác nhau trong chính
sách thu hút FDI trước và sau những năm 80 ở trong khu vực ASEAN. Trước những năm
80, chính phủ các nước này chưa có nhiều chính sách thu hút FDI, thậm chí sự lo ngại
trước sự ảnh hưởng của hàng hóa do các công ty nước ngoài sản xuất gây sức ép khiến
chính phủ các nước này tiến hành bảo hộ cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, sau những tác
động tích cực mà FDI mang lại cho nước nhận đầu tư, các quốc gia này đã có những thay
đổi về tầm nhìn, định hướng và tiến hành bãi bỏ các hạn chế và xây dựng các chính sách
thu hút FDI phù hợp cho quốc gia mình. Nghiên cứu đã chỉ ra bài học của các nước như
Malaysia, Thái Lan, Indonesia trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, những
tác động tích cực, tiêu cực mà FDI mang lại cho các quốc gia này.
Về vấn đề chính trị của Thái Lan, tác giả Jean Dautrey đã đề cập sâu đến vấn đề
này trong nghiên cứu “Foreign Direct Investment and Thailand’s Color-coded Politics:
The Thai Paradox - Will it Endure?” Tác giả tập trung phân tích tình hình chính trị ở
Thái Lan, xem xét tác động từ những bất ổn chính trị của Thái Lan đối với kinh tế của
nước này, trong đó có ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của Thái
Lan trong bối cảnh cạnh tranh nguồn vốn gay gắt với các quốc gia khác như thế nào.
Tác giả Abdullah Kaid Al-Swidi của School of Quantitative Science, College of
Arts and Sciences, University Utara Malaysia trong nghiên cứu “Some Reflections on
Foreign Direct Investment Flows and the Viet Nam’s Economy” đã xem xét các xu
hướng, mô hình đầu tư trực tiếp FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011 trong bối
3
cảnh ASEAN. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã phân tích các thông số và đánh giá môi
trường kinh doanh ở Việt Nam, đưa các chính sách thu hút FDI tương lai.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu này đã có một số nghiên cứu như:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Huy Hoàng “Nghiên cứu môi trường FDI ở Thái Lan và
gợi ý chính sách cho Việt Nam”, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế Luận
văn ThS ngành: KTTG & QHKTQT; Mã số: 60 31 07 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.
TS. Nguyễn Xuân Thiên. Tác giả tiến hành nghiên cứu môi trường đầu tư của Thái Lan
từ năm 2000-2012 và khái quát ra những điểm mạnh, yếu của môi trường đầu tư ở Thái
Lan. Môi trường đầu tư ở Thái Lan được phân tích theo các yếu tố về chính trị, hành
chính, kinh tế, pháp lý, cơ sở hạ tầng và công nghệ. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng
ở mức dựa trên việc phân tích các yếu tố về mặt chính trị, luật pháp, kinh tế để đưa ra các
gợi ý chính sách cho Việt Nam, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thống
kê, phân tích và so sánh chứ chưa khái quát theo một mô hình phân tích cụ thể và rõ ràng.
Nhìn chung đã có nhiều nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của
các nước ASEAN trong đó có Thái Lan và Việt Nam. Điều đó chứng tỏ tình hình thu hút
FDI cũng như chính sách thu hút ở các nước Đông Nam Á hiện nay đang là vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, xét về mặt phương pháp, các nghiên cứu này
chưa đưa ra một mô hình cụ thể và chưa có sự so sánh chi tiết môi trường đầu tư của Thái
Lan và Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích PEST để phân tích
một cách có hệ thống về môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam, từ đó tổng kết sự
giống và khác nhau về môi trường đầu tư của hai nước quốc gia cùng thuộc ASEAN và
có nhiều nét tương đồng này.
3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nhằm trả lời câu hỏi: “Môi trường đầu tư của Việt Nam và
Thái Lan có gì giống và khác nhau”.
Sau khi xem xét và phân tích môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam, nghiên
cứu sẽ xem xét cơ hội của Việt Nam trong việc phát huy các lợi thế mà mình có để thu
4
hút đầu tư vào trong nước và trả lời cho câu hỏi “Việt Nam có thể thu hút được FDI của
các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư ở Thái Lan vào Việt Nam không?”
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm các nội dung chính:
Chương 1: Khái quát chung: chương này đề cập đến các khái niệm chung nhất
về đầu tư quốc tế, đầu tư trực tiếp quốc tế và các hình thức của nó, môi trường đầu tư
quốc tế và đề cập đến thực trạng thu hút FDI của Thái Lan và Việt Nam.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: chương này đề cập đến phương pháp được
đề tài sử dụng để phân tích môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam là mô hình
PEST.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu: dựa trên mô hình PEST, chương này xây dựng
hệ thống các chỉ sổ để phân tích cụ thể các yếu tố trong mô hình, đưa ra các nhận định và
so sánh về môi trường đầu tư của hai nước Thái Lan - Việt Nam.
5
KHÁI QUÁT CHUNG CHƯƠNG 1:
1.1. Khái quát chung về đầu tư quốc tế
1.1.1. Khái niệm và phân loại
“Đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai…
vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu
lợi nhuận” (Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam lý luận và thực
tiễn, tr18). Trong đó, người bỏ tài sản được gọi là nhà đầu tư/chủ đầu tư. Chủ đầu tư có
thể là cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước.
Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di
chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư
nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Về bản chất, đầu tư quốc tế là hình thức xuất
nhập khẩu vốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ đặc trưng của
đầu tư nói chung song có một số điểm khác biệt: chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài,
các yếu tố đầu tư được di chuyển qua biên giới, vốn đầu tư được tính bằng ngoại tệ.
Có hai hình thức chính được biết đến nhiều nhất là đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư
gián tiếp (FPI).
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau: Đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản
đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong
phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các
cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công
ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Theo mục đích nghiên cứu thì đầu tư trực tiếp nước ngoài có hai hình thức chính là
đầu tư theo chiều dọc (VI – Vertical Investerments) và đầu tư theo chiều ngang (HI –
6
Horizental Investerments). Hình thức đầu tư theo chiều ngang phù hợp với các chủ đầu
tư có lợi thế cạnh tranh về công nghệ, kỹ thuật quản lý… trong sản xuất một sản phẩm
nào đó. Mục đích của hình thức này là mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài với
cùng loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài. Trong khi đó, đầu tư theo chiều
dọc là hình thức đầu tư nhằm mục đích khai thác các nguồn nguyên liệu tự nhiên và các
yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đai… khi đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư chú ý khai
thác lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu sản xuất ra một sản phẩm
trong phân công lao động quốc tế. Do vậy, các sản phẩm thường được hoàn thiện qua các
khâu lắp ráp ở nước nhận đầu tư.
Theo chiến lược đầu tư thì đầu tư trực tiếp nước ngoài có hai hình thức chính:
- GI (Green Investerments - đầu tư mới): là việc một công ty đầu tư để xây dựng
một cơ sở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua
lại những cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Như tên gọi đã thể hiện, hãng đầu tư
thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy sản xuất, chi nhánh marketing,
hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình. Đây chính là những gì
mà hãng Ford đã làm, ví dụ như thành lập một nhà máy rất lớn ở bên ngoài Valencia, Tây
Ban Nha.
- Mua lại và sáp nhập (M&A): Mua lại (acquisitions) là việc đầu tư hay mua trực
tiếp một công ty đang hoạt động hay cơ sở sản xuất kinh doanh. Sáp nhập (merge) là một
dạng đặc biệt của mua lại mà trong đó hai công ty sẽ cùng góp vốn chung để thành lập
một công ty mới và lớn hơn. Sáp nhập là hình thức phổ biến hơn giữa các công ty có
cùng quy mô bởi vì họ có khả năng hợp nhất các hoạt động của mình trên cơ sở cân bằng
tương đối. Giống như liên doanh, sáp nhập có thể tạo ra rất nhiều kết quả tích cực, bao
gồm sự học hỏi và chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác với nhau, tăng tính lợi ích kinh tế
của quy mô, giảm chi phí bằng cách loại bỏ những hoạt động thừa, các chủng loại sản
phẩm, dịch vụ bán hàng rộng hơn và sức mạnh thị trường lớn hơn. Sự sáp nhập qua biên
giới cũng đối mặt với nhiều thách thức do những sự khác biệt về văn hóa, chính sách
7
cạnh tranh, giá trị doanh nghiệp và phương thức hoạt động giữa các quốc gia. Sự thành
công đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, lập kế hoạch và những cam kết trước chắc chắn
Theo tính chất chủ sở hữu thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được chia ra các hình
thức: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác
kinh doanh, hợp đồng BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao), công ty cổ phần có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty mẹ - con, M&A, chi nhánh công ty nước ngoài.
Ngoài các hình thức trên, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tham gia các hình
thức thâm nhập thị trường không nắm vốn chủ sở hữu như: nhượng quyền (Franchising),
cấp phép (Licensing), thuê ngoài (Outsourcing).
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI - Foreign Portfolio
Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài
sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham
gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp như trong hình thức đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện qua nhiều hình thức
như: Quỹ vốn đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư cổ phần quốc tế, biên lai người gửi của Mỹ
hoặc quốc tế, trái khoán chuyển đổi hoặc có đảm bảo bằng cổ phiếu.
1.1.2. Môi trường đầu tư quốc tế
Môi trường đầu tư quốc tế được cấu thành bởi môi trường đầu tư nước ngoài (nước
nhận đầu tư), môi trường kinh doanh (nước đầu tư), môi trường quốc tế.
Môi trường kinh doanh ở
nước đầu tư (yếu tố đẩy)
Môi trường kinh doanh
nước ngoài (yếu tố kéo)
Môi trường quốc tế (dung môi)
Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài
Dòng lợi nhuận chuyển về
8
Nguồn: Phùng Xuân Nhạ, Giáo trình Đầu tư quốc tế
Hình 1.1: Môi trường đầu tư quốc tế
Với các nhà đầu tư hay lãnh đạo cấp vĩ mô thì việc lựa chọn một môi trường đầu tư
rất quan trọng, vì lẽ đó mà họ phải nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng rất nhiều môi trường, để
qua đó có thể lựa chọn được cho mình môi trường đầu tư nào là tốt nhất.
Môi trường đầu tư tốt là môi trường có khả năng mang lại lợi nhuận cao và giảm
thiểu rủi ro cho nhà đầu tư (có thể thông qua phương pháp cho điểm để lựa chọn môi
trường đầu tư).
Để môi trường đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận cao, thì nhà đầu tư thường
xem xét các yếu tố: khả năng khai thác thông tin về môi trường đầu tư (tính minh bạch);
thủ tục và chi phí hành chính có liên quan đến giấy phép và triển khai dự án đầu tư; cơ sở
hạ tầng và các chi phí dịch vụ liên quan; tình hình tham nhũng; sự hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi của nước đầu tư; ảnh hưởng của thuế đến hoạt động kinh doanh; những điều
kiện để được miễn giảm thuế; chất lượng nguồn nhân lực và chi phí lương.
Việc nghiên cứu môi trường đầu tư phải phản ánh được các khía cạnh khác nhau
của môi trường gồm: chính trị - xã hội, môi trường văn hóa, môi trường pháp lý và hành
chính, môi trường kinh tế, môi trường lao động, môi trường quốc tế.
1.2. Khái quát tình hình thu hút FDI của Việt Nam và Thái Lan
Theo báo cáo của Cơ quan Liên hợp quốc về đầu tư và thương mại (UNCTAD,
2012) cho biết năm 2012 có khoảng 1.300 tỷ USD vốn FDI được luân chuyển trên toàn
cầu và dự báo năm 2013 đạt khoảng 1.400 tỷ USD và 1.600 tỷ USD trong năm 2014.
Điều đó cho thấy rõ sự phát triển ngày càng mạnh của nguồn vốn FDI và vai trò của nó
trong quá trình đầu tư của các nước trên thế giới. Trong những năm qua, các nước đang
phát triển coi thu hút FDI là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu trong phát triển
kinh tế.
1.2.1. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam
9
Ở Việt Nam, trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn
nhỏ. Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên,
con số FDI đăng kí đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh vào năm 1996 với tổng số vốn đăng
kí lên đến 8,6 tỷ đô la mỹ. Có sự tăng mạnh mẽ của FDI là do trong thời kì đổi mới, Việt
Nam thực sự là một thị trường tiềm năng với lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công
rẻ… Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hơn một thập kỷ qua có thể được nhìn nhận qua 2
giai đoạn với hai xu hướng phát triển khác biệt với mốc là năm 1996. Giai đoạn trước
năm 1996, đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục gia tăng cả về số dự án và vốn đầu tư, đạt
mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD về tổng số vốn đăng ký vào năm 1996. Trong giai đoạn này tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng
50%/năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng đáng kể từ mức 37 dự án với tổng số vốn
đầu tư đăng ký 342 triệu USD năm 1998 lên 326 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký
8640 triệu USD năm 1996.
Kể từ năm 1997 đến nay và đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền
tệ khu vực, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm. Trong giai
đoạn 1997 - 2000, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm trung bình khoảng 24%/năm.
Việt Nam đã trải qua một thời gian tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm
1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999. Cuộc khủng hoảng đó đã gây nên sự lo ngại về
sự bất ổn của thị trường châu Á, do đó đã làm cho thị trường châu Á trở nên kém hấp dẫn
hơn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm đáng kể từ mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,6
tỷ USD năm 1996 xuống còn 1,9 tỷ USD năm 2000. Ngoài ra giai đoạn này còn có một
xu hướng khác rất đáng lo ngại đó là số dự án và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn nhiều
so với giai đoạn trước.
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987 tới tháng 8 năm 2001,
Việt Nam đã cấp giấy phép cho 3628 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đạt khoảng
46,5 tỷ USD (kể cả tăng vốn cho các dự án đã cấp giấy phép đầu tư). Trong đó đã có 33
dự án hết hạn với tổng vốn đầu tư 0,3 tỷ USD và 703 dự án giải thể với tổng số vốn
khoảng 9 tỷ USD. Khoảng một nửa tổng số vốn đầu tư được cấp trong giai đoạn 1996 -
10
2000 với 164 dự án được cấp phép có tổng số vốn đầu tư đạt 20,7 tỷ USD và trên 300 dự
án tăng vốn 300 tỷ USD. Trong số các dự án đầu tư được cấp giấy phép, tính đến cuối
tháng 8 năm 2001 đã thực hiện được khoảng 21 tỷ USD, chiếm 45% tổng số vốn của các
dự án. Tính riêng thời kỳ 1996 - 2000 vốn đầu tư thực hiện đạt 12,8 tỷ USD tăng 80% so
với thời kỳ 1991 - 1995. Luồng vốn đầu tư nước ngoài thuần túy chiếm khoảng 60%
GDP. Trong thập kỷ qua, đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc đưa vốn
và công nghệ vào Việt Nam. Đồng thời nó cũng có tác động tích cực trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế.
Phần lớn số vốn đầu tư nước ngoài đến từ các nước châu Á. Trong đầu tư nước
ngoài của Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Malaixia và Thái Lan
chiếm khoảng 60% về vốn đăng ký và 63% về vốn thực hiện. Phần còn lại là vốn đầu tư
của các nước châu Âu (khoảng 20%), châu Mỹ (khoảng 13%) và châu Đại Dương
(khoảng 3%). Các nước công nghiệp như Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản thường đầu tư vào
các ngành như dầu khí, ô tô, bưu chính viễn thông. Ngược lại, các nhà đầu tư từ các nước
công nghiệp mới ở Đông Á và ASEAN thường tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ,
chế biến thực phẩm và xây dựng khách sạn.
Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả vốn đăng ký và vốn thực hiện) vào
nước ta đã giảm đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực mà lớn nhất
là từ các nước châu Á như: Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Malaixia, Thái
Lan và Đài Loan – đây là những nước chiếm tỉ trọng lớn về đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam. Tổng số vốn đầu tư giải thể giai đoạn 1997 - 2000 khoảng 5,26 tỷ USD so với 2,69
tỷ USD của 8 năm trước đó cộng lại. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, vốn đầu tư trực tiếp của
Đài Loan và Nhật Bản đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Bù vào sự giảm sút về vốn đầu tư
trực tiếp của các nước châu Á, những năm qua các nước châu Âu như: Anh, Hà Lan, Liên
bang Nga đã tăng vốn đầu tư trực tiếp ở Việt Nam.
Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành như ngành công nghiệp chế
tạo, dầu khí, xây dựng khách sạn, văn phòng và nhà cho thuê, phát triển cơ sở hạ tầng.
Tính đến hết năm 2000, tổng số vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt khoảng 20 tỉ USD,
11
trong đó ngành công nghiệp đạt gần 11 tỷ USD (chiếm 54,8% tổng số vốn thực hiện),
ngành xây dựng đạt 2,1 tỷ USD (chiếm 10,7%), ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt
1,3 tỷ USD (chiếm 6,5%) và ngành dịch vụ đạt 5,6 tỷ USD (chiếm 28%). Các ngành có tỷ
lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký đạt trên 50% như: tài chính - ngân hàng, nông - lâm
nghiệp, dầu khí, công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến. Các ngành khác có tỷ lệ vốn
thực hiện đạt từ 30- 40% .
Giai đoạn 2000-2007: Nhìn chung, trong giai đoạn này lượng FDI vào Việt Nam
tăng mạnh và đạt kỉ lục vào năm 2007 với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 21,3 tỷ USD, vốn
thực hiện đạt 8,03 tỷ USD. Năm 2006 cả nước có 797 dự án được cấp giấy phép với tổng
vốn đầu đăng ký hơn 7,6 tỷ USD, tăng 60,8% về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kì năm
trước. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 9,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy
mô bình quân của năm 2005 (4,6 triệu USD/dự án). Xuất hiện hàng loạt các dự án có quy
mô đầu tư lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư công ty thép 1,126 tỷ USD, công ty
TNHH Intel Products Việt Nam: 1 tỷ USD; công ty công ty TNHH thép Tycoon Steel
VN : 556 triệu USD; … Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư lớn đang đặc biệt quan tâm
đến Việt Nam. Cũng trong năm 2006 có 439 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất
với tổng vốn hơn 2,1 tỷ USD tăng 18,9 % về vốn so với cùng kỳ năm trước. Tuy số lượt
dự án thấp hơn so với năm 2005, nhưng số vốn tăng thêm nhiều hơn, chứng tỏ số dự án
tăng vốn lớn cao hơn so với năm 2005. Năm 2006, vốn FDI thực hiện đạt 4,1 tỷ USD
tăng 24,2% so với năm 2005.
Trong 5 năm này từ 2008 - 2012, Việt Nam đã thu hút được các dự án lớn, sử dụng
công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Cụ thể: vốn thực
hiện: đạt 10 tỷ USD, vượt 25% năm 2007 (8 tỷ USD), lao động: 16 vạn người, tăng 6,7%
so với 2007, nộp ngân sách nhà nước; 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007.
1.2.2. Tình hình thu hút FDI của Thái Lan
Đối với Thái Lan, trước những năm 80, quy mô thu hút FDI còn nhỏ, mang tính
mở đầu sơ khai. Giữa những năm đầu của thập niên 1980, dòng vốn FDI vào Thái Lan
12
tăng trưởng mạnh hơn thời kỳ đầu, tuy nhiên vẫn ở quy mô nhỏ và biến động cũng khá
lớn do bất ổn định về kinh tế, chính trị trong nước và trên thế giới.
Kể từ sau năm 1987, dòng vốn FDI vào Thái Lan bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ,
do sự tăng lên của chi phí lao động và sự tăng giá của đồng tiền Nhật Bản và các nền kinh
tế công nghiệp mới ở châu Á. FDI vào Thái Lan bắt đầu giảm sau năm 1990 do một loạt
sự điều chỉnh cơ sở sản xuất của các công ty Nhật Bản và các nước công nghiệp mới
cũng như sự thiếu hụt về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Xu hướng FDI đã bị ảnh
hưởng bởi chu kỳ kinh doanh của các công ty Nhật.
Giai đoạn 1997 - 2000, Sau khi đồng Baht được thả nổi và cuộc khủng hoảng tài
chính, tiền tệ nổ ra năm 1997, dòng vốn FDI vào Thái Lan đã tăng lên đáng kể. Với việc
đồng Baht bị mất giá tới 38% đã làm tăng sức mua của nhà đầu tư nước ngoài và khuyến
khích việc mua lại. Và từ năm 2001 - 2010, việc thu hút FDI của Thái Lan bắt đầu tăng
nhanh. Tuy nhiên, tình hình này bị chững lại vào những năm 2008, 2009 do ảnh hưởng
của khủng hoàng tài chính thế giới và bắt đầu khôi phục từ năm 2010. Theo số liệu ngân
hàng trung ương Thái Lan, năm 2012, Thái Lan đã thu hút được hơn 550 tỷ Baht vốn
FDI, tương đương 18 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục về lượng vốn FDI mà nước này đạt
được từ trước đến nay. Cao hơn rất nhiều so với con số 8.5 tỷ USD năm 2011 tức là năm
2012 vốn FDI đã tăng 116% so với năm trước đó.
Năm 2012, đã có thêm 336 công ty nước ngoài được phép đầu tư vào Thái Lan.
Các công ty này đã tạo ra thêm được 9000 lao động Thái và tăng 168% so với cùng kỳ
năm 2011. Xét về giá trị đầu tư cũng tăng lên 55% so với cùng kỳ của năm trước.
Trong ba quý của năm 2013, BOI (Ủy ban đầu tư Thái Lan) đã cấp phép cho 351
dự án của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với giá trị lên tới hơn 19 tỷ Baht. Tổng số vốn
FDI thu hút trong ba quý đầu năm 2013 đạt 757 tỷ Baht. Dịch vụ và tiện ích công cộng
vẫn là những ngành công nghiệp có giá trị đầu tư cao nhất trong năm 2013, sau đó là sắt
thép, máy móc, thiết bị vận tải. Nhật Bản vẫn là nước có đầu tư lớn nhất đầu tư vào Thái
Lan.
13
Đơn vị: tỷ USD (Nguồn: Worldbank)
Hình 1.1: Tình hình thu hút FDI của Việt Nam và Thái Lan (1997-2012)
Có thể thấy, mức độ thu hút FDI của Thái Lan luôn cao hơn so với Việt Nam trong
những năm qua. Tuy có những năm bị sụt giảm nhưng Thái Lan nhanh chóng lấy lại
phong độ và trở thành một điểm sáng đầu tư ở ASEAN theo nhận định của các chuyên
gia kinh tế.
0
2
4
6
8
10
12
1997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012
Thái Lan
Việt Nam
14
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2:
Để phân tích và so sánh sự giống và khác nhau trong môi trường đầu tư của Thái
Lan và Việt Nam, nghiên cứu đã sử dụng mô hình PEST.
2.1. Khái quát chung về mô hình PEST
Mô hình PEST nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô.
Các yếu tố đó là: Political (Thể chế - Luật pháp); Economics (Kinh tế); Sociocultrural
(Văn hóa - Xã Hội); Technological (Công nghệ).
P (Political): thể chế, luật pháp. Đối với yếu tố này, người sử dụng mô hình cần
phân tích các nhân tố như loại hình chính phủ, mức độ ổn định chính trị, pháp luật về việc
làm, môi trường và pháp luật bảo về người tiêu dùng, chính sách thuế, thương mại và
kiểm soát thuế quan, mức độ tham nhũng,…
E (Economic): kinh tế. Với nhân tố về kinh tế, người sử dụng mô hình cần xác
định được chu kỳ kinh doanh, các chỉ số về tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá hối đoái và
chính sách tỷ giá,…
S (Social): văn hóa, xã hội. Đối với yếu tố này, trong mô hình cần phân tích về tốc
độ gia tăng dân số, phong cách sống, văn hóa, sức khỏe, giáo dục, tôn giáo…
T (Technology): công nghệ. Yếu tố này đề cập đến mức độ ảnh hưởng của công
nghệ mới nổi, vai trò của Internet và tốc độ phát triển của nó, chi phí cho các hoạt động
nghiên cứu và phát triển, ảnh hưởng của chuyển giao công nghệ,…
Ngày nay, mô hình PEST đã được phát triển mở rộng thành mô hình PESTLE và
STEEPLED với việc phân tích sâu thêm hai yếu tố L (legal): luật pháp, E (Environment):
môi trường, E (Ethics): đạo đức và D (Demographic): nhân khẩu học. Với nghiên cứu về
môi trường đầu tư Thái Lan, Việt Nam, nhóm thực hiện chỉ phân tích bốn yếu tố P, E, S,
T tức là sử dụng mô hình PEST truyền thống.
2.2. Phân tích các yếu tố trong mô hình PEST
Các nhân tố được phân tích trong mô hình gồm có các nhân tố như sau:
15
Political/Thể chế - luật pháp
Economic/Kinh tế
- Environmental regulations
- Tax Policies/ Chính sách thuế
- International trade regulations/ chính sách thương mại
quốc tế
- Contract enforcement laws/ mức độ thực hiện hợp đồng
- Employment laws/ luật lao động
- Government organization, attitude/Thể chế, chính sách
đối ngoại
- Competition regulation/ Quy định về cạnh tranh
- Political stability/ổn định chính trị
- Investor protection/ bảo vệ nhà đầu tư
- Economic growth/tăng trưởng kinh tế
- Interest rates and monetary policies/lãi suất và chính
sách tiền tệ
- Government spending/chi tiêu chính phủ
- Unemployment policy/chính sách thất nghiệp
- Taxation/mức thuế ưu đãi cho nhà đầu tư
- Exchange rates/tỷ giá hối đoái
- Inflation rates/tỷ lệ lạm phát
- Stage of the business cycle/ chu kỳ kinh tế
- Investor confidence/niềm tin của nhà đầu tư
- Infrastructure/ Cơ sở hạ tầng
- Natural Condition/Điều kiện tự nhiên
- Market size/Quy mô thị trường
Social/Văn hóa - xã hội
Technological/Công nghệ
- Income distribution/Phân phối thu nhập
- Demongraphics population growth/tốc độ tăng dân số
- Labor/social mobility/Labor market Efficiency/ hiệu
quả thị trường lao động
- Lifestyle changes/ phong cách sống
- R&D expenditure (% of GDP)/Chi phí cho R&D,
chính sách cho R&D
- Industry focus on technology/ ngành công nghiệp tập
trung cho công nghệ
- New inventions and development/ sáng tạo mới và
16
- Work/career attitudes, entrepreneurial spirit
- Education/Giáo dục
- Fashion, trends/ thời trang, xu hướng
- Health consciousness, welfare/sức khỏe
- Living conditionals/điều kiện sống
phát triển
- Rate of technology transfer/ tỷ lệ chuyển giao công
nghệ
- Life cycle of technologies/Chu kỳ công nghệ
- Energy use and costs/Năng lượng và chi phí
- (Changes in) IT usage/ sự thay đổi trong sử dụng
công nghệ
- (Changes in) Internet usage/ sự thay đổi trong sử
dụng Internet
- Mức độ thâm nhập bằng Internet (Internet
penetration)
- Số thuê bao (Changes in) Mobile Technology
- Innovation/Tính tiên phong
- Technological readiness/Mức độ sẵn sàng tiếp nhận
công nghệ
17
2.2.1. Political: các yếu tố thể chế- luật pháp
Yếu tố về thể chế và luật pháp là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành
kinh doanh trên một lãnh thổ. Các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả
năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành
chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu
vực đó.
Đề cập đến thể chế và luật pháp có thể xem xét các yếu tố sau:
Sự bình ổn: sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể
chế luật pháp là yếu tố quan trọng khi đánh giá môi trường đầu tư của một quốc gia.
Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh
doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt
động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế
thu nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống
độc quyền, chống bán phá giá
Chính sách vĩ mô: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh
nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp: chính sách thương
mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh
tranh, bảo vệ người tiêu dùng
2.2.2. Economic: các yếu tố Kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và
sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ dựa trên
yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi
giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù
hợp cho riêng mình.
18
Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát, tỷ giá.
Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược
phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảm thuế, trợ
cấp
Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ
suất GDP trên vốn đầu tư
Trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi nền kinh tế Anh
đang ở trong tình trạng khủng hoảng và các doanh nghiệp lại tạo ra một cuộc chiến về
giá cả, họ cắt giảm chi phí từ lao động, tăng gấp đôi chi phí quảng cáo kích thích tiêu
dùng. Tuy nhiên, họ đã mắc phải sai lầm vì đã tác động xấu đến tâm lý người tiêu
dùng, trong khi nguồn thu nhập bị giảm sút, không ai sẽ đầu tư vào các hàng hóa thứ
cấp xa xỉ như thiết bị an ninh.
2.2.3. Social: các yếu tố văn hóa xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội
đặc trưng, và những yếu tố này là một phần tạo nên đặc trưng của người tiêu dùng tại
các khu vực đó.
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã
hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế, các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ
hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Tuy vậy, không thể phủ
nhận rằng những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia. Sự giao
thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các
ngành.
Ngay tại Việt Nam, gần đây có một sự giao thoa mạnh với nền văn hóa Hàn
Quốc. Xu hướng thời trang Hàn Quốc, phương tiện đi lại Hàn Quốc, các hình thức giải
trí Hàn Quốc tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc đang lan rộng trong đời
sống nhất là giới trẻ.
19
Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan
tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm
khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau: tuổi thọ
trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống; thu nhập trung bình, phân
phối thu nhập; lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống; điều kiện
sống.
2.2.4. Technological: yếu tố công nghệ
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công
nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30
năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức
năng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập. Trước đây, chúng ta sử dụng
các máy ảnh chụp bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào sản xuất phim cho máy
ảnh. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã
giúp rút ngắn các khoảng cách về địa lý, phương tiện truyền tải.
Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D (nghiên cứu và phát
triển): Trong thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã khiến các nước trên thế
giới phải thán phục với bước nhảy vọt về kinh tế trong đó chủ yếu là nhân tố con người
và công nghệ mới. Hiện nay, Nhật vẫn là một nước có đầu tư vào nghiên cứu trên GDP
lớn nhất thế giới. Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu
đưa ra các công nghệ mới, vật liệu mới sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế.
Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: nếu trước đây các hãng
sản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thì hiện nay
tốc độ này chỉ mất khoảng 2-4 năm. Xuất phát từ các máy tính Pen II, Pen III, chưa đầy
10 năm hiện nay tốc độ bộ vi xử lý đã tăng với chip set thông dụng hiện nay là Core
Dual tốc độ 2.8 GB/s. Một bộ máy tính mới tinh chỉ sau nửa năm đã trở nên lạc hậu với
công nghệ và các phần mềm ứng dụng.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh
nghiệp phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành.
20
Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.
Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá
trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so
sánh, phân công lao động của khu vực và của thế giới.
Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ
bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý,
khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh
nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi.
Phân tích PEST tuy đơn giản nhưng quan trọng và là công cụ được sử dụng rộng
rãi giúp chúng ta hiểu được toàn cảnh bức tranh lớn đề cập đến những vấn đề về môi
trường như Chính trị, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội và Công nghệ.
21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3:
3.1. So sánh môi trường đầu tư Thái Lan – Việt Nam theo mô hình PEST
Dựa trên mô hình PEST, nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh theo các tiêu chí
của mô hình về môi trường đầu giữa Việt Nam và Thái Lan như sau:
3.1.1. Political/Chính trị:
3.1.1.1. Chính sách thuế, pháp luật của Việt Nam và Thái Lan
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái hiện nay, Việt Nam vẫn giữ được vị trí hấp
dẫn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quốc Hội Việt Nam cũng
mới có một số sửa đổi, bổ sung trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp (hiệu lực từ
1/1/2014) có nhiều quy định tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.
Bảng 3.1: So sánh chính sách thuế Việt Nam và Thái Lan
Việt Nam
Thái Lan
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
20% áp dụng trong 10 năm từ khi dự án
bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh cho
các doanh nghiệp khu công nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ và các dự án
đươc quy định trong luật.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
15% áp dụng trong 12 năm kể từ khi dự
án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh
cho những dự án thuộc danh mục dự án
khuyến khích đầu tư, hoặc đầu tư vào các
địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn, các doanh nghiệp dịch vụ trong khu
chế xuất, doanh nghiệp khu công nghiệp
xuất khẩu trẽn 50% hoặc dự án chuyển
giao không bồi hoàn tài sản cho nhà nước
- Thái Lan có cơ quan chuyên trách về ưu
đãi đầu tư là Cục Đầu tư Thái Lan (BOI)
chuyên xem xét ưu đãi cho từng dự án và
phân loại dự án đầu tư theo tác động của
dự án đó đến nền kinh tế cả nước, chứ
không phải chỉ một vùng miền nào đó.
- Việc ưu đãi đầu tư được phân thành 2
nhóm: nhóm A (các lĩnh vực được hưởng
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp) và
nhóm B (các lĩnh vực không được hưởng
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng
có thể được hưởng các ưu đãi khác).
- Nhóm A bao gồm các danh mục A1 (các
dự án có tầm quan trọng lớn đối với quốc
gia, trung tâm R&D, thúc đẩy khả năng
cạnh tranh quốc gia), A2 (các dự án sử